Mở cửa hàng thuốc bảo vệ thực vật cần thủ tục gì? Bí kíp kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật hiệu quả và thành công nhất hiện nay là gì? Câu trả lời sẽ được bật mí ngay dưới đây, cùng tìm hiểu nhé!
I. Tiềm năng của mô hình kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật
Mở đại lý thuốc bảo vệ thực vật tuy không phải là mô hình kinh doanh mới hiện nay nhưng vẫn đem đến những cơ hội mới cho nhà đầu tư và đem lại nguồn siêu lợi nhuận. Hơn nữa, tính cạnh tranh trong lĩnh vực này không quá gay gắt nhằm đem đến những lợi thế nhất định.
Tiềm năng của mô hình kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật
Với mô hình mở cửa hàng thuốc bảo vệ thực vật này, phù hợp với khu vực nông thôn hơn thành thị. Bởi đặc điểm về ngành nghề, nhu cầu sử dụng. Do đó, nếu bạn có ý định kinh doanh mô hình thuốc bảo vệ thực vật ở nông thôn thì đừng bỏ qua những thông tin hữu ích mà POS365 tổng hợp trong bài viết này nhé.
II. Mở đại lý thuốc bảo vệ thực vật cần chuẩn bị những gì?
Muốn mở cửa hàng bán thuốc bảo vệ thực vật cần chuẩn bị những gì? Nghiên cứu nhu cầu thị trường là một trong những công việc quan trọng mà bạn cần thực hiện khi kinh doanh lĩnh vực này.
2.1. Chuẩn bị vốn
Trong bất kỳ lĩnh vực kinh doanh nào thì việc chuẩn bị vốn kinh doanh là một trong những yêu cầu đầu tiên mà bạn cần chuẩn bị khi kinh doanh. Việc chuẩn bị nguồn vốn chính là cách để bạn xác định nhu cầu và quy mô kinh doanh của cửa hàng.
Chuẩn bị vốn
Chuẩn bị nguồn vốn không chỉ giúp chủ kinh doanh đo lường hiệu quả kinh doanh, kiểm soát nguồn thu - chi một cách chính xác mà còn có kế hoạch xoay vòng vốn hiệu quả, phù hợp với tình hình kinh doanh. Tránh tình trạng khó khăn về tài chính, thậm chí phải ngừng hoạt động kinh doanh.
2.2. Nghiên cứu nhu cầu thị trường
Xác định nhu cầu và xu hướng thị trường khi mở cửa hàng thuốc bảo vệ thực vật chính là cách đảm bảo cung cấp đúng sản phẩm mà thị trường cần. Việc nghiên cứu thị trường cần được thực hiện một cách nghiêm túc, chuẩn xác và khai thác đúng đối tượng khách hàng mục tiêu.
Nghiên cứu nhu cầu thị trường
Việc nghiên cứu thị trường có thể được tiến hành bằng những câu hỏi như:
-
Đối tượng khách hàng mục tiêu mà bạn hướng đến là ai?
-
Địa điểm mở cửa hàng có nhiều người dân làm nông nghiệp không?
-
Khả năng cạnh tranh với các đối thủ khác như thế nào?
-
Đâu là những sản phẩm kinh doanh chủ đạo?
-
Mức giá cả như thế nào là phù hợp?
-
….
2.3. Xác định sản phẩm kinh doanh
Khi mở đại lý thuốc bảo vệ thực vật cần xác định chính xác những sản phẩm inh doanh. Bởi hiện nay trên thị trường có nhiều mặt hàng đến từ những thương hiệu và nhà sản xuất khác nhau. Do đó, để đảm bảo việc kinh doanh được thuận lợi, thu hút nhiều khách hàng thì bạn cần xác định những mặt hàng kinh doanh chất lượng, phù hợp với nhu cầu của nông dân.
Xác định sản phẩm kinh doanh
2.4. Thủ tục mở cửa hàng thuốc bảo vệ thực vật
Muốn mở cửa hàng bán thuốc bảo vệ thực vật thì cá nhân hay tổ chức cần chuẩn bị hồ sơ và hoàn thiện thủ tục đăng ký kinh doanh để bắt đầu kinh doanh. Cụ thể, những giấy tờ mà bạn cần chuẩn bị như sau:
-
Xin chứng chỉ hành nghề buôn bán bảo vệ thực vật
-
Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật
Sau đó gửi hồ sơ đến Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật. Trong thời gian 03 ngày nếu hồ sơ chưa hợp lệ sẽ nhận được yêu cầu bổ sung.
