Mở cửa hàng tiện lợi nhượng quyền đang thu hút được nhiều sự quan tâm của các bạn trẻ khởi nghiệp. Vậy có nên kinh doanh theo mô hình nhượng quyền không? Cần chuẩn bị những gì để sinh lời nhanh chóng? Tất cả những thắc mắc này sẽ có trong bài viết dưới đây.
1. Cần bao nhiêu vốn để mở cửa hàng tiện lợi nhượng quyền?
Cần bao nhiêu vốn để mở cửa hàng tiện lợi hẳn là thắc mắc của nhiều người khi có dự định mở cửa hàng tiện lợi. Dưới đây là những khoản phí bạn phải trả khi mở cửa hàng tiện lợi:
1.1 Tiền thuê mặt bằng
Nếu có sẵn mặt bằng thì bạn không cần lo tiền thuê cửa hàng. Tuy nhiên, nếu phải thuê, chi phí thường dao động từ 15 – 30 triệu/tháng, tùy theo vị trí và diện tích.
1.2 Tiền nhập hàng
Để cửa hàng vận hành ổn định ngay từ đầu, bạn cần chuẩn bị khoảng 150 – 250 triệu cho hàng hóa. Khi cửa hàng đã đi vào luồng, bạn chỉ cần bổ sung hàng theo nhu cầu thực tế.
Cần bao nhiêu vốn để mở cửa hàng tiện lợi nhượng quyền?
1.3 Tiền đầu tư cơ sở vật chất
Chi phí đầu tư cơ sở vật chất bao gồm kệ trưng bày, quầy thu ngân, hệ thống camera, phần mềm quản lý bán hàng,... Khoản đầu tư này dao động khoảng từ 40 - 60 triệu đồng.
1.4 Tiền biển bảng, ấn phẩm nhận diện thương hiệu
Để khách hàng dễ dàng nhận biết, bạn cần thiết kế bảng hiệu, tờ rơi hoặc các ấn phẩm quảng bá. Chi phí cho hạng mục này thường khoảng 5 – 10 triệu đồng.
Theo đó, tổng chi phí mở cửa hàng tiện lợi có thể dao động từ 350 - 500 triệu, tùy vào quy mô và vị trí.
>> Xem thêm: Phần mềm quản lý bán hàng cửa hàng tiện lợi hiệu quả, chính xác
2. Nên tự kinh doanh hay mở nhượng quyền cửa hàng tiện lợi
Dưới đây là ưu và nhược điểm của từng mô hình giúp bạn lựa chọn được phương án phù hợp với nhu cầu của mình:
2.1 Tự kinh doanh cửa hàng tiện lợi
Ưu điểm:
-
Bạn có toàn quyền quyết định mọi thứ, từ tên thương hiệu, thiết kế logo đến cách bày trí cửa hàng
-
Linh hoạt trong việc lựa chọn địa điểm, mô hình kinh doanh và chiến lược vận hành
-
Chủ động tìm kiếm nguồn hàng, kênh phân phối phù hợp để tối ưu chi phí và lợi nhuận
-
Tự do triển khai các chiến dịch tiếp thị, quảng cáo theo ngân sách và định hướng riêng
-
Không bị ràng buộc bởi quy trình hay chính sách từ bên nhượng quyền
Nhược điểm:
-
Cần lập kế hoạch rõ ràng, phân chia công việc hợp lý để tránh bị rối trong quá trình vận hành
-
Phải đầu tư vốn ban đầu để xây dựng thương hiệu, từ thiết kế logo, biển bảng đến marketing
-
Nếu chưa có kinh nghiệm kinh doanh bán lẻ, bạn có thể gặp khó khăn trong việc quản lý cửa hàng và tìm kiếm khách hàng
Tự kinh doanh hay mở cửa hàng tiện lợi nhượng quyền đều có ưu, nhược điểm
2.2 Mở cửa hàng tiện lợi nhượng quyền
Ưu điểm:
-
Nhượng quyền kinh doanh cửa hàng tiện lợi thừa hưởng thương hiệu có sẵn, giúp tiết kiệm thời gian xây dựng và tăng khả năng cạnh tranh
-
Sản phẩm, dịch vụ đã được chuẩn hóa, giúp việc vận hành cửa hàng trở nên dễ dàng hơn
-
Hỗ trợ đào tạo nhân viên, hướng dẫn quy trình quản lý từ bên nhượng quyền
-
Nhận được sự hỗ trợ về marketing, chương trình khuyến mãi, giúp tiếp cận khách hàng hiệu quả hơn
-
Một số thương hiệu nhượng quyền còn hỗ trợ vốn đầu tư, giảm áp lực tài chính ban đầu.
