Quản lý nhân sự là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong hoạt động kinh doanh. Để kinh doanh hiệu quả thì người quản lý phải biết khai thác những tiềm năng và sử dụng nguồn lực con người một cách hiệu quả nhất.
Việc quản trị con người là một việc khó, đó là bài toán mà tất cả các nhà quản trị đều phải làm. Vậy quản lý nhân sự là gì? Làm cách nào để quản trị nguồn nhân sự hiệu quả? Hãy cùng POS365 tìm hiểu ngay sau đây nhé!
I. Quản lý nhân sự là gì? Vai trò của quản lý nhân sự
1. Quản lý nhân sự là gì?
Quản lý con người hay còn được gọi là hoạt động quản lý con người trong một tổ chức, một doanh nghiệp hay một hoạt động kinh doanh nào đó. Để quản lý được con người một cách hiệu quả thì yêu cầu người quản lý phải có những kỹ năng và kiến thức nhất định. Người quản trị phải chịu trách nhiệm tất cả các công việc nhằm hỗ trợ tổ chức, doanh nghiệp để đạt được mục tiêu chung.
Dù là kinh doanh lớn hay nhỏ thì yếu tố nhân sự luôn luôn được đặt lên hàng đầu. Vì hoạt động kinh doanh có phát triển được hay không sẽ phụ thuộc lớn vào từng nhân viên, từng con người trong tập thể nhân viên.
Quản lý nhân sự trong hoạt động kinh doanh
Một yếu tố quan trọng trong quá trình quản lý nhân viên hiệu quả là sử dụng đúng người, đúng vị trí. Tại những vị trí khác nhau sẽ có những đặc thù công việc khác nhau. Người quản trị phải tìm được điểm mạnh, khai thác hiệu tiềm năng của nhân viên, khi đó công việc kinh doanh mới có thể đặt được hiệu quả, đồng thời nhân viên mới phát triển được trong môi trường đó.
Hiện nay, việc quản lý nhân viên bán hàng, cách quản lý nhân viên quán cafe, quản lý nhân viên làm việc từ xa, cách quản lý nhân viên karaoke, cách quản lý nhân viên spa… cũng đang là thách thức lớn cho những doanh nghiệp nhỏ, nhất là những đơn vị mới bắt tay vào hoạt động kinh doanh như mở nhà hàng, mở quán cafe, shop thời trang…
2. Vai trò của quản lý nhân sự
Việc quản lý nhân sự được nhiều doanh nghiệp lựa chọn là yếu tố cốt lõi cho hoạt động kinh doanh của mình. Một trong những lĩnh vực chú trọng nhất tới nhân sự và đào tạo con người là lĩnh vực bán lẻ. Tại đây, chính nhân sự của doanh nghiệp, nhà hàng là người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, giao tiếp với khách và là bộ mặt của thương hiệu.
Hiện nay, việc quản lý nhân sự được xem là yếu tố quyết định đến tầm nhìn chiến lược của công ty trong dài hạn của doanh nghiệp kinh doanh. Tuy nhiên, việc quản lý nhân sự hiện nay còn gặp rất nhiều khó khăn và nó cũng là thách thức lớn mà doanh nghiệp cần phải giải quyết để kinh doanh hiệu quả hơn.
Quản lý nhân sự có vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt động kinh doanh
Một doanh nghiệp muốn kinh doanh hiệu quả thì phải cần một đội ngũ nhân lực đảm bảo được những yêu cầu về chất lượng lẫn số lượng. Bồi dưỡng nhân sự cũng là cách giúp doanh nghiệp có được lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
Việc tìm đúng người, phù hợp với vị trí và nhiệm vụ thì họ sẽ phát triển một cách toàn diện, mang lại hiệu quả tốt nhất cho công việc. Bên cạnh sự tiến bộ của khóa học kỹ thuật, tầm quan trọng của kỹ thuật số đã tạo ra một công cụ hỗ trợ kinh doanh rất hiệu quả. Tuy nhiên, nó không thể thay thế con người, vì chính con người là bộ máy hoàn hảo nhất hiện nay.
II. Quy trình quản lý nhân sự hiệu quả
Việc quản lý nhân sự làm sao cho hiệu quả là điều mà bất cứ doanh nghiệp hay nhà quản trị nào cũng muốn. Tuy nhiên, với mỗi doanh nghiệp, mỗi mối hình kinh doanh sẽ có những đặc thù và cách quản lý nhân sự riêng. Tuy nhiên, sẽ có những bước cơ bản nhất giúp cho quá trình quản lý nhân sự được hiệu quả và đi theo một hướng đúng nhất như sau:
1. Xây dựng hệ thống quản trị nhân sự tốt
Bất cứ một quy trình quản lý nào cũng cần có sự rõ ràng và chuyên nghiệp thì mới có thể phát triển một cách bền vững và lâu dài được. Với việc quản trị con người lại càng phải đảm bảo tính chuyên nghiệp và một hệ thống quản trị tốt. Việc có một quy trình quản lý chuyên nghiệp và thống nhất sẽ giúp cho doanh nghiệp, nhà hàng quản lý được nhân viên một cách tốt hơn.
