Mở shop quần áo có cần giấy phép kinh doanh không? Việc đăng ký kinh doanh không chỉ giúp cửa hàng hoạt động hợp pháp mà còn đảm bảo quyền lợi khi mở rộng quy mô. Hãy cùng POS365 tìm hiểu trong bài viết dưới đây để tránh những rủi ro pháp lý không đáng có nhé!
1. Mở shop quần áo có cần giấy phép kinh doanh?
Khi bắt đầu kinh doanh, nhiều người thắc mắc liệu bán quần áo có cần giấy phép kinh doanh không. Theo quy định tại Nghị định 39/2007/NĐ-CP, có một số hoạt động kinh doanh cá nhân mang tính tự phát, nhỏ lẻ sẽ không bắt buộc phải đăng ký kinh doanh. Cụ thể, những trường hợp được miễn bao gồm:
-
Buôn bán hàng rong, bán dạo: Những người bán hàng di động, không có địa điểm cố định
-
Buôn bán vặt: Hình thức kinh doanh nhỏ lẻ, manh mún
-
Bán quà vặt: Các cá nhân bán đồ ăn, thức uống như bánh kẹo, nước giải khát
-
Buôn chuyến: Nhập hàng từ nơi khác về rồi phân phối lại cho tiểu thương
-
Một số dịch vụ tự do khác: Các công việc như đánh giày, rửa xe, sửa khóa, cắt tóc, chụp ảnh dạo, trông giữ xe, vẽ tranh…
Nhìn vào danh sách trên, có thể thấy mở shop quần áo không thuộc nhóm được miễn đăng ký kinh doanh. Khi bạn kinh doanh tại một cửa hàng cố định, dù là cá nhân hay hộ gia đình, bạn vẫn phải thực hiện thủ tục mở cửa hàng kinh doanh quần áo theo quy định.
Theo quy định, mã ngành kinh doanh quần áo sẽ được chia thành nhiều loại. Cụ thể như sau:
- Nhóm kinh doanh quần áo bán lẻ: Mã ngành 4771
- Nhóm kinh doanh quần áo bán buôn: Mã ngành 46413
- Nhóm kinh doanh quần áo bán lẻ trong siêu thị: Mã ngành 47111
Bán quần áo có cần đăng ký kinh doanh vì không thuộc trường hợp miễn trừ
2. Hướng dẫn đăng ký giấy phép kinh doanh shop quần áo
Mở shop quần áo có cần giấy phép kinh doanh, nhưng đăng ký như thế nào? Tùy theo quy mô và định hướng phát triển, bạn có thể lựa chọn đăng ký hộ kinh doanh cá thể hoặc đăng ký doanh nghiệp tư nhân. Cụ thể như sau:
2.1 Đăng ký thành lập hộ kinh doanh
Hồ sơ và thủ tục đăng ký thành lập hộ kinh doanh đơn giản hơn nhiều so với khi đăng ký doanh nghiệp tư nhấn. Dưới đây là các hồ sơ và thủ tục bạn cần thực hiện:
2.1.1 Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh
Theo Khoản 2, Điều 87 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, khi đăng ký hộ kinh doanh, bạn cần chuẩn bị các giấy tờ sau:
-
Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh theo mẫu quy định
-
Giấy tờ tùy thân (CMND/CCCD/Hộ chiếu) của chủ hộ hoặc các thành viên cùng đăng ký hộ kinh doanh
-
Biên bản họp của các thành viên hộ gia đình (nếu đăng ký theo hình thức hộ gia đình)
-
Văn bản ủy quyền nếu có thành viên hộ gia đình ủy quyền cho một người làm chủ hộ kinh doanh.
2.1.2 Thủ tục đăng ký kinh doanh cửa hàng quần áo
Căn cứ theo Khoản 1 và Khoản 3, Điều 87 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, quy trình đăng ký hộ kinh doanh gồm các bước sau:
-
Nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt trụ sở kinh doanh
-
Nhận giấy biên nhận khi hồ sơ hợp lệ. Trong vòng 03 ngày làm việc, nếu không có sai sót, bạn sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh
-
Nếu hồ sơ chưa hợp lệ, cơ quan đăng ký sẽ thông báo bằng văn bản và hướng dẫn điều chỉnh trong vòng 03 ngày làm việc.