Nhược điểm:
-
Phải chi một khoản phí không nhỏ để mua nhượng quyền và duy trì thương hiệu
-
Không có quyền sở hữu thương hiệu dù cửa hàng phát triển tốt đến đâu
-
Lợi nhuận phải chia sẻ với bên nhượng quyền theo nhiều hình thức khác nhau
-
Kinh doanh theo mô hình nhượng quyền đồng nghĩa với việc tuân thủ chặt chẽ quy trình từ thương hiệu mẹ, ít sự sáng tạo và linh hoạt trong vận hành.
3. Điều kiện mở cửa hàng tiện lợi nhượng quyền là gì?
Mở cửa hàng tiện lợi theo hình thức nhượng quyền giúp bạn tận dụng thương hiệu có sẵn, giảm rủi ro khi khởi nghiệp. Tuy nhiên, để trở thành đối tác nhượng quyền, bạn cần đáp ứng một số điều kiện sau:
3.1 Vốn đầu tư ban đầu
Hầu hết các hệ thống nhượng quyền yêu cầu một khoản phí nhượng quyền ban đầu, có thể dao động từ vài trăm triệu đến hàng tỷ đồng, tùy theo thương hiệu và quy mô cửa hàng.
3.2. Mặt bằng kinh doanh phù hợp
Các thương hiệu nhượng quyền thường có tiêu chí cụ thể về vị trí cửa hàng. Địa điểm phải nằm ở khu vực đông dân cư, gần trường học, khu văn phòng hoặc tuyến phố sầm uất để đảm bảo lượng khách hàng ổn định. Diện tích mặt bằng cũng phải đạt yêu cầu, thường từ 40 – 100m², tùy vào mô hình của từng thương hiệu.
3.3 Cam kết tuân thủ quy trình vận hành
Mở cửa hàng nhượng quyền đồng nghĩa với việc bạn phải tuân theo các quy trình kinh doanh, quản lý, và vận hành mà thương hiệu đưa ra. Điều này bao gồm quy chuẩn về thiết kế cửa hàng, nguồn hàng, chính sách giá, chương trình khuyến mãi, và dịch vụ chăm sóc khách hàng.
Kinh doanh cửa hàng tiện lợi nhượng quyền cần khá nhiều vốn
3.4 Phí duy trì và chia sẻ lợi nhuận
Ngoài phí nhượng quyền ban đầu, nhiều thương hiệu còn thu phí duy trì định kỳ hoặc yêu cầu chia sẻ một phần lợi nhuận theo doanh thu, nhằm đảm bảo nguồn lực để tiếp tục hỗ trợ và phát triển hệ thống cửa hàng.
3.5 Kinh nghiệm và năng lực quản lý
Mặc dù không phải tất cả thương hiệu đều yêu cầu kinh nghiệm kinh doanh trước đó, nhưng việc có kỹ năng quản lý, tổ chức vận hành sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong quá trình điều hành cửa hàng.
