Câu chuyện kinh doanh

Mở cửa hàng tiện lợi là xu hướng kinh doanh hấp dẫn với nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng. Tuy nhiên, để thành công và thu lời nhanh chóng, chủ cửa hàng cần có chiến lược rõ ràng, từ chọn mặt bằng, nguồn hàng đến tối ưu vận hành. Hãy cùng POS365 tìm hiểu chi tiết kinh nghiệm mở cửa hàng tiện lợi thông qua bài viết dưới đây nhé!

I. Một số mô hình cửa hàng tiện lợi phổ biến

Hiện nay, cửa hàng tiện lợi ngày càng đa dạng về mô hình để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nhanh chóng và tiện lợi. Dưới đây là ba mô hình phổ biến, giúp tối ưu doanh thu và thu hút khách hàng.

1. Mô hình cửa hàng tiện lợi mini (diện tích dưới 50m2)

Cửa hàng tiện lợi mini là mô hình phổ biến tại các khu dân cư, chung cư, trường học với diện tích nhỏ nhưng vẫn cung cấp đầy đủ các mặt hàng thiết yếu. Đây là lựa chọn phù hợp cho những người muốn kinh doanh bán lẻ với vốn đầu tư không quá lớn.

Ưu điểm:

- Chi phí đầu tư thấp, ít tốn kém hơn so với các cửa hàng lớn

- Mô hình nhỏ gọn, vận hành đơn giản, dễ dàng quản lý

- Phù hợp với khu vực đông dân cư, nhu cầu cao, tiếp cận khách hàng nhanh chóng.

Nhược điểm:

- Không gian hạn chế, khó mở rộng mặt hàng hoặc trưng bày sản phẩm đa dạng

- Cạnh tranh cao, phải tạo điểm khác biệt để thu hút khách hàng

- Khả năng lưu trữ hàng hóa ít, dễ thiếu hụt sản phẩm nếu không quản lý tốt nguồn cung.

 Mô hình cửa hàng tiện lợi mini

 Mô hình cửa hàng tiện lợi mini

2. Cửa hàng tiện lợi chuyên thực phẩm

Cửa hàng tiện lợi chuyên về thực phẩm là mô hình tập trung vào các sản phẩm thực phẩm như đồ ăn chế biến sẵn, thực phẩm tươi sống, thực phẩm đóng gói và đồ ăn nhanh. Cửa hàng phục vụ chủ yếu cho khách hàng có nhu cầu mua sắm nhanh chóng, đặc biệt là dân văn phòng, sinh viên và gia đình bận rộn.

Ưu điểm:

- Thực phẩm là mặt hàng thiết yếu, nhu cầu tiêu thụ lớn

- Thu hút khách hàng tiềm năng, phù hợp với nhóm khách hàng bận rộn, không có thời gian nấu nướng

- Các mặt hàng thực phẩm có vòng quay vốn nhanh, dễ sinh lời.

Nhược điểm:

- Cần đảm bảo an toàn thực phẩm, vệ sinh và nguồn cung ổn định

- Thời gian bảo quản ngắn, thực phẩm dễ hư hỏng nếu không tiêu thụ kịp

- Chi phí vận hành cao, yêu cầu đầu tư vào thiết bị bảo quản như tủ đông, tủ mát.

3. Cửa hàng tiện lợi kết hợp quán cà phê

Cửa hàng tiện lợi kết hợp quán cà phê cung cấp cả đồ uống và các sản phẩm thiết yếu. Mô hình hợp tác mở cửa hàng tiện lợi khách hàng có thể vừa mua sắm nhanh chóng, vừa tận hưởng không gian thư giãn với cà phê và đồ ăn nhẹ.

Ưu điểm:

- Kết hợp giữa mua sắm và thư giãn, thu hút nhiều đối tượng

- Kinh doanh cả thực phẩm, đồ uống và hàng tiện lợi giúp tối ưu lợi nhuận

- Tạo điểm khác biệt, giúp cửa hàng nổi bật giữa thị trường cạnh tranh.

