Câu chuyện kinh doanh

Chiến lược kinh doanh nhà thuốc sẽ giúp cho chủ cửa hàng dược phẩm bắt nhịp được các chiến lược mới, thu hút khách hàng cũng như tăng doanh thu hàng ngày. Từ trước đến nay, bất kỳ bạn mở bán cái gì đều cần phải xây dựng kế hoạch cụ thể và chi tiết. Nếu không chắc chắn bạn sẽ phá sản trong thời gian ngắn.

Xây dựng chiến lược kinh doanh nhà thuốc chuẩn xác nhất

Trong nội dung dưới đây, POS365 sẽ giúp bạn tìm hiểu các bước xây dựng chiến lược kinh doanh trong lĩnh vực dược phẩm. Hãy cùng xem ngay!

I. Xác định mục tiêu kinh doanh

Mục tiêu kinh doanh là chủ đề mà mọi mô hình đều phải quan tâm khi cung cấp sản phẩm hay dịch vụ cho người tiêu dùng trên thị trường. Mọi thứ đều phải đảm bảo yếu tố cung ứng với giá cả hợp lý.

Xác định mục tiêu kinh doanh

Xác định mục tiêu kinh doanh

Bên cạnh đó, tích cực đào tạo nghiệp vụ tư vấn, kiến thức dược phẩm để bán hàng, hướng dẫn người tiêu dùng sử dụng thuốc đúng. Cùng với đó triển khai các mục tiêu kinh doanh khác để gia tăng lợi nhuận và uy tín của thương hiệu.

II. Nắm rõ các thủ tục pháp lý

Để kinh doanh nhà thuốc thì buộc bạn phải có các giấy phép đáp ứng điều kiện pháp lý. Bao gồm: 

  • Chứng chỉ hành nghề Y do Sở Y tế cấp nhưng mà đối với bằng Dược sĩ thì phải đủ thâm niên 5 năm hành nghề.

  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do Sở Kế hoạch và Đầu tư hoặc là Ủy ban Nhân dân cấp.

  • Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề để mở nhà thuốc GPP(3 năm một lần).

Bên cạnh đó còn có những giấy phép đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh như:

  • Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh dược;

  • Tài liệu kỹ thuật tương ứng với cơ sở kinh doanh dược;

  • Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của hộ kinh doanh cá thể( do UBND cấp quận/huyện cấp) ;

  • Bản sao có chứng thực Chứng chỉ hành nghề dược.


Nắm rõ các thủ tục pháp lý

Nắm rõ các thủ tục pháp lý

III. Lựa chọn địa điểm kinh doanh

Nhà thuốc là nơi cung cấp các sản phẩm, dịch vụ cần thiết cho người tiêu dùng. Thế nên bạn cần tìm những nơi dễ thấy, tiện lợi giao thông. Đây chính là một trong các mục trong chiến lược kinh doanh nhà thuốc. Các địa điểm bạn cần chú ý như:

  • Gần ngã giao đường

  • Gần khu vực đông dân cư

  • Trên các tuyến đường lớn

  • Gần bệnh viện, phòng khám

Lựa chọn địa điểm kinh doanh

Lựa chọn địa điểm kinh doanh

IV. Thấu hiểu khách hàng

Trước khi bắt đầu kinh doanh, bạn cần trở thành một khách hàng khó tính và sử dụng con mắt tinh tường và đánh giá chính cửa hiệu của mình. Hãy đặt ra câu hỏi rằng, liệu có thể giao phó sức khỏe của mình cho hiệu thuốc này không. 

Thấu hiểu khách hàng

Thấu hiểu khách hàng

V. Đào tạo về Upsell và Cross Sell

Chiến lược kinh doanh nhà thuốc này là hai phương pháp cực kỳ hiệu quả trong việc gia tăng doanh số bán hàng. Cả hai đều giúp cho mối quan hệ của đôi bên đều có lợi.

Đào tạo về Upsell và Cross Sell

Đào tạo về Upsell và Cross Sell

Upsell là kỹ thuật bán sản phẩm cao cấp hơn và giá đắt hơn so với sản phẩm thông thường. Ngược lại Cross sell là cách bán dịch vụ gia tăng, liên quan đến các sản phẩm khách hàng muốn mua với mức giá rẻ hơn bản gốc.

VI. Luôn theo dõi tình hình kinh doanh

Công việc theo dõi cửa hàng từng ngày, từng tháng, từng quý, từng năm cực quan trọng với người quản lý. Việc này sẽ giúp bạn nắm được tình hình kinh doanh và đưa đưa ra những chiến lược kịp thời, phù hợp nhất với thực tế.

 Luôn theo dõi tình hình kinh doanh

Luôn theo dõi tình hình kinh doanh

Những con số sẽ chứng minh được cho bạn nhu cầu sử dụng sản phẩm của người tiêu dùng địa phương. Loại thuốc nào đang được tiêu thụ tốt, thuốc tồn kho, thuốc khách hàng cần nhưng cửa hàng không có,... Từ đó đưa ra những giải pháp tốt nhất để khắc phục cũng như phát triển tình hình kinh doanh.

