Ngay nay có rất nhiều người nhận ra tiềm năng của kinh doanh nhà thuốc, nhưng tuy nhiên do chưa có nhiều kinh nghiệm và kỹ năng cũng như các kiến thức chuyên môn nên kết quả kinh doanh không cao thậm chí dẫn đến thua lỗ. Nhằm giúp bạn có các cách quản lý nhà thuốc một cách tốt nhất, bạn cần chú ý đến một số yếu tố sau. Cùng bài viết trên tìm hiểu về các quản lý mà bạn nên biết.
I. Những khó khăn trong quản lý nhà thuốc
Quản lý nhà thuốc là một công việc rất phức tạp và đòi hỏi sự chú ý và tinh tế để có thể hoạt động hiệu quả. Dưới đây là một số khó khăn thường gặp trong cách quản lý nhà thuốc:
Những khó khăn trong quản lý nhà thuốc
-
Quản lý hàng tồn kho: Người chủ cần quản lý chặt chẽ để đảm bảo rằng nhà thuốc luôn cung cấp đủ thuốc cho khách hàng mà không bị lỗi hạn sử dụng.
-
Quản lý đơn hàng: Việc xử lý đơn hàng cũng rất quan trọng để đảm bảo rằng khách hàng nhận được đúng sản phẩm vào thời gian đúng.
-
Quản lý bán hàng: Điều này đòi hỏi nhân viên bán hàng phải có kiến thức về các sản phẩm và khả năng giao tiếp tốt để giải đáp các thắc mắc của khách hàng.
-
Quản lý thu chi: Quá trình quản lý thu chi rất quan trọng để đảm bảo rằng nhà thuốc không bị lỗ và có thể đầu tư và phát triển.
-
Quản lý khách hàng: Điều này đòi hỏi phải có sự quan tâm và chăm sóc khách hàng để tạo ra một mối quan hệ lâu dài và đáng tin cậy.
-
Quản lý lệnh nhập hàng: Nhà thuốc phải đảm bảo rằng các lệnh nhập hàng được thực hiện đúng cách và không bị thiếu sót.
-
Quản lý giá cả: Nhà thuốc cần phải định giá các sản phẩm một cách hợp lý để thu hút khách hàng và đảm bảo lợi nhuận.
>> Xem thêm: Kinh nghiệm kinh doanh nhà thuốc cho người mới bắt đầu
II. Cách quản lý nhà thuốc hiệu quả nhất
Kinh doanh nhà thuốc có những đặc thù riêng, do đó vấn đề quản lý cũng không hề đơn giản, những người quản lý phải có những kế hoạch và chi tiết cho những công việc khác nhau. Đồng thời sẽ có những giải pháp dành cho các nhà thuốc là sử dụng phần mềm trong hoạt động quản lý. Sau đây sẽ là một số cách và kinh nghiệm và cách quản lý nhà thuốc mà bạn nên biết.
2.1 Tìm được nguồn cung cấp thuốc chất lượng
Một số nguồn cung cấp thuốc phổ biến hiện nay có thể kể đến như: các công ty dược phẩm, chợ thuốc tây giá sỉ,... Người quản lý cần cẩn trọng trong việc mua thuốc ở các chợ bán sỉ thuốc vì tại đây rất dễ bị trộn các loại thuốc giả và thuốc kém chất lượng hoặc các loại thuốc hết hạn.
Tìm được nguồn cung cấp thuốc chất lượng
Do đó bạn nên đặt tiêu chí chất lượng thuốc lên hàng đầu vì uy tín lâu dài của nhà thuốc. Trong quá trình lấy hàng, chủ tiệm thuốc cần tìm hiểu kỹ giá cả cũng như phần trăm chiết khấu đối với các công ty dược phẩm hay các đại lý bán thuốc giá sỉ để có cách quản lý nhà thuốc hiệu quả nhất. Cách quản lý thuốc tại nhà thuốc là một trong những yếu tố hàng đầu để việc kinh doanh nhà thuốc trở nên có hiệu quả nhất.
2.2 Lựa chọn chiến lược cạnh tranh
Để có thể xây dựng chiến lược cạnh tranh hoàn hảo và phù hợp nhất, chủ các hiệu thuốc cần nắm bắt được nhu cầu của thị trường. Tùy thuộc vào một phân khúc khách hàng, bạn có thể điều chỉnh cung cách phục vụ cũng như tư vấn các loại thuốc sao cho phù hợp. Bên cạnh đó, các chủ hiệu thuốc cũng có thể khảo sát giá cả và các kỹ năng quản trị của các đối thủ cạnh tranh từ đó cân nhắc và lựa chọn nên đi theo hướng lấy giá cả hay chất lượng dịch vụ để thu hút khách hàng.
