Kinh doanh vật liệu xây dựng được đánh giá là lĩnh vực mang lại lợi nhuận cao hiện nay. Nếu bạn đang có ý tưởng kinh doanh vật liệu xây dựng ở nông thôn thì đừng bỏ qua kinh nghiệm hữu ích dưới đây nhé!
I. Mở cửa hàng vật liệu xây dựng ở nông thôn cần những gì?
Kinh doanh cửa hàng vật liệu xây dựng ở nông thôn cần phải chuẩn bị những gì? Vốn, thủ tục thành lập doanh nghiệp, lựa chọn nhóm hàng kinh doanh,...
1.1. Mở cửa hàng VLXD ở nông thôn cần bao nhiêu vốn?
Muốn mở cửa hàng kinh doanh bất kỳ sản phẩm/dịch vụ nào thì điều quan trọng là bạn đã chuẩn bị được một số vốn nhất định, phù hợp với quy mô mà bạn muốn mở cửa hàng.
Kinh doanh vật liệu xây dựng hiện nay rất đa dạng với nhiều loại mặt hàng khác nhau như sắt, thép, nhôm, tôn,... phục vụ cho nhiều công trình xây dựng. Do đó, để có thể mở được một cửa hàng kinh doanh đa dạng vật liệu xây dựng thì bạn cần phải chuẩn bị số vốn lên đến hàng trăm triệu đồng. Đối với cửa hàng có quy mô lớn thì có thể lên đến cả tỷ đồng.
Dưới đây là một số chi phí nhất định để mở cửa hàng kinh doanh vật liệu xây dựng ở nông thôn:
-
Chi phí thuê mặt bằng: Nếu nhà bạn đã có sẵn mặt bằng thì có thể tận dụng mở cửa hàng luôn. Nếu không chi phí thuê mặt bằng ở nông thôn sẽ dao động từ 7 - 10 triệu đồng/tháng.
-
Chi phí mua các trang thiết bị cần thiết như giá kệ,...
-
Đối với các mặt hàng VLXD cồng kềnh, kích thước lớn thì bạn nên cân nhắc mua một xe bán tải chuyên dụng để giao chở hàng.
-
Chi phí nhập hàng
-
Chi phí đầu tư marketing, mua phần mềm quản lý bán hàng,...
Mở cửa hàng vật liệu xây dựng ở nông thôn cần bao nhiêu vốn?
1.2. Kinh doanh vật liệu xây dựng gồm những gì?
Trên thị trường hiện nay bán đa dạng rất nhiều sản phẩm vật liệu xây dựng, có thể chia thành những nhóm sau:
-
Kim loại: Đây là vật liệu chính trong xây dựng hiện nay, bao gồm sắt thép, inox, nhôm, đồng,... dùng để tạo khung cho những công trình hoặc bao phủ bề mặt, ví dụ như mái tôn, thép làm cột, dầm,...
-
Sỏi, cát, đá: Đây là những vật liệu xây dựng quan trọng có đặc tính bền, chắc chắn mà không thể thay thế được.
-
Gỗ, tre, nứa: Có nguồn gốc từ thiên nhiên, dùng để sử dụng trong các công trình làm giàn giáo công tác, hoặc làm trần nhà trong phòng,...
-
Gạch, ngói: Các vật liệu này dùng để xây tường, lợp mái, lát nền, lát tường trong các ngôi nhà,...
-
Xi măng: Là chất kết dính mạnh, bằng cách kết hợp với sỏi đá, sắt thép,... với mục đích tạo thành bê tông cốt thép giúp cho những công trình trở nên chắc chắn hơn.
Kinh doanh vật liệu xây dựng ở nông thôn cần những gì?
1.3. Thủ tục thành lập công ty kinh doanh vật liệu xây dựng
Các bước thành lập công ty kinh doanh vật liệu xây dựng:
-
Bước đầu tiên là hoàn tất thủ tục xin giấy cấp phép đăng ký kinh doanh tại Sở kế hoạch và đầu tư.
-
Tiếp đó là đăng ký mẫu dấu cho doanh nghiệp của mình và thông báo mẫu dấu lên cổng thông tin quốc gia và công bố thành lập doanh nghiệp.
-
Hoàn tất các thủ tục ban đầu về thuế tại chi cục thuế.
-
Tạo một tài khoản ngân hàng và thông báo tài khoản ngân hàng lên Sở kế hoạch đầu tư.