4. Các bước mở cửa hàng tiện lợi nhượng quyền
Mở một cửa hàng tiện lợi nhượng quyền không chỉ đơn giản là chọn thương hiệu rồi vận hành. Bạn có một lộ trình cụ thể để đảm bảo mọi thứ diễn ra suôn sẻ. Dưới đây là các bước quan trọng bạn cần thực hiện:
4.1 Khảo sát thực tế thị trường
Dù thương hiệu có lớn đến đâu, việc đặt cửa hàng tại một thị trường không phù hợp cũng có thể khiến bạn gặp khó khăn trong kinh doanh. Vì vậy, việc khảo sát thị trường là bước đầu tiên giúp bạn hiểu rõ nhu cầu khách hàng, phân tích mức độ cạnh tranh và đánh giá tiềm năng phát triển. Từ đó, đưa ra quyết định về việc lựa chọn thương hiệu và vị trí cửa hàng.
Tìm hiểu thị hiếu của người dùng giúp bạn chọn được thương hiệu phù hợp
4.2 Chọn lựa thương hiệu
Có rất nhiều thương hiệu cửa hàng tiện lợi trên thị trường, nhưng không phải cái tên nào cũng phù hợp với định hướng kinh doanh của bạn. Để tránh bị quá tải thông tin, bạn nên giới hạn phạm vi tìm hiểu, chỉ đánh giá 3 – 4 thương hiệu trong ngành. Ngoài ra, bạn cũng không nên giới hạn lựa chọn chỉ trong nước hay quốc tế, mà hãy cân nhắc kỹ ưu, nhược điểm của từng mô hình để có quyết định đúng đắn.
4.3 Trao đổi và ký hợp đồng nhượng quyền
Trao đổi và ký hợp đồng là giai đoạn quan trọng quyết định quyền lợi và nghĩa vụ giữa bạn và thương hiệu nhượng quyền. Hợp đồng cần làm rõ các điều khoản chính, bao gồm:
-
Khu vực nhượng quyền: Bạn sẽ được phép mở cửa hàng ở đâu, có bị giới hạn phạm vi hay không?
-
Phí nhượng quyền: Khoản phí ban đầu bao gồm những gì? Có thêm phí phát sinh nào không?
-
Chi phí duy trì: Hàng tháng bạn sẽ phải đóng phí bao nhiêu? Có phải chia lợi nhuận không?
-
Hỗ trợ từ bên nhượng quyền: Thương hiệu sẽ giúp bạn về đào tạo, marketing, quản lý ra sao?
-
Điều khoản chấm dứt hợp đồng: Nếu muốn ngừng kinh doanh hoặc chuyển nhượng, bạn cần tuân thủ những quy định gì?
Bạn cần trao đổi về quyền lợi và trách nhiệm thật kỹ trước khi hợp tác
4.4 Lựa chọn vị trí cửa hàng
Vị trí quyết định rất lớn đến doanh thu của cửa hàng tiện lợi. Hãy ưu tiên các khu vực đông dân cư, gần trường học, văn phòng, chung cư, nơi có nhu cầu mua sắm cao và khả năng sẵn sàng chi trả..
Mô hình cửa hàng tiện lợi không yêu cầu diện tích quá rộng, nhưng nhưng cần có không gian dừng, đỗ xe. Nếu khách hàng không thể dừng xe dễ dàng, họ sẽ chọn một cửa hàng khác tiện lợi hơn. Vì vậy, hãy đảm bảo không gian cửa hàng có đủ chỗ để xe cho khách ghé mua nhanh chóng.
4.5 Thiết kế cửa hàng
Ấn tượng đầu tiên khi khách hàng bước vào cửa hàng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định mua sắm của họ. Một không gian gọn gàng, dễ nhìn, ánh sáng hợp lý và cách bài trí khoa học không chỉ giúp thu hút khách mà còn tạo cảm giác thoải mái, chuyên nghiệp.
Không gian cửa hàng nên được bố trí khoa học, ánh sáng tốt
4.5 Tuyển dụng và đào tạo nhân sự
Nhân viên là người thường xuyên tiếp xúc với cửa hàng, ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm người mua. Bạn cần có kế hoạch tuyển dụng rõ ràng, đảm bảo đủ nhân sự để vận hành cửa hàng trơn tru.