>> Đọc thêm: Kinh nghiệm mở cửa hàng vật tư nông nghiệp thành công
III. Mở cửa hàng thuốc bảo vệ thực vật cần bao nhiêu vốn?
Mở cửa hàng bán thuốc bảo vệ thực vật cần bao nhiêu chi phí? Tùy thuộc vào quy mô cửa hàng cũng như nhu cầu kinh doanh mà mức chi phí này sẽ khác nhau. Dưới đây là những chi phí cụ thể mà bạn có thể theo dõi:
3.1. Chi phí cần thiết
Đây là khoản chi quan trọng không thể thiếu trong bất kỳ mô hình kinh doanh nào. Để vận hành kinh doanh thì chủ đầu tư cần chuẩn bị những chi phí cần thiết, cụ thể như sau:
Chi phí cần thiết
-
Chi phí thuê mặt bằng kinh doanh: Đây là khoản chi cần thiết đầu tiên, tùy thuộc vào khu vực và diện tích thuê mà mức chi phí sẽ khác nhau. Dao động từ 8 - 15 triệu đồng.
-
Chi phí sửa chữa cửa hàng: Có thể bạn phải sửa chữa lại cửa hàng để phù hợp hơn với mô hình kinh doanh cũng như bắt mắt, thu hút khách hàng. Chi phí này khoảng 5 - 15 triệu đồng.
-
Chi phí nhập hàng: Tùy thuộc vào đại lý kinh doanh lớn hay nhỏ mà mức chi phí này sẽ khác nhau. Nhìn chung, sẽ dao động từ 20 - 40 triệu đông.
-
Chi phí mua sắm trang thiết bị: Những kệ trưng bày hay tủ kính, thiết bị máy móc phục vụ cho việc kinh doanh. Chi phí này dao động từ 5 - 8 triệu đồng.
-
Chi phí thuê nhân viên: Với cửa hàng kinh doanh quy mô lớn thì có thể thuê từ 1 - 2 nhân viên, với mức lương từ 6 - 8 triệu đồng.
3.2. Chi phí khác
Ngoài những chi phí cần thiết kể trên thì những chi phí khác cần kể đến khi mở cửa hàng thuốc bảo vệ thực vật như: chi phí sửa chữa thiết bị, máy móc, chi phí bù lỗ do giao hàng nhầm…. Để đảm bảo sự chủ động trong việc giải quyết những rủi ro có thể xảy ra thì chủ cửa hàng nên dự phòng quỹ từ 5 - 10% tổng vốn đầu tư.
>> Bạn đang quan tâm: Những điều cần biết nếu muốn mở cửa hàng phân bón thành công
IV. Bí quyết mở cửa hàng bán thuốc bảo vệ thực vật đông khách
Chính sách giao hàng tận nơi là một trong những bí kíp mở đại lý thuốc bảo vệ thực vật hiệu quả, được nhiều chủ cửa hàng áp dụng. Cùng tìm hiểu thêm những bí quyết kinh doanh thành công khác được chúng tôi tổng hợp ngay dưới đây nhé:
4.1. Tìm kiếm mặt bằng kinh doanh
Nếu bạn chưa có sẵn mặt bằng kinh doanh thì nên tìm kiếm thuê địa điểm kinh doanh và lựa chọn vị trí phù hợp để thuận tiện cho việc kinh doanh.
Tìm kiếm mặt bằng kinh doanh
Với cửa hàng kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật thì bạn nên lựa chọn những địa điểm kinh doanh có giao thông thuận tiện, khu vực đông đúc dân cư, gần khu canh tác trồng lúa, cây hoa màu, nông sản… để nâng cao khả năng tiếp cận cũng như thu hút khách hàng tiềm năng.
4.2. Đầu tư kiến thức về cách chăm sóc thực vật
Khi mở cửa hàng thuốc bảo vệ thực vật thì bạn cần phải đầu tư kiến thức cũng như tham gia khóa đào tạo để nhận chứng chỉ hành nghề theo quy định. Nếu bạn không đáp ứng được điều kiện này thì cơ sở kinh doanh không được phép hoạt động.
Đầu tư kiến thức về cách chăm sóc thực vật
Vì vậy, khi có ý định sở hữu cửa hàng kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật thì hãy đăng ký tham gia những lớp đào tạo kiến thức và kinh nghiệm nuôi trồng, chữa trị bệnh thực vật để đảm bảo việc kinh doanh được thuận lợi cũng như đạt hiệu quả trong kinh doanh.
4.3. Lựa chọn nhà phân phối chính hãng
Thuốc bảo vệ thực vật là một trong những mặt hàng kinh doanh đặc thù cũng như nhiều mặt hàng trôi nổi trên thị trường hiện nay. Để đảm bảo chất lượng nguồn hàng đầu vào bạn nên lựa chọn nhà cung cấp uy tín và có thương hiệu.