VII. Tạo dựng niềm tin khách hàng

Theo kinh nghiệm kinh doanh nhà thuốc, xây dựng lòng tin khách hàng chính là nền móng giúp bạn duy trì hoạt động kinh doanh và nâng cao doanh thu từng ngày. Để làm được điều này, bạn cần chú ý đến:

  • Chú ý đến chế độ chăm sóc khách hàng: Luôn đáp ứng những thắc mắc của khách hàng, bán đúng thuốc đúng bệnh, kê đơn chính xác.

  • Giữ gìn chất lượng sản phẩm thuốc: Sức khỏe của người tiêu dùng phải được đặt lên hàng đầu khi bạn kinh doanh dược phẩm.

  • Nâng cao trình độ nhân viên: Đây là những người trực tiếp hỗ trợ và bán thuốc cho khách hàng. Vì thế họ phải có chuyên môn tốt để tư vấn và kê đơn cho khách.


Tạo dựng niềm tin khách hàng

Tạo dựng niềm tin khách hàng

VIII. Xây dựng chiến lược Marketing cho nhà thuốc

Chiến lược Marketing cho nhà thuốc là sự kết hợp giữa các kế hoạch tiếp thị cùng với chuyên môn ngành dược. Mục đích của việc này là quảng cáo thương hiệu và các loại thuốc đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của thị trường.

8.1. Chiến lược sản phẩm

Sản phẩm chủ yếu là dược phẩm và được cung cấp từ nhà sản xuất, khi thay đổi bao bì sẽ làm cho khách hàng cảm thấy xa lạ. Chính vì thế khi thực hiện các chiến lược về sản phẩm, bạn cần tập trung đẩy mạnh về giá trị thương hiệu và giới thiệu các sản phẩm đang có tại cửa hàng. Bên cạnh đó bạn cần phần mềm quản lý hhà thuốc để biết rõ sản phẩm bán chạy, bán chậm và tồn kho, sau đó có những chiến lược đẩy sản phẩm hiệu quả.

Chiến lược sản phẩm

Chiến lược sản phẩm

8.2. Chiến lược giá

Chiến lược kinh doanh nhà thuốc về giá sẽ phụ thuộc vào địa điểm kinh doanh, giá nhập hàng. Bên cạnh đó, dược phẩm là mặt hàng được các cơ quan có thẩm quyền kiểm soát chặt chẽ. 

Chiến lược giá

Chiến lược giá

8.3. Chiến lược phân phối

Hầu hết người tiêu dùng thường có thói quen mua sản phẩm trực tiếp tại nhà thuốc. Thế nhưng trong thời đại 4.0 hiện nay, rất nhiều khách hàng ưa thích sử dụng việc đặt hàng online. Thế nên ngoài bán tạo cơ sở, nhà thuốc cần triển khai các chiến lược bán hàng qua các trang mạng xã hội và sàn TMĐT.

Chiến lược phân phối

Chiến lược phân phối

8.4. Chiến lược xúc tiến

Các thông tin về dược phẩm đều phải có thông tin rõ ràng và được các cơ quan quản lý có thẩm quyền xét duyệt. Còn chiến lược kinh doanh nhà thuốc theo truyền thống đó chính là việc cung cấp cho khách hàng lượng thông tin đầy đủ, liều thuốc, cách xử lý khi gặp các tác dụng phụ.

Chiến lược xúc tiến

Chiến lược xúc tiến

IX. Sử dụng phần mềm quản lý nhà thuốc

Vấn đề của nhà thuốc đó chính là càng ngày càng phải đối mặt với lượng mặt hàng dược phẩm và không dễ nắm bắt số lượng tồn kho. Chính vì thế việc sử dụng phần mềm quản lý nhà thuốc POS365 là hoàn toàn hợp lý. Phần mềm mang đến các lợi ích như: 

  • Quản lý hàng hóa thông minh: Thêm mới thông tin, hình ảnh, Serial, giá bán, số lượng

  • Quản lý hàng hóa qua mã vạch

  • Quản lý tồn kho 

  • Cảnh báo hết hạn sử dụng

  • Tra cứu thông tin thuốc dễ dàng

  • Quản lý thông tin khách hàng

  • Không giới hạn quản lý chi nhánh

  • Thanh toán đa phương thức

  • Quản lý cửa hàng từ xa

  • Đồng bộ thiết bị bán hàng

  • Tạo chương trình bán hàng dễ dàng


Sử dụng phần mềm quản lý nhà thuốc

Sử dụng phần mềm quản lý nhà thuốc

Xem thêm: 8 Phần mềm quản lý bán hàng nhà thuốc tốt nhất hiện nay

Tổng kết

Chiến lược kinh doanh nhà thuốc là cực kỳ cần thiết nếu như bạn muốn có thêm nhiều khách hàng thân thiết và tăng doanh thu từng ngày. Hy vọng nội dung trên đã giúp bạn hiểu hơn về chủ đề này. Chúc các bạn thành công!