-
Khi đã hoàn thành những thủ tục trên thì bạn nên thông báo chữ ký và số khai thuế qua mang.
-
Nộp tiền thuế môn bài thông qua tài khoản ngân hàng và chữ ký số.
-
Bước cuối cùng là hoàn tất thủ tục đặt in và phát hành hóa đơn GTGT.
Thủ tục thành lập công ty kinh doanh vật liệu xây dựng
>> Tham khảo thêm: Quy trình quản lý cửa hàng vật liệu xây dựng chuẩn nhất
II. Kinh nghiệm mở cửa hàng vật liệu xây dựng
Nếu bạn đang có ý định mở cửa hàng kinh doanh vật liệu xây dựng thì những thông tin POS365 cung cấp dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho việc kinh doanh của bạn trở nên thuận lợi, hiệu quả hơn!
2.1. Tìm hiểu nhu cầu thị trường
Bắt đầu mở cửa hàng kinh doanh vật liệu xây dựng thì việc đầu tiên bạn phải tìm hiểu kỹ thị trường khu vực mà bạn sẽ kinh doanh. Bạn cần phải nắm bắt rõ được khu vực đó có những đối thủ nào, cách họ hoạt động kinh doanh ra sao, sản phẩm họ bán đáp ứng những đối tượng nào,... thì mới có thể xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp.
Kinh nghiệm kinh doanh vật liệu xây dựng ở nông thôn
2.2. Xác định nhóm mặt hàng VLXD kinh doanh
Việc xác định nhóm mặt hàng vật liệu xây dựng kinh doanh rất quan trọng, việc của bạn là phải xác định được nhóm khách hàng mục tiêu mà bạn hướng đến để lựa chọn mặt hàng bán sao cho phù hợp. Nhóm nguyên vật liệu khi mới thi công công trình bao gồm cát, gạch, đá, xi măng, sắt, thép,... cho đến khi công trình hoàn thiện thì cần tôn, sơn, gạch ốp,... Bên cạnh đó còn còn nhóm mặt hàng đồ nội - ngoại thất, đồ trang trí.
Mở cửa hàng kinh doanh vật liệu xây dựng ở nông thôn không nên bán quá nhiều nhóm sản phẩm. Bởi vốn đầu tư bỏ ra khá nhiều, và thu hồi vốn chậm; rủi ro cao vì nhu cầu thị trường ở nông thôn cũng sẽ thấp hơn so với thị trường thành phố lớn.
Xác định nhóm mặt hàng VLXD kinh doanh
2.3. Lựa chọn đơn vị cung cấp VLXD
Thị trường kinh doanh vật liệu xây dựng rất sôi nổi, đi kèm với điều này là có rất nhiều đơn vị cung cấp đa dạng nhiều loại sản phẩm khác nhau. Chính vì vậy, các chủ kinh doanh cần phải tìm hiểu kỹ để lựa chọn được đơn vị cung cấp sản phẩm chất lượng, uy tín và có giá thành phù hợp. Dưới đây là một số gợi ý nguồn hàng uy tín mà bạn có thể cân nhắc nhập hàng:
-
Nhập hàng trực tiếp từ các công ty: Nếu bạn kinh doanh mô hình nhỏ thì bạn có thể làm đại lý của các công ty lớn và sẽ phải chịu ràng buộc trực tiếp từ phía công ty đó. Các công ty sẽ đưa ra giá bán lẻ, chiết khấu hoa hồng cho các đại lý. Do đó, khi kinh doanh vật liệu xây dựng, các cửa hàng sẽ phải phụ thuộc vào việc mua nhiều hay ít, thanh toán chậm hay nhanh, bán cho nhà thầu hay các tư nhân,...
-
Nhập hàng qua các tổng đại lý khu vực: Ưu điểm của việc nhập nguồn hàng này là giá bán lẻ sản phẩm đều được niêm yết rõ ràng. Tất cả thông tin sản phẩm về kỹ thuật, nguồn gốc, xuất xứ, hướng dẫn lắp đặt, cách sử dụng, bảo trì đều được cung cấp công khai có kèm theo ghi chú.