Không chỉ thế các chủ hiệu thuốc lớn nên chủ động hợp tác với các chung cư, trường học doanh nghiệp xung quanh khu vực đó để quảng cáo và tổ chức các sự kiện là một hình thức marketing tuyệt vời. Chẳng hạn như bạn có thể lên kế hoạch kết hợp với một phòng khám nào đó tổ chức 1 buổi khám sức khỏe tại trường học.
>> Xem thêm: Lập kế hoạch kinh doanh nhà thuốc online chi tiết từ A - Z
2.3 Tuyển dụng và đào tạo nhân sự chất lượng
Nhân sự luôn đóng vai trò quan trọng đối với bất cứ tổ chức hay doanh nghiệp nào do đáo quá trình tuyển chọn, đào tạo nhân sự luôn được quan tâm hàng đầu. Nếu muốn nhà thuốc của bạn được vận hành hiệu quả, người quản lý cần đặt ra một số tiêu chí cụ thể cho một nhân viên như:
-
Kiến thức chuyên môn về bán hàng cũng như dược phẩm
-
Kinh nghiệm giao tiếp
-
Thái độ của nhân viên luôn sẵn sàng học hỏi, cầu tiến và trung trực, nhanh nhẹn.
Để có thể có nhân viên làm việc một cách tốt nhất, bạn cần trang bị cho mình quá trình đào tạo đặc biệt với các nhân viên tại nhà thuốc của bạn. Bạn cần làm theo quy trình sau:
Tuyển dụng và đào tạo nhân sự chất lượng
2.3.1 Bước 1: Thay đổi nhận thức cho nhân viên
Giai đoạn này chủ hiệu thuốc nên tập trung vào nhóm kỹ năng, kiến thức mà nhân viên cần trau dồi:
-
Về kỹ năng bán hàng: Truyền đạt kỹ năng tư vấn, trình bày cũng như am hiểu sản phẩm và thị trường.
-
Định hướng đúng đắn thái độ của nhân viên khi giao tiếp với khách hàng.
-
Đào tạo một số kỹ năng khác chẳng hạn như: Khả năng thuyết phục, kỹ năng đàm phán, kỹ năng từ chối khách hàng,...
2.3.2 Bước 2: Đào tạo thông qua thực tế
Đào tạo qua thực tế sẽ tập trung vào vấn đề thực hành cũng như cải thiện điểm mạnh và điểm yếu của nhân viên:
-
Để nhân viên độc lập trong quá trình bán hàng và tư vấn cho khách hàng.
-
Theo dõi cũng như hỗ trợ nhân viên khi họ cần.
-
Thông qua các hoạt động giao tiếp với khách hàng, người quản lý cần nhắc nhở những kiến thức và kỹ năng cần khắc phục.
2.3.3 Bước 3: Đo lường và đánh giá hiệu quả
Việc đánh giá này sẽ dựa trên một số tiêu chí sau:
-
Số lượng khách hàng đến với hiệu thuốc ngày càng tăng
-
Doanh thu và lợi nhuận của mỗi đơn hàng
-
Các khách hàng có hài lòng về chất lượng dịch vụ không.
2.4 Dùng mạng xã hội để chăm sóc khách hàng
Một cách quản lý nhà thuốc hiệu quả là bạn cần phải liên tục cải tiến chất lượng phục vụ để tạo ra những giá trị cho khách hàng. Đặc biệt, khách hàng khi tìm đến với bạn đều là những người đang giữ trong mình rất nhiều vấn đề khác nhau về thể chất lẫn tinh thần. Quá trình nâng cao chất lượng và mang đến sự hài lòng và thoải mái đồng thời cũng giúp khách hàng cảm thấy an tâm hơn.
Xu hướng kinh doanh nhà thuốc hiện nay là cạnh tranh trên cả phương diện mạng xã hội. Vậy nên người mua sẽ thường dành một khoảng thời gian để nghiên cứu các sản phẩm trước khi mua thông qua mạng xã hội.
