Công nghệ ngày càng phát triển, TVC quảng cáo là hình thức tiếp thị được nhiều thương hiệu hiện nay áp dụng. Với những lợi ích mà nó mang lại cho doanh nghiệp, hãy cùng POS365 tìm hiểu về định nghĩa, phân loại, các bước thực hiện và bí quyết để làm TVC hiệu quả nhất nhé!
Trước hết, bạn cần biết định nghĩa:
I. TVC là gì?
TVC là viết tắt của từ tiếng anh Television Commercials, nó là hình thức quảng cáo dựa trên hình ảnh, video hay sự kiện nào đó nhằm giới thiệu sản phẩm, quảng bá thương hiệu đến khách hàng thông qua hệ thống truyền hình.
Về đặc điểm, TVC quảng cáo có sức lan tỏa rộng, dễ tiếp cận nhiều đối tượng khác nhau mà không gặp rào cản về không gian, thời gian hay vị trí địa lý. Hiện nay, TVC thường được nhà đài sắp xếp vị trí phát trước, xen kẽ hoặc sau nội dung của chương trình truyền hình nào đó.
Về nội dung, đa phần quảng cáo trên TV thường kể về:
- câu chuyện của nhân vật nào đó, có thể là những nhân vật nổi tiếng hay có sức ảnh hưởng trong xã hội.
- nội dung hài hước, thu hút, nói về các giá trị nhân văn,.....
- hoặc đơn giản là những video đẹp mắt về sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp.
Làm tiếp thị quảng cáo trên truyền hình đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp
II. Vai trò của TVC quảng cáo đối với doanh nghiệp
Mặc dù hiện nay, để sản xuất ra những video TVC khá tốn kém. Tuy nhiên, nó hoàn toàn xứng đáng nếu như bạn lên kế hoạch và thực hiện quảng cáo một cách đúng đắn. Nhiều thương hiệu thậm chí chi hàng tỷ đồng cho quảng cáo truyền hình mỗi năm.
Vậy, tại sao TVC quảng cáo lại quan trọng đối với tiếp thị và được nhiều thương hiệu lựa chọn như vậy? Hãy cùng xem những vai trò mà nó mang lại!
2.1. Tiếp cận lượng khán giả lớn hơn
Không có nhiều phương tiện truyền thông nào khác ngoài truyền hình đem lại cho bạn số lượng người tiếp cận khổng lồ chỉ với một quảng cáo ngắn duy nhất.
Theo một thống kê, hơn 90% các gia đình có từ 1-2 tivi để trong phòng khách hoặc phòng ngủ. Điều này càng làm tăng phạm vi tiếp cận đối với chiến dịch tiếp thị. Đây là hình thức tiếp thị mở ra cơ hội lớn, nhằm mở rộng quy mô tiếp thị của doanh nghiệp và tiếp cận được lượng khách hàng tiềm năng khổng lồ.
Thu hút nhiều khách hàng
2.2. Tạo sức ảnh hưởng đến khách hàng
TVC quảng cáo trên truyền hình vẫn luôn mang lại sự uy tín, chất lượng mà các nền tảng trực tuyến khác khó có được.
Một trong những ưu điểm khác khi so sánh với các nền tảng tiếp thị video khác chính là sức ảnh hưởng từ truyền hình. Các nghiên cứu toàn cầu chỉ ra 60% khả năng khách hàng mua sản phẩm được quảng cáo trên truyền hình, so với 40% khách hàng sử dụng sản phẩm/dịch vụ từ những quảng cáo trực tuyến trên mạng xã hội. Điều này một phần là do ấn tượng rằng: Bất kỳ ai cũng có thể quảng cáo trên Internet, trong khi tivi độc quyền hơn đáng kể.
2.3. Cải thiện đối tượng được nhắm mục tiêu
Một trong những ưu điểm mà tiếp thị trực tuyến chính là việc nhắm mục tiêu cụ thể. Chẳng hạn, các nền tảng quảng cáo như Google, Facebook, Youtube,.... thường thu thập dữ liệu người dùng và cho phép nhà quảng cáo có thể tiếp cận gần hơn với đối tượng mục tiêu.