Nhược điểm:

- Chi phí đầu tư cao, cần đầu tư thêm vào không gian, nội thất và thiết bị pha chế

- Quản lý phức tạp, phải vận hành song song cả hai mảng kinh doanh

- Cần diện tích đủ lớn để vừa trưng bày sản phẩm vừa có chỗ ngồi cho khách.

Cửa hàng tiện lợi kết hợp quán cà phê

Cửa hàng tiện lợi kết hợp quán cà phê

II. Những lưu ý khi mở cửa hàng tiện lợi

Cách mở cửa hàng tiện lợi sẽ có nhiều tiềm năng và không gặp nhiều rủi ro như những mô hình kinh doanh khác. Tuy nhiên, khi bắt tay vào kinh doanh cửa hàng tiện lợi. Bạn cũng nên lưu ý những vấn đề sau:

1. Có đủ giấy phép kinh doanh

Bất cứ mô hình kinh doanh nào thì vấn đề giấy phép kinh doanh phải có ngay từ đâu. Đặc biệt là với mô hình kinh doanh cửa hàng tạp hóa thì việc sẽ có thành tra thường xuyên giám sát là chuyện rất bình thường. Vì vậy, khi bắt tay vào kinh doanh hay chuẩn bị đầy đủ những giấy tờ có liên quan và hợp pháp để tránh những rắc rối không cần thiết trong quá trình kinh doanh. 

Việc chuẩn bị giấy phép kinh doanh không quá phức tạp. Bạn chỉ cần đăng ký và trình rõ nguồn gốc xuất xứ sản phẩm là có thể được cấp phép kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật. 

2. Kiểm tra hoạt động hàng ngày

Kinh doanh cửa hàng tạp hóa thì lượng hàng hóa bán ra cũng như nhập vào hàng ngày là rất nhiều. Mô hình này sẽ bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố, vì vậy cần phải đối soát sản phẩm, lợi nhuận hàng ngày để đảm bảo tránh những sai sót trong khâu quản lý. 

Để tiết kiệm thời gian cũng như hiệu quả trong việc quản lý đơn hàng thì bạn cần phải sử dụng các phần mềm quản lý bán hàng hỗ trợ. POS365 hiện nay đang là phần mềm được rất nhiều đơn vị kinh doanh bán lẻ, đặc biệt là các siêu thị và cửa hàng tiện lợi. Với sự tiện lợi cũng như đảm bảo chính xác, nhanh chóng và mang lại hiệu quả quản lý tốt nhất.

Kiểm tra hoạt động hàng ngày

Kiểm tra hoạt động hàng ngày

3. Chú trọng tới chất lượng sản phẩm

Sản phẩm là điều cốt lõi mà bất cứ mô hình kinh doanh nào cũng phải chú trọng đến. Với mô hình kinh doanh này thì những sản phẩm cung cấp cho khách hàng là những sản phẩm thiết yếu, được sử dụng hàng ngày và ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe người tiêu dùng thì chất lượng lại càng phải được chú trọng. 

Số lượng mặt hàng, sản phẩm kinh doanh tại cửa hàng tạp hóa là rất lớn. Nó bao gồm cả hàng hóa khô, vật dụng cũng như hàng hóa tươi sống. Với hàng hóa tươi sống thì quá trình nhập, cung cấp và bảo quản phải được đảm bảo an toàn khi sử dụng. 

Dòng sản phẩm tươi sống rất dễ bị hư hỏng, điều này rất dễ ảnh hưởng tới uy tín cũng như thất thoát trong quá trình kinh doanh cửa hàng tiện lợi. Vì vậy mà hoạt động quản lý những sản phẩm tươi sống cũng phải được đảm bảo và chú trọng hơn. 

Nguồn gốc của các mặt hàng tươi sống cũng phải rõ ràng, vì khách hàng rất kỹ tính trong việc lựa chọn sản phẩm tươi sống khi sử dụng.

4. Chú trọng quản lý kho

Một trong những vấn đề mà các cửa hàng hay gặp phải đó là tình trạng kho hàng. Nếu không có phần mềm quản lý kho hàng hỗ trợ thì rất khó trong việc kiểm tra và giám sát. Điều này sẽ khiến cho kho hàng bị hỗn độn, hàng hóa trong kho không được kiểm tra đầy đủ, khiến cho tình trạng tồn kho và tình trạng thiết hàng thường xuyên xảy ra. 