Một hệ thống quản trị nhân sự hiệu quả bao gồm việc tạo được môi trường làm việc tốt nhất cho nhân viên, có chế độ đãi ngộ tốt cũng như có cơ hội phát triển và phát huy khả năng của bản thân.
Xây dựng hệ thống quản trị nhân sự tốt cho doanh nghiệp
Để giúp quản trị nhân lực được tốt nhất, trường hợp có nhiều nhân sự thì nhà quản trị phải lưu trữ thông tin chi tiết về nhân sự ấy, tình trạng của nhân viên, chức vụ cũng như hiệu quả làm việc của từng người. Việc này giúp nhà quản trị theo dõi, đánh giá khả năng của từng người, có những chính sách đãi ngộ tốt cho những người làm việc hiệu quả cũng như có sự điều chỉnh nhân sự sao cho phù hợp nhất.
Không chỉ vậy, việc lưu trữ thông tin của nhân viên cũng là cách đảm bảo quyền lợi cho mỗi cá nhân trong tập thể doanh nghiệp. Nhà quản trị, nhất là những người kinh doanh trong lĩnh vực bán lẻ và dịch vụ, hãy xây dựng cho mình một hệ thống quản trị tốt nhất khi bắt đầu hoạt động kinh doanh.
2. Xây dựng quy trình tuyển dụng hiệu quả
Việc tuyển dụng rất quan trọng, nó thể hiện khả năng dùng người của các nhà quản trị. Muốn tìm được những người nhân viên phù hợp thì cần phải xây dựng được hệ thống tuyển dụng thông minh như:
-
Phỏng vấn nhân sự kỹ lưỡng trước khi nhận việc
-
Có kế hoạch đào tạo, điều hướng nhân sự phù hợp với từng vị trí và phòng ban
-
Đưa ra những chế độ đãi ngộ tốt cho nhân viên, có các mức lương, thưởng phù hợp cho từng vị trí, từng thời điểm
-
Thông báo rõ các quy định cũng như văn hóa công ty. Việc xây dựng văn hóa ty không chỉ tạo được sự gắn kết của cả một tập thể, nó còn giúp hiệu quả công việc tăng cao
Nhân sự được xem là lực lượng nòng cốt của doanh nghiệp, vì vậy việc tuyển dụng cũng phải có một kế hoạch chi tiết. Quy trình phải thống nhất và đồng bộ, khi đó doanh nghiệp mới có thể tìm ra những nhân tố giúp cho việc kinh doanh đạt được hiệu quả cao hơn. Một điểm chú ý, nhiều doanh nghiệp có tiêu chí lựa chọn những nhân sự giỏi nhất, tuy nhiên để kinh doanh thành công và lâu dài thì bạn nên đưa tiêu chí phù hợp lên hàng đầu.
Xây dựng quy trình tuyển dụng chuyên nghiệp
Ví dụ: Bạn kinh doanh quán cafe và đang muốn tuyển một bạn nhân viên phục vụ cho quán. Bạn không nên đặt tiêu chí học vấn, năng lực lên hàng đầu, ở nên bạn nên lựa chọn những bạn khéo léo, biết xử lý tình huống nhanh và chăm chỉ. Tùy từng vị trí mà sẽ có những yêu cầu sao cho phù hợp nhất, vừa giúp doanh nghiệp tiết kiệm được khoản chi phí, thời gian cũng như nhân viên cũng tìm đúng công việc và vị trí mà mình có thể phát triển.
3. Phân bổ đúng công việc cho từng nhân sự
Doanh nghiệp có một quy trình làm việc rõ ràng sẽ giúp nhân viên có định hướng tốt hơn trong công việc. Việc đưa ra định hướng phù hợp sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng quản lý được nhân viên, kiểm soát được công việc của từng nhân viên một cách chính xác và nhanh chóng.
Phân bổ đúng công việc cho từng nhân sự hợp lý
Việc phân chia công việc cụ thể theo phòng ban sẽ giúp cho công việc không bị chồng chéo lên nhanh, đảm bảo cho việc thực thi đạt hiệu quả tốt nhất. Việc này không chỉ giúp nhân viên làm việc theo truy trình hiệu quả mà việc quản lý nhân viên cung đơn giản hơn rất nhiều.
4. Đặt ra mục tiêu và đánh giá rõ ràng
Việc đặt mục tiêu cho nhân viên hiện ngay được áp dụng rất phổ biến, điều này nhằm đánh giá hiệu quả làm việc của tất cả nhân viên cũng như đảm bảo kết quả công việc chung. Mục tiêu được xem như động lực để thúc đẩy việc kinh doanh của doanh nghiệp cũng như nâng cao khả năng của nhân viên. Doanh nghiệp càng có mục tiêu rõ ràng cho công ty, cho nhân viên thì sẽ càng thành công và sớm đạt được mục tiêu mà mình đưa ra.