Lựa chọn nhà phân phối chính hãng
Ngoài ra, nên tìm hiểu về nhu cầu và xu hướng sử dụng của người tiêu dùng để nhập hàng những mặt hàng phù hợp. Từ đó có những kế hoạch nhập hàng và kinh doanh hiệu quả hơn.
4.4. Chính sách chăm sóc khách hàng phù hợp
Kinh nghiệm mở cửa hàng thuốc bảo vệ thực vật hiệu quả nhất hiện nay được nhiều chủ kinh doanh áp dụng đó là thực hiện những chính sách chăm sóc khách hàng phù hợp.
Hầu hết, khách hàng sử dụng những thuốc bảo vệ thực vật là những người nông dân. Do đó, bên cạnh yếu tố về chất lượng sản phẩm, tư vấn đúng, đủ thì việc chú trọng chăm sóc khách hàng chính là cách để thu hút và giữ chân khách hàng trung thành.
Chính sách chăm sóc khách hàng phù hợp
Những chính sách chăm sóc khách hàng dành cho khách hàng thân thiết có thể là những chương trình ưu đãi, hay những chính sách bán hàng đặc biệt như: cung cấp các dịch vụ thăm khám bệnh cho cây trồng miễn phí….
>> Xây dựng quy trình chăm sóc khách hàng sau bán hàng chuẩn: https://www.pos365.vn/quy-trinh-cham-soc-khach-hang-sau-ban-hang-6353.html
4.5. Chính sách giao hàng tận nơi
Ngoài chính sách chăm sóc khách hàng chu đáo, chuyên nghiệp thì những chính sách giao hàng tận nơi, tư vấn online cũng là một trong những bí quyết kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật hiệu quả được nhiều người áp dụng trong thời đại công nghệ số hiện nay.
Chính sách giao hàng tận nơi
Chủ cửa hàng nên thiết lập Fanpage bán hàng trên Facebook và đăng bài thường xuyên để thu hút và tạo tương tác ổn định cho Fanpage cũng như sẵn sàng tư vấn online cho khách hàng và tạo đơn ship tận nơi cho khách hàng. Đặc biệt trong bối cảnh phát triển bùng nổ của mạng xã hội như hiện nay là đây là giải pháp kinh doanh chất lượng và hiệu quả.
4.6. Sử dụng phần mềm quản lý cửa hàng khoa học
Một trong những đặc thù của cửa hàng bán thuốc bảo vệ thực vật đó là sự đa dạng về sản phẩm cũng như nhà sản xuất hay thương hiệu. Việc quản lý truyền thống như ghi chép sổ sách dễ dẫn đến tình trạng sai sót, nhầm lẫn, thất thoát hàng hóa và doanh thu.
Sử dụng phần mềm quản lý bán vật tư nông nghiệp POS365
Để khắc phục tình trạng này, bạn nên sử dụng phần mềm quản lý bán vật tư nông nghiệp POS365. Phần mềm quản lý POS365 tự hào là công cụ quản lý hàng đầu Việt Nam, với hơn 90.000 khách hàng trên khắp cả nước tin tưởng và sử dụng. Với những tính năng ưu việt, giúp việc quản lý cửa hàng bán thuốc bảo vệ thực vật đạt hiệu quả:
-
Mọi thông tin về sản phẩm được lưu trữ dễ dàng và không giới hạn nhờ sử dụng công nghệ điện toán đám mây.
-
Quản lý kho và tồn kho hàng hóa. Kiểm kho nhanh chóng, chi tiết từng mã hàng, vị trí lưu kho và cảnh báo hàng hóa sắp hết hạn sử dụng.
-
Quản lý công nợ, quỹ thu - chi chính xác tại cửa hàng.
-
Lưu trữ thông tin khách hàng, thiết lập các chương trình ưu đãi dành cho khách hàng thân thiết.
-
Báo cáo phân tích và thống kê doanh thu chi tiết theo thời gian thực.
-
Phân quyền và quản lý thông tin nhân viên.
-
Hỗ trợ quản lý từ xa, ngay cả khi không có mặt tại cửa hàng.
Hy vọng rằng với những thông tin hữu ích và kinh nghiệm mở cửa hàng thuốc bảo vệ thực vật mà chúng tôi tổng hợp trong bài viết này sẽ giúp bạn có cho mình những bí quyết kinh doanh hiệu quả và thành công. Chúc bạn may mắn!
>> Xem ngay: Các cửa hàng vật tư nông nghiệp chất lượng nhất hiện nay