Đặc biệt, đối với những sản phẩm tươi sống thì việc quản lý lại càng được chú trọng hơn. Mặt hàng tươi sống không bảo quản được lâu. Vì vậy phải kiểm soát số lượng hàng ngày, tránh trình trọng hàng quá hạn sử dụng...

Chú trọng quản lý kho

Chú trọng quản lý kho

III. Mở cửa hàng tiện lợi cần bao nhiêu vốn?

Chi phí mở cửa hàng tiện lợi phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mặt bằng, nguồn hàng và trang thiết bị. Dưới đây là những khoản chi phí mở một cửa hàng tiện lợi quan trọng cần chuẩn bị để kinh doanh hiệu quả.

1. Giá thuê mặt bằng

Mặt bằng là yếu tố quan trọng quyết định lượng khách và doanh thu của cửa hàng. Giá thuê sẽ thay đổi tùy theo vị trí, diện tích và khu vực kinh doanh:

- Khu vực trung tâm, đông dân cư (thành phố lớn): 20 – 50 triệu đồng/tháng.

- Khu vực ven đô, tỉnh lẻ: 10 – 20 triệu đồng/tháng.

- Mặt bằng nhỏ (dưới 30m²)/mở cửa hàng tiện lợi ở quê: 5 – 15 triệu đồng/tháng.

Nên ưu tiên vị trí gần khu dân cư, trường học, văn phòng để thu hút khách hàng và tối ưu lợi nhuận.

2. Chi phí nhập hàng hóa

Chi phí nhập hàng hóa cho cửa hàng tiện lợi phụ thuộc vào loại sản phẩm và quy mô cửa hàng. Để đảm bảo nguồn hàng đa dạng và chất lượng, chi phí ban đầu có thể dao động từ 50 triệu đến 200 triệu đồng, tùy vào các yếu tố sau:

- Số lượng và loại sản phẩm: Cửa hàng tiện lợi thường nhập các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm tươi sống, đồ uống, đồ dùng cá nhân, mỹ phẩm, thuốc lá, v.v.

- Hợp tác với nhà cung cấp: Ký hợp đồng với các nhà cung cấp lớn sẽ giúp giảm giá và đảm bảo chất lượng.

- Kho hàng và bảo quản: Đầu tư vào thiết bị bảo quản (tủ đông, tủ mát) có thể tăng chi phí nhập hàng, đặc biệt đối với sản phẩm tươi sống.

Dự trù chi phí nhập hàng cho tháng đầu tiên giúp bạn duy trì ổn định nguồn cung và phục vụ nhu cầu khách hàng.

Chi phí nhập hàng hóa

Chi phí nhập hàng hóa

3. Chi phí thiết kế cửa hàng, trang thiết bị

Chi phí thiết kế cửa hàng và trang thiết bị cần được đầu tư để tạo không gian mua sắm tiện nghi, hấp dẫn khách hàng. Các khoản chi phí chính bao gồm:

- Thiết kế cửa hàng: Bao gồm việc sắp xếp các kệ trưng bày, quầy thu ngân, bảng hiệu, ánh sáng và trang trí không gian. Chi phí thiết kế có thể dao động từ 5 triệu đến 30 triệu đồng tùy theo độ phức tạp.

- Trang thiết bị cơ bản: Tủ lạnh, tủ đông, máy POS, quầy thu ngân, hệ thống camera, máy tính và các thiết bị hỗ trợ khác.

Tổng chi phí thiết kế và trang thiết bị có thể dao động từ 20 triệu đến 100 triệu đồng, tùy thuộc vào quy mô và mức độ đầu tư của cửa hàng.

4. Chi phí nhân viên

Chi phí nhân viên là yếu tố quan trọng trong việc duy trì hoạt động của cửa hàng tiện lợi. Tùy thuộc vào quy mô cửa hàng và khối lượng công việc, chi phí nhân viên có thể dao động như sau:

- Lương nhân viên bán hàng: Mức lương trung bình từ 5 triệu đến 8 triệu đồng/tháng cho mỗi nhân viên.