-
Nhập hàng từ nước ngoài: Nếu bạn có điều kiện tài chính thì nên cân nhắc nhập hàng từ nước ngoài để đáp ứng được nhu cầu đa dạng cho nhiều nhóm đối tượng khách hàng khác nhau. Bạn cũng nên tìm hiểu kỹ nhu cầu của khách hàng trước khi nhập hàng ngoại, tránh gặp phải tình trạng nhập quá nhiều, bị tồn kho hàng hóa gây ảnh hưởng đến tài chính.
Lựa chọn đơn vị cung cấp vật liệu xây dựng uy tín
2.4. Định giá bán vật liệu xây dựng phù hợp
Giá từng mặt hàng, sản phẩm vật liệu xây dựng hiện nay sẽ thay đổi theo nhu cầu sử dụng và cũng có sự khác nhau giữa các công ty sản xuất vật liệu xây dựng. Do đó, các chủ kinh doanh cần phải cập nhật thường xuyên mức giá trung bình trên thị trường để đưa ra giá bán phù hợp nhất. Khách hàng thường có thói quen là sẽ tham khảo giá trước khi mua nên chỉ cần chênh giá cao hơn một chút so với mặt bằng là bạn sẽ dễ bị mất khách.
Định giá bán vật liệu xây dựng phù hợp
>> Đọc thêm: Kinh nghiệm kinh doanh cửa hàng vật liệu xây dựng thành công
2.5. Marketing và quảng bá cửa hàng VLXD
Marketing là yếu tố quan trọng đem lại doanh số cao cho cửa hàng của bạn. Chủ kinh doanh cần phải hoạch định ra kế hoạch ngắn hạn hay dài hạn để tiếp cận khách hàng một cách tốt nhất. Bạn có thể tham khảo những cách thức marketing sau:
-
Phát tờ rơi, treo banner khuyến mãi để khách hàng đi qua có thể nhìn thấy. Khi phát tờ rơi có thể kết hợp kèm các voucher giảm giá để thu hút khách hàng; Chính sách bảo hành, hậu mãi,...
-
Xây dựng các chương trình tích điểm cho khách hàng, cách này sẽ gia tăng khả năng quay lại của khách.
-
Marketing online bằng cách chạy quảng cáo Facebook (Meta), đăng bài vào các nhóm bán vật liệu xây dựng để thu hút sự chú ý của khách hàng.
2.6. Quản lý cửa hàng VLXD bằng phần mềm bán hàng
Phần mềm POS365 là công cụ hỗ trợ quản lý cửa hàng vật liệu xây dựng hiệu quả bao gồm: Quản lý kho, quản lý nhân sự, dịch vụ khách hàng sau bán hàng. Việc này sẽ giúp người quản lý có thể theo dõi, kiểm soát, thay đổi hoạt động kinh doanh một cách nhanh chóng và chính xác mọi lúc mọi nơi chỉ qua một báo cáo.
Quản lý cửa hàng VLXD bằng phần mềm bán hàng POS365
Quản lý cửa hàng vật liệu xây dựng bằng phần mềm POS365 với những tính năng nổi bật:
-
Giao diện phần mềm thân thiện, dễ sử dụng đối với người mới sử dụng.
-
Lưu trữ thông tin khách hàng trên nền tảng điện toán đám mây.
-
Khi tiến hành giao dịch với nhà cung cấp, phần mềm tích hợp in phiếu nhập - xuất hàng.
-
Phần mềm quản lý cửa hàng vật liệu xây dựng POS365 sử dụng cả online và Offline, kể cả khi mất mạng. Mọi dữ liệu đều được lưu trữ đồng bộ trên hệ thống POS365.
-
Tính tiền nhanh chóng, chính xác.
-
Thanh toán không cần tiền mặt.
-
Kết nối với nhiều thiết bị bán hàng như máy in hóa đơn, ngăn kéo đựng tiền,...
-
Chủ quản lý có thể xem báo cáo mọi lúc mọi nơi mà không cần có mặt trực tiếp tại cửa hàng.
-
Tương thích trên nhiều thiết bị như: Điện thoại, máy tính, ipad, máy pos bán hàng,...
Trên đây là tổng hợp kinh nghiệm kinh doanh vật liệu xây dựng ở nông thôn 2024 để các chủ kinh doanh tham khảo. Hy vọng đây là những thông tin hữu ích giúp cho việc kinh doanh trở nên thuận lợi, hiệu quả hơn!
>> Tìm hiểu thêm: Top 15 phần mềm quản lý vật liệu xây dựng tốt nhất 2024