Bên cạnh đó, việc đặt mục tiêu và đánh giá công việc rõ ràng cũng là cách giúp nhân viên có định hướng phát triển cho bản thân. Có thêm động lực làm việc cũng như sự công nhận và đánh giá đúng sẽ giúp nhân viên có thể nguồn lực để cố gắng.
Để đánh giá tốt và chính xác nhất cho từng nhân viên, nhà quản trị nên lên kế hoạch quản lý chi tiết, tạo điều kiện tốt hơn cho nhân viên. Đánh giá thường xuyên, đúng thời điểm sẽ là động lực cho nhân viên cố gắng và phát huy thế mạnh của bản thân.
Với mỗi công việc, mỗi phòng ban sẽ có những đánh giá khác nhau. Việc đánh giá kết quả làm việc có thể được đánh giá theo ngày, tuần, tháng… Đây cũng là phương pháp trực tiếp và nhanh nhất để quản lý hiệu quả nhân sự trong một tập thể.
III. Những yếu tố cần thiết trong việc quản lý nhân sự
Với thị trường cạnh tranh như hiện nay, yếu tố con người được xây dựng như một nền tảng giúp các cơ sở kinh doanh, doanh nghiệp tạo nên được sức cạnh tranh trên thị trường. Tuy nhiên, để quản lý nhân sự tốt thì đòi hỏi những nhà quản trị cần có những yếu tố sau:
1. Có kỹ năng chuyên môn
Nhà quản trị nhân lực chắc chắn sẽ không thể thiếu được khả năng chuyên môn nếu muốn quản lý tốt nhân sự của mình. Những kỹ năng cần có như hoạch định chiến lược nhân sự, phân bổ nguồn lực đúng, nắm rõ những yêu cầu cho từng đối tượng, hiểu rõ về nội bộ và văn hóa công ty, có chuyên môn trong bộ phận.
Có kỹ năng chuyên môn đủ tốt
Với những nhà quản trị, việc nâng cao khả năng chuyên môn cũng như khả năng lãnh đạo là điều cần thiết. Khi có khả năng chuyên môn đủ tốt, nhà quản trị mới có thể phân công công việc phù hợp cho từng người, đánh giá đúng kết quả công việc và có định hướng phát triển kinh doanh hiệu quả.
2. Kỹ năng lên kế hoạch, định hướng
Với việc phát triển bền vững là lâu dài thì nhà quản trị phải có tầm nhìn và định hướng kinh doanh đi trước thị trường. Hàng năm, hàng quý nhà quản trị phải lên những định hướng phát triển cho doanh nghiệp, giúp nâng cao vị thế cũng như củng cố hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Nhà quản trị cần phải lên những định hướng tuyển nhân sự, phân bổ nhân sự, bồi dưỡng nhân sự trong thời gian tới. Bên cạnh đó, kế hoạch sử dụng nhân sự cũng có vai trò rất lớn cho sự phát triển cũng như ảnh hưởng tới mục tiêu của nhân viên và doanh nghiệp.
3. Có kỹ năng đào tạo tốt
Có nhiều nhà quản trị rất giỏi, tuy nhiên không có khả năng trong việc đào tạo. Muốn nhân viên của minh phát triển được thì chính nhà quản trị hay quản lý phải có khả năng đào tạo tốt. Bạn phải lên kế hoạch đào tạo chi tiết về thời gian, không gian cũng như nội dung đào tạo.
Việc đào tạo này cũng cần sự phối hợp giữa hai bên là người đào tạo và người được đào tạo. Việc đào tạo sẽ giúp nâng cao khả năng của nhân viên, từ đó nhân viên có thể hoàn thành tốt hơn công việc của mình.
4. Kỹ năng giao tiếp
Với việc quản lý nhân sự, đó là quản lý và làm việc với con người. Mỗi có nhân sẽ có những tính cách và phản ứng khác nhau, vì vậy yếu tố về khả năng giao tiếp với nhân viên là yếu tố vô cùng quan trọng trong việc quản lý.
Kỹ năng giao tiếp vô cùng quan trọng trong việc quản lý nhân sự
Thay vì những phản ứng nóng giận, nhà quản trị nên dành thời gian trao đổi với nhân viên của mình, tìm hướng giải quyết tốt nhất cho cả đôi bên. Việc quản trị nhân viên hiệu quả là khi nhà quản trị thuyết phục được lòng người. Khi nhân viên cảm thấy được sự coi trọng cũng như có được môi trường thoải mái thì hiệu quả làm việc cũng được gia tăng. Đây cũng là yếu tố giúp doanh nghiệp giữ chân được nhân viên và có được bộ phận nhân viên tâm huyết.
IV. Tổng kết
Quản trị nhân lực là yếu tố không thể thiếu đối với bất kỳ một công ty hay một cơ sở kinh doanh nào. Với những chia sẻ rất chi tiết về việc quản lý nhân sự mà POS365 mang đến. Mong rằng bạn sẽ có thêm được nhiều kiến thức và thông tin bổ ích cho việc quản lý nhân viên của mình. Chúc bạn thành công!