- Lương quản lý cửa hàng: Từ 8 triệu đến 15 triệu đồng/tháng, tùy vào kinh nghiệm và vị trí quản lý.

- Nhân viên part-time: Nếu cửa hàng hoạt động 24/7, bạn có thể thuê nhân viên part-time để giảm chi phí. Mức lương dao động từ 3 triệu đến 5 triệu đồng/tháng.

Ngoài ra, bạn cần tính đến các khoản chi phí bảo hiểm, phúc lợi và tiền thưởng cho nhân viên. Tổng chi phí nhân viên có thể dao động từ 10 triệu đến 40 triệu đồng/tháng, tùy vào số lượng nhân viên và quy mô cửa hàng.

Chi phí nhân viên

Chi phí nhân viên

5. Chi phí thủ tục đăng ký kinh doanh

Chi phí cho thủ tục đăng ký kinh doanh cửa hàng tiện lợi không quá cao nhưng vẫn cần được tính toán kỹ lưỡng. Các khoản chi phí thường bao gồm:

- Giấy phép kinh doanh: Phí đăng ký kinh doanh tại Sở Kế hoạch và Đầu tư dao động từ 200.000 đến 1 triệu đồng tùy theo loại hình doanh nghiệp.

- Mã số thuế và đăng ký thuế: Khoản phí này thường đi kèm với giấy phép kinh doanh và có chi phí từ 200.000 đến 500.000 đồng.

- Giấy phép an toàn thực phẩm (nếu kinh doanh thực phẩm chế biến sẵn): Nếu cửa hàng bán thực phẩm, bạn cần xin giấy phép này tại cơ quan y tế, với chi phí từ 1 triệu đến 3 triệu đồng.

- Chi phí khác: Bao gồm chi phí dịch vụ luật sư, kế toán nếu bạn thuê ngoài để làm thủ tục, khoảng 1 triệu đến 5 triệu đồng.

Tổng chi phí cho thủ tục đăng ký kinh doanh dao động khoảng 1 triệu đến 5 triệu đồng, tùy theo yêu cầu và địa phương.

6. Chi phí phát sinh

Trong quá trình vận hành cửa hàng tiện lợi, sẽ có các chi phí phát sinh ngoài những khoản chi tiêu ban đầu. Các chi phí này cần được dự trù để đảm bảo cửa hàng hoạt động ổn định:

- Chi phí điện, nước: Cửa hàng tiện lợi cần ánh sáng liên tục, hệ thống làm mát và các thiết bị điện, do đó chi phí điện, nước có thể dao động từ 3 triệu đến 10 triệu đồng/tháng, tùy vào quy mô và địa điểm.

- Chi phí marketing và quảng cáo: Để thu hút khách hàng, bạn sẽ cần chi cho các hoạt động tiếp thị như quảng cáo trên mạng xã hội, phát tờ rơi, khuyến mãi... Chi phí marketing có thể từ 2 triệu đến 10 triệu đồng/tháng.

- Chi phí bảo trì, sửa chữa thiết bị: Cần duy trì các thiết bị như tủ lạnh, máy tính, hệ thống điện để cửa hàng hoạt động trơn tru. Chi phí này có thể từ 1 triệu đến 5 triệu đồng/tháng.

- Chi phí dự phòng: Một khoản chi phí để đối phó với các tình huống không lường trước được như sự cố hỏng hóc hoặc tình trạng thiếu hụt hàng hóa. Khoản này có thể từ 5 triệu đến 10 triệu đồng.

Tổng chi phí phát sinh có thể dao động từ 10 triệu đến 30 triệu đồng/tháng, tùy vào hoạt động và quy mô cửa hàng.

Chi phí phát sinh

Chi phí phát sinh

IV. Kinh nghiệm mở cửa hàng tiện lợi

Muốn kinh doanh mô hình này cần phải quan tâm những gì? Chi phí, vị trí mở cửa hàng, mô hình kinh doanh,... Nếu bạn cũng đang quan tâm đến vấn đề này thì đừng bỏ qua những thông tin hữu ích sau đây nhé!