Lưu ý: Hộ kinh doanh cá thể chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản cá nhân và không có tư cách pháp nhân, nên quy mô hoạt động thường bị hạn chế.
Thủ đục đăng ký kinh doanh khá đơn giản, bạn chỉ cần chuẩn bị đủ giấy tờ theo quy định
2.2 Đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân
Theo Điều 21 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, quy trình đăng ký doanh nghiệp tư nhân gồm các bước sau:
2.2.1 Hồ sơ đăng ký kinh doanh
Trước tiên, bạn cần chuẩn bị một bộ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp tư nhân, bao gồm:
-
Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp theo mẫu quy định
-
Bản sao giấy tờ pháp lý của chủ doanh nghiệp (CMND/CCCD/Hộ chiếu còn hiệu lực).
2.2.2 Thủ tục đăng ký kinh doanh cửa hàng quần áo
Tại Điều 32, Điều 33 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định người đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân phải nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Bạn có thể nộp trực tiếp hoặc nộp trực tuyến qua Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Nếu nộp hồ sơ trực tuyến, cần sử dụng tài khoản đăng ký kinh doanh hoặc chữ ký số công cộng. Khi tiếp nhận hồ sơ, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ kiểm tra tính hợp lệ của các giấy tờ.
Giấy phép đăng ký kinh doanh shop quần áo được chấp nhận khi đáp ứng các điều kiện sau:
-
Đầy đủ giấy tờ theo quy định
-
Tên doanh nghiệp hợp lệ, không trùng lặp với doanh nghiệp khác
-
Địa chỉ trụ sở rõ ràng, đúng quy định
-
Nộp đủ phí và lệ phí đăng ký doanh nghiệp.
Trong vòng 03 ngày làm việc, nếu hồ sơ không có sai sót, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tư nhân và ghi nhận thông tin vào Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Nếu hồ sơ bị thiếu hoặc có sai sót, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ gửi thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do từ chối hoặc yêu cầu bổ sung, chỉnh sửa.
>> Xem thêm: Phần mềm quản lý bán hàng giúp minh bạch mọi thông số kinh doanh
3. Các câu hỏi thường gặp khi mở shop quần áo thời trang
Khi bắt đầu kinh doanh shop quần áo, chắc hẳn bạn sẽ có rất nhiều thắc mắc về thủ tục pháp lý. Để giúp bạn có sự chuẩn bị tốt nhất, dưới đây là những câu hỏi thường gặp khi mở shop quần áo thời trang, kèm theo giải đáp chi tiết:
3.1 Đăng ký kinh doanh cửa hàng quần áo hết bao nhiêu tiền?
Chi phí đăng ký kinh doanh sẽ phụ thuộc vào loại hình doanh nghiệp mà bạn lựa chọn. Dưới đây là thông tin chi tiết về chi phí khi đăng ký hộ kinh doanh cá thể và doanh nghiệp.
Nếu bạn đăng ký kinh doanh dưới dạng công ty (doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh…), chi phí sẽ gồm các khoản sau:
-
Chi phí đăng ký doanh nghiệp tại Sở Kế hoạch và Đầu tư
-
Lệ phí đăng ký doanh nghiệp: 100.000 VNĐ
-
Phí công bố thông tin doanh nghiệp: 500.000 VNĐ (áp dụng cho công ty cổ phần)
-
Lệ phí cấp giấy phép hoạt động (nếu ngành nghề kinh doanh có điều kiện): 500.000 - 1.000.000 VNĐ/giấy phép
-
Phí thẩm định hồ sơ (nếu có yêu cầu từ cơ quan chức năng): 200.000 - 500.000 VNĐ/hồ sơ.