Bên cạnh đó, hãy đào tạo kỹ về quy trình bán hàng, chăm sóc khách hàng, xử lý tình huống, giúp nhân viên hiểu rõ thương hiệu, tăng trải nghiệm người dùng.
4.6 Vận hành và quản lý cửa hàng
Khi cửa hàng đi vào hoạt động, việc theo dõi và đánh giá hiệu quả kinh doanh là điều không thể bỏ qua. Bạn cần thường xuyên phân tích doanh thu, chi phí, lượng khách hàng và phản hồi từ thị trường để nhận diện cơ hội cải thiện. Không chỉ bên nhượng quyền, chính bạn cũng phải chủ động nắm bắt tình hình để có những điều chỉnh kịp thời.
5. Top các cửa hàng tiện lợi nhượng quyền nổi tiếng
Nếu bạn vẫn đang băn khoăn chưa biết chọn nhượng quyền thương hiệu cửa hàng tiện lợi nào, thì danh sách dưới đây sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn. Đây đều là những cửa hàng nhượng quyền có mô hình kinh doanh ổn định, hệ thống vận hành chuyên nghiệp.
5.1 GS25
Ra mắt tại Việt Nam vào năm 2018, GS25 nhanh chóng thu hút sự quan tâm nhờ không gian hiện đại và mô hình kinh doanh mang đậm phong cách Hàn Quốc. Cửa hàng nổi bật với các sản phẩm nhập khẩu độc quyền như đồ ăn vặt, cơm hộp, kimbap,... cùng nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn.
-
Phí nhượng quyền: Tổng vốn đầu tư ước tính từ 1,5 đến 2 tỷ đồng
-
Phí hàng tháng: Chia sẻ lợi nhuận theo tỷ lệ thỏa thuận trong hợp đồng
-
Yêu cầu địa điểm: Diện tích từ 70m² đến 140m², nằm ở khu vực đông dân cư, gần trường học, văn phòng
-
Hotline nhượng quyền: 028 7302 2525
GS25 là cửa hàng tiện lợi thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư
5.2 Circle K
Circle K không chỉ là một cửa hàng tiện lợi mà còn là điểm đến quen thuộc của các bạn trẻ. Hoạt động 24/7, cửa hàng này phục vụ từ thực phẩm, đồ uống đến các vật dụng thiết yếu, giúp khách hàng có thể dễ dàng tìm thấy thứ mình cần mà không phải chờ đợi lâu như ở siêu thị.
-
Phí nhượng quyền: Khoảng 600 triệu đồng
-
Phí hàng tháng: Phí bản quyền dao động từ 3,7% – 4,5% doanh thu, phụ thuộc vào gói hỗ trợ từ công ty
-
Yêu cầu địa điểm: Cửa hàng có diện tích tối thiểu 50m², ưu tiên vị trí đông dân cư, gần trường học, văn phòng để đảm bảo lượng khách hàng ổn định
-
Hotline nhượng quyền: 1900 3110
Là thương hiệu lớn nên chi phí nhượng quyền cửa hàng tiện lợi Circle K khá cao
5.3 Family Mart
Gia nhập thị trường Việt Nam từ năm 2009, FamilyMart tạo dấu ấn nhờ các sản phẩm chế biến sẵn mang hương vị Nhật Bản như onigiri, bento, trà sữa đóng chai,... Không chỉ thu hút khách hàng nhờ thực phẩm chất lượng, hệ thống này còn được đánh giá cao nhờ dịch vụ chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp, thân thiện.
-
Phí nhượng quyền: Khoảng 1 tỷ đồng
-
Phí hàng tháng: Phí bản quyền khoảng 3% đến 5% doanh thu
-
Yêu cầu địa điểm: Diện tích tối thiểu 50m², ưu tiên vị trí góc ngã ba, ngã tư, khu vực đông dân cư
-
Hotline nhượng quyền: (028)39305180
FamilyMart là điểm đến của mọi bà nội chợ Việt
5.4 Ministop
Không chỉ cung cấp các mặt hàng tiêu dùng thông thường, Ministop còn tích hợp quầy thức ăn nhanh ngay tại cửa hàng. Các món ăn nóng như gà rán, khoai tây lốc xoáy, mỳ spaghetti,... luôn được ưa chuộng, đặc biệt là nhóm khách hàng trẻ.