1. Lập kế hoạch kinh doanh chi tiết 

Kinh doanh cửa hàng tiện lợi là một quá trình đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng và chiến lược rõ ràng để giảm thiểu rủi ro và đạt được hiệu quả. Dưới đây là các yếu tố quan trọng cần có trong kế hoạch kinh doanh để giúp chủ cửa hàng thành công.

- Trang thiết bị cần có: Tủ lạnh, tủ để đồ, quầy đồ ăn nhanh, bàn thu ngân, giá kệ và bộ thiết bị thanh toán như máy tính, máy quét mã vạch.

- Nguồn hàng: Nhập các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm tươi sống, đồ uống, đồ ăn nhanh, hàng tiêu dùng và các sản phẩm đặc biệt.

- Dự toán lỗ lãi: Tính toán chi phí, doanh thu và lợi nhuận dự kiến để đảm bảo cửa hàng sinh lời.

- Quản lý bán hàng: Phát triển chiến lược bán hàng, chương trình khuyến mãi và quản lý hàng hóa hiệu quả.

- Quản lý tài chính: Theo dõi báo cáo lãi lỗ, sổ quỹ, công nợ, báo cáo nhập hàng và bán hàng để kiểm soát dòng tiền.

2. Đăng ký thủ tục mở cửa hàng tiện lợi

Để mở cửa hàng tiện lợi, ngoài việc chuẩn bị đầy đủ các yếu tố kinh doanh, việc có các giấy phép và chứng nhận pháp lý là điều kiện tiên quyết. Các giấy tờ cần thiết bao gồm giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm và chứng nhận phòng cháy chữa cháy.

- Giấy phép kinh doanh: Là yêu cầu bắt buộc để đăng ký mở cửa hàng tiện lợi, giúp xác nhận tính hợp pháp của hoạt động kinh doanh.

- Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm: Cửa hàng tiện lợi kinh doanh thực phẩm cần xin giấy này và đảm bảo các điều kiện như:

Đơn đề nghị cấp giấy phép vệ sinh.

Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Sơ đồ quy trình sản xuất và bảo quản thực phẩm.

Giấy khám sức khỏe của chủ doanh nghiệp và nhân viên.

Chứng nhận kiến thức an toàn thực phẩm và nguồn gốc nguyên liệu.

- Chứng nhận phòng cháy chữa cháy: Cần có giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy cho cửa hàng 24/7 với các hồ sơ như:

Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận.

Bản sao giấy chứng nhận thẩm duyệt phòng cháy chữa cháy.

Phương án phòng cháy, chữa cháy, và các thiết bị cần thiết.

Đăng ký thủ tục mở cửa hàng tiện lợi

Đăng ký thủ tục mở cửa hàng tiện lợi

3. Lựa chọn mặt bằng mở cửa hàng phù hợp

Tìm được mặt bằng thích hợp để mở cửa hàng là một trong những yếu tố quan trọng khi bắt đầu kinh doanh. Đây là yếu tố sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc tiếp cận khách hàng, khả năng tiêu thụ và nguồn doanh thu mang đến cho cửa hàng của bạn.

- Vị trí đắc địa: Cửa hàng cần nằm ở nơi có mật độ dân cư đông đúc như khu dân cư, gần trường học, bệnh viện, văn phòng hoặc khu công nghiệp. Mặt bằng có thể dễ dàng tiếp cận từ các tuyến đường lớn hoặc các khu vực có giao thông thuận lợi.

- Diện tích phù hợp: Tùy theo quy mô cửa hàng mà bạn chọn mặt bằng có diện tích từ 30m² đến 100m² hoặc hơn. Đảm bảo có không gian đủ để trưng bày sản phẩm và khu vực thanh toán, bếp nếu có đồ ăn nhanh.

- Giá thuê hợp lý: Chọn mặt bằng với giá thuê phù hợp với ngân sách đầu tư, tránh các khu vực quá đắt hoặc thiếu khách hàng tiềm năng.

- Tình trạng cơ sở vật chất: Mặt bằng cần có sẵn cơ sở vật chất phù hợp (điện, nước, hệ thống phòng cháy chữa cháy, v.v.), tiết kiệm chi phí sửa chữa.