Vậy nên chủ cửa hàng hoàn toàn có thể tạo một fanpage cho cửa hàng và mở một góc hỏi đáp trên đó để khách hàng có thể đăng những câu hỏi và thắc mắc về sức khỏe của mình. Qua đó bạn hoàn toàn có thể lựa chọn cũng như hướng dẫn những sản phẩm phù hợp nhất tạo ấn tượng tốt cho khách hàng.
2.5 Sử dụng phần mềm quản lý hiệu quả
Để hạn chế tối đa những sai lầm thì chủ cửa hàng cũng cần giúp nhân viên tránh được một số sai lầm phổ biến bằng cách sử dụng phần mềm quản lý nhà thuốc giúp bạn dễ dàng theo dõi các cách quản lý nhà thuốc hiệu quả.
Sử dụng phần mềm quản lý hiệu quả
-
Với tính năng quản lý phân quyền, bạn có thể quản lý được mọi thao tác bán hàng và thanh toán của nhân viên cũng như kiểm soát bảo mật tất cả các thông tin hàng hóa một cách chặt chẽ. Việc này còn giúp hiệu suất công việc của từng người được tăng cao đồng thời quản lý công việc hiệu quả.
-
Phần mềm còn theo dõi tất cả các hoạt động kinh tế phát sinh có liên quan đến nhân viên thông qua các báo cáo theo thời gian cụ thể (theo ngày, theo tuần, tháng, năm). Bên cạnh đó bạn có thể dễ dàng quản lý cũng như theo dõi và đánh giá công việc của một nhân viên bao gồm theo dõi chấm công và tính lương.
-
Mọi tác nghiệp của nhân viên cũng như các số liệu sẽ được cập trên phần mềm, giúp xây dựng cách quản lý nhà thuốc dễ dàng từ đó nâng cao được ý thức và trách nhiệm của nhân viên và giải quyết các vấn đề phát sinh sau bán.
Phần mềm quản lý nhà thuốc có thể giúp bạn quản lý và tối ưu hoá hoạt động của nhà thuốc, giảm thiểu các sai sót trong quản lý và tăng hiệu quả kinh doanh.
>> Xem thêm: 8 Phần mềm quản lý bán hàng nhà thuốc tốt nhất hiện nay
III. Những lưu ý quan trọng khi quản lý nhà thuốc
Cách quản lý nhà thuốc muốn hiệu quả, tránh được những vấn đề, rắc rối xảy ra cần chú ý đến những vấn đề sau:
Những lưu ý quan trọng khi quản lý nhà thuốc
-
Theo dõi và quản lý hàng tồn kho: Kiểm tra và cập nhật số lượng hàng tồn kho thường xuyên, đảm bảo đủ hàng để phục vụ khách hàng và tránh tình trạng lỗ hàng hoặc thừa hàng.
-
Quản lý hạn sử dụng: Theo dõi ngày hết hạn của thuốc và loại bỏ các sản phẩm hết hạn, tránh bán nhầm thuốc hết hạn cho khách hàng.
-
Quản lý đơn hàng và giao nhận: Theo dõi các đơn hàng của khách hàng và đảm bảo giao hàng đúng địa chỉ và đúng thời gian đã cam kết.
-
Quản lý nhân viên: Tuyển dụng và đào tạo nhân viên để đảm bảo chất lượng dịch vụ và nâng cao hiệu suất làm việc.
-
Quản lý tài chính: Theo dõi và quản lý tài chính nhà thuốc, đảm bảo chi phí hoạt động được kiểm soát và lợi nhuận được tối đa hóa.
-
Tạo mối quan hệ tốt với khách hàng: Tạo mối quan hệ tốt với khách hàng tiềm năng bằng cách cung cấp các sản phẩm chất lượng, giá cả hợp lý và dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt.
-
Duy trì và nâng cao chất lượng sản phẩm: Đảm bảo các sản phẩm bán ra đều là hàng chính hãng và đạt tiêu chuẩn chất lượng, giúp tăng độ tin cậy của khách hàng đối với nhà thuốc.
Chúng tôi gợi ý bạn bên lựa chọn phần mềm quản lý bán hàng POS365 để có thể tạo cho hiệu thuốc của mình nhiều cơ hội phát triển và dễ dàng đạt được doanh thu và lợi nhuận mong muốn.
Trên đây là những cách quản lý nhà thuốc vô cùng hiệu quả, giúp chủ hiệu thuốc có thể hạn chế tối đa những rắc rối không đáng có trong quá trình hoạt động và kinh doanh.