Các chi phí sau khi đăng ký
-
Bảng hiệu công ty (25x35cm): Khoảng 220.000 VNĐ
-
Chi phí ký quỹ mở tài khoản ngân hàng: 1.000.000 VNĐ (tùy ngân hàng)
-
Chữ ký số (token) để khai thuế thuế kinh doanh quần áo: Khoảng 1.600.000 VNĐ/năm (tùy gói dịch vụ)
-
Hóa đơn điện tử: Khoảng 830.000 VNĐ/100 hóa đơn.
Lệ phí môn bài
Doanh nghiệp sẽ được miễn phí trong năm đầu tiên nếu đăng ký từ 01/01 - 31/12. Từ 2 năm trở đi, với vốn điều lệ trên 10 tỷ sẽ phải nộp lệ phí môn bài 3.000.000 VNĐ/năm và với vốn điều lệ từ 10 tỷ trở xuống là 2.000.000 VNĐ/năm. Nếu giấy phép kinh doanh cấp từ 01/07 - 31/12, doanh nghiệp chỉ phải đóng 50% lệ phí môn bài của năm đó.
Nếu bạn đăng ký kinh doanh theo hình thức hộ kinh doanh cá thể, chi phí đăng ký sẽ thấp hơn, cụ thể như sau:
-
Lệ phí cấp giấy phép đăng ký hộ kinh doanh: 100.000 VNĐ
-
Lệ phí thay đổi nội dung đăng ký (nếu cần chỉnh sửa sau này): 50.000 VNĐ/lần
-
Lệ phí cung cấp thông tin về giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh: 20.000 VNĐ/bản.
Lưu ý: Hộ kinh doanh cá thể không cần nộp phí công bố thông tin, không bắt buộc mua chữ ký số hay hóa đơn điện tử.
Chi phí đăng ký kinh doanh hộ cá nhân sẽ thấp hơn so với doanh nghiệp
3.2 Cơ quan nào có thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh?
Theo quy định, việc cấp giấy phép kinh doanh được thực hiện tại Phòng Tài chính - Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp quận/huyện nơi đặt trụ sở kinh doanh.
3.3 Mở cửa hàng kinh doanh thời trang online có cần đăng ký giấy phép không?
Theo quy định hiện hành, kinh doanh thời trang online vẫn cần đăng ký giấy phép nếu hoạt động thường xuyên và có doanh thu ổn định. Tuy nhiên, thủ tục đơn giản hơn so với cửa hàng truyền thống. Chủ shop chỉ cần đăng ký hộ kinh doanh cá thể hoặc doanh nghiệp (tùy quy mô), thực hiện đăng ký mã số thuế cá nhân tại Chi cục Thuế nơi cư trú và thông báo địa điểm kinh doanh với cơ quan chức năng.
Nếu chỉ bán nhỏ lẻ, không có doanh thu cố định, việc đăng ký có thể chưa bắt buộc, nhưng khi mở rộng, đăng ký kinh doanh giúp đảm bảo tính hợp pháp và chuyên nghiệp.
3.4 Mở cửa hàng thời trang có cần đăng ký bảo hộ thương hiệu không?
Đăng ký bảo hộ thương hiệu không bắt buộc nhưng rất quan trọng nếu bạn muốn xây dựng và phát triển thương hiệu lâu dài. Khi nhãn hiệu được cấp giấy chứng nhận bảo hộ, chủ sở hữu có quyền sử dụng độc quyền và được pháp luật bảo vệ trước tình trạng sao chép, làm giả từ đối thủ. Thời hạn bảo hộ kéo dài 10 năm và có thể gia hạn nhiều lần, giúp doanh nghiệp yên tâm phát triển mà không lo tranh chấp thương hiệu.
Mở cửa hàng quần áo Online vẫn phải đăng ký kinh doanh
Trên đây là giải đáp “mở shop quần áo có cần giấy phép kinh doanh không?”. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ hữu ích đối với những ai có ý định kinh doanh quần áo. Theo dõi POS365 để được cập nhật thường xuyên những thông tin hữu ích nhé! Và đừng quên, phần mềm quản lý bán hàng sẽ là trợ thủ đắc lực giúp bạn quản lý shop quần áo hiệu quả hơn