4. Tìm kiếm nhà cung cấp

Việc tìm kiếm nhà cung cấp uy tín và đáng tin cậy là một yếu tố quan trọng giúp đảm bảo chất lượng sản phẩm và nguồn cung ổn định cho cửa hàng tiện lợi. Dưới đây là các bước và phương pháp để tìm kiếm nhà cung cấp phù hợp:

- Các trang web thương mại điện tử: Các trang như Alibaba, Amazon Business, hoặc các sàn B2B như Vietnam Export, hay các diễn đàn và nhóm Facebook dành cho các chủ cửa hàng có thể là nguồn thông tin tốt.

- Website của các nhà cung cấp lớn: Nhiều nhà cung cấp lớn trong ngành thực phẩm và tiêu dùng có website riêng, nơi bạn có thể tra cứu thông tin, đặt hàng trực tiếp.

- Tham gia các hội chợ thương mại hoặc triển lãm liên quan đến ngành hàng tiêu dùng hoặc thực phẩm giúp bạn gặp gỡ trực tiếp các nhà cung cấp, so sánh giá cả và chất lượng sản phẩm.

- Các nhà phân phối sản phẩm thực phẩm, đồ uống, hàng tiêu dùng có thể cung cấp cho bạn một nguồn hàng đa dạng. Hãy tìm các nhà phân phối chuyên nghiệp để đảm bảo sản phẩm chất lượng.

 Tìm kiếm nhà cung cấp

 Tìm kiếm nhà cung cấp

5. Hoàn thiện trang thiết bị cửa hàng

Trang thiết bị cửa hàng tiện lợi đóng vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa hoạt động kinh doanh, nâng cao trải nghiệm khách hàng và đảm bảo hiệu quả vận hành. Dưới đây là các thiết bị cần có và những lưu ý khi trang bị cho cửa hàng của bạn:

- Bảo quản và trưng bày: Tủ lạnh, tủ đông, kệ trưng bày, tủ mát cho các sản phẩm tươi sống và đồ khô.

- Thanh toán và quản lý: Máy thu ngân, máy quét mã vạch, máy in hóa đơn, phần mềm quản lý bán hàng.

- Chế biến (nếu có): Bếp, lò vi sóng, bàn chế biến và tủ đựng đồ dùng.

- Hỗ trợ khách hàng: Bàn thu ngân, ghế ngồi (nếu có), camera an ninh.

- An toàn: Thiết bị phòng cháy chữa cháy, hệ thống báo cháy, quạt/điều hòa.

- Khác: Bảng hiệu, biển quảng cáo, hệ thống chiếu sáng.

6. Sử dụng phần mềm quản lý cửa hàng tiện lợi hiệu quả

Với bất kỳ mô hình kinh doanh nào thì việc quản lý bán hàng rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình vận hành của cửa hàng có trơn tru hay không. Quản lý bán hàng không chỉ đơn thuần là việc thanh toán, xuất hóa đơn, trả hàng mà còn là quản lý hàng hóa, kiểm soát số lượng hàng tồn kho,...

Để quản lý hàng hóa hiệu quả thì chủ cửa hàng cần đưa ra giải pháp phù hợp. Với sự phát triển của công nghệ, bạn hoàn toàn có thể quản lý bán hàng, tồn kho và doanh thu, chi phí nhanh chóng, chính xác nhất với các phần mềm quản lý cửa hàng, phần mềm tính tiền tự động hiện đại.

Sử dụng phần mềm quản lý cửa hàng tiện lợi hiệu quả

Sử dụng phần mềm quản lý cửa hàng tiện lợi hiệu quả

Mô hình kinh doanh cửa hàng tiện lợi hiện nay đang là xu hướng kinh doanh rất thành công. Đặc biệt trong thời điểm dịch bệnh khiến cho các mô hình kinh doanh khác trở nên khó khăn thì việc mở cửa hàng tiện lợi là một sự lựa chọn đúng đắt. Với những thông tin bổ ích mà POS365 mang đến, mong rằng bạn sẽ lựa chọn cho mình mô hình kinh doanh phù hợp nhất. Chúc bạn thành công!