-
Phí nhượng quyền: Ước tính từ 2 đến 3 tỷ đồng
-
Phí hàng tháng: Chia sẻ lợi nhuận theo thỏa thuận trong hợp đồng
-
Yêu cầu địa điểm: Diện tích tối thiểu 30m², có khu vực ngồi lại cho khách hàng
-
Hotline nhượng quyền: 086 528 7193
Nếu ai thích kinh doanh thực phẩm Hàn Quốc thì Ministop là gợi ý không thể bỏ qua
5.5 7-Eleven
Với hơn 71.000 cửa hàng trên toàn cầu, 7-Eleven không còn xa lạ với người tiêu dùng. Thương hiệu này đặt chân vào Việt Nam từ năm 2017, mang theo mô hình kinh doanh hiện đại và các sản phẩm độc quyền. Đặc biệt, thực phẩm chế biến sẵn của 7-Eleven luôn được đánh giá cao về chất lượng.
-
Phí nhượng quyền: Ước tính từ 10.000 - 1.000.000 USD
-
Phí hàng tháng: Khoảng 5% đến 7% doanh thu
-
Yêu cầu địa điểm: Diện tích từ 100m² trở lên, nằm ở khu vực trung tâm, đông người qua lại
-
Hotline nhượng quyền: (028) 7300 7711
7-Eleven luôn được đánh giá cao về chất lượng
5.6 Cheers
Cheers thuộc hệ thống Saigon Co.op, mang phong cách mua sắm trẻ trung, năng động với mô hình hoạt động 24/24. Nhắm đến nhóm khách hàng văn phòng, sinh viên và những người có nhu cầu mua sắm nhanh gọn, cửa hàng cung cấp đa dạng sản phẩm cùng không gian hiện đại, giúp khách hàng có những trải nghiệm tiện lợi nhất.
-
Phí nhượng quyền: Ước tính từ 300 - 500 triệu
-
Phí hàng tháng: Khoảng 5% đến 7% doanh thu
-
Yêu cầu địa điểm: Diện tích từ 40m² trở lên, nằm ở khu vực đông dân cư
-
Hotline nhượng quyền: 1900 5555 68
Cheers là mô hình kinh doanh có tiếng tại Sài Gòn
5.7 Co.op Smile
Tận dụng lợi thế từ mạng lưới phân phối rộng khắp của Saigon Co.op, Co.op Smile hướng đến nhóm khách hàng bình dân với giá cả phải chăng. Cửa hàng tập trung vào các sản phẩm tiêu dùng thiết yếu, mang đến giải pháp mua sắm tiện lợi cho người dân.
-
Phí nhượng quyền: Ước tính từ 500 triệu đến 1 tỷ đồng
-
Phí hàng tháng: Chia sẻ lợi nhuận theo thỏa thuận trong hợp đồng
-
Yêu cầu địa điểm: Diện tích từ 30m² trở lên, nằm trong khu dân cư, gần chợ, trường học
-
Hotline nhượng quyền: 0911 825753
Co.op Smile hướng đến đối tượng khách hàng bình dân
Bài viết trên đã chia sẻ cho bạn những thông tin hữu ích liên quan đến mở cửa hàng tiện lợi nhượng quyền. Đây là mô hình kinh doanh không quá mới, nhưng luôn rộng mở cho những người muốn khởi nghiệp. Hy vọng chia sẻ này sẽ là hành trang giúp ích cho bạn trên con đường sắp tới. Truy cập POS365 để theo dõi những chia sẻ hay khác nhé! Và để việc quản lý cửa hàng tiện lợi của bạn trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn, đừng quên khám phá phần mềm quản lý bán hàng POS365.