Nhắm đối tượng mục tiêu qua các chiến dịch ads
TVC quảng cáo có thể giúp bạn cải thiện đối tượng nhắm mục tiêu dựa vào những thời điểm nhất định trong ngày. Nhờ đó, bạn có thể tiếp cận gần hơn và chính xác theo mục đích của mình.
2.4. Yếu tố đối tượng hấp dẫn
Có nhiều người sẽ bỏ qua quảng cáo khi xem chương trình ti vi. Tuy nhiên, đa phần đều vẫn tiếp tục xem quảng cáo và bạn có thể nhắm vào những khoảng thời gian được chú ý này. Do đó, bạn cũng cần kết hợp và sản xuất ra TVC hấp dẫn, thu hút người xem.
2.5. Đem lại sự uy tín, tin cậy
Một trong những phần quan trọng của quảng cáo truyền hình chính là nâng cao sự uy tín cho thương hiệu của bạn. Khách hàng cũng tương tác nhiều hơn so với các nền tảng khác. Hơn nữa, nó có tác dụng đối với một thị trường vô cùng rộng lớn, do đó độ nhận diện thương hiệu gần như được đảm bảo tăng lên sau một chiến dịch quảng cáo trên TV.
TVC quảng cáo ấn tượng giúp bạn truyền tải thông điệp của mình dưới dạng hình ảnh, âm thanh và chuyển động. Góp phần mang lại sự tín nhiệm tức thì cho sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp bạn.
III. 6 mẫu kịch bản cho nội dung TVC quảng cáo
Những loại quảng cáo nào tốt nhất cho doanh nghiệp của bạn? Hãy cùng điểm qua 6 loại nội dung TVC phổ biến nhất hiện nay:
3.1. TVC quảng cáo sản phẩm, dịch vụ
Đây là hình thức TVC với nội dung là quảng cáo sản phẩm hay dịch vụ mà doanh nghiệp đang cung cấp. Những video này được sản xuất nhằm cung cấp cho người dùng có cái nhìn sơ lược về các phẩm/dịch vụ mà họ quan tâm và có khả năng mua, dùng thử.
Quay quảng cáo sản phẩm
3.2. Quảng cáo thương hiệu
Tăng sự uy tín, tin cậy vào thương hiệu là trọng tâm của nội dung quảng cáo thương hiệu. Video quảng cáo được thiết kế và cung cấp cho khách hàng hình ảnh đẹp về sản phẩm hay thương hiệu.
Nội dung để quảng cáo thương hiệu thường nói về sự hài lòng, an toàn, sức khỏe, lợi ích, sứ mệnh của thương hiệu.
Quảng bá thương hiệu trên sóng truyền hình
3.3. Quảng cáo theo phong cách chứng thực
Nội dung là những phản hồi, chia sẻ sự hài lòng của khách hàng đối với thương hiệu của bạn. Mẫu kịch bản TVC quảng cáo này giúp thúc đẩy lòng tin về thương hiệu và cải thiện doanh số bán hàng.
Video theo phong cách chứng thực này không yêu cầu kịch bản quá phô trương và nên được làm một cách tự nhiên, dễ hiểu.
Quảng cáo trực tiếp giúp tăng sự uy tín
3.4. Bằng chứng thành tựu, hiệu suất kinh doanh
Chứng minh hiệu suất, thành tựu của thương hiệu của bạn giúp nhận được sự tin tưởng cao hơn. Đa phần, các thương hiệu về dược phẩm thường bổ sung các thành tựu được nhà nước công nhận, trao huân chương,.... nhằm làm tăng sự công nhận, uy tín trong mắt khán giả.
Đưa ra các bằng chứng về thành tựu
3.5. So sánh, review thương mại
Việc so sánh có thể giúp doanh nghiệp của bạn tạo nên những sự khác biệt so với các đối thủ cùng cạnh tranh trong lĩnh vực cụ thể. Các loại quảng cáo này sử dụng những quy trình kinh doanh, sản phẩm hay những yếu tố độc đáo của riêng doanh nghiệp bạn và so sánh với những doanh nghiệp khác.
3.6. TVC quảng cáo với người có sức ảnh hưởng
Cuối cùng, nội dung quảng cáo mang tính thuyết phục khác chính là thông qua những người nổi tiếng, có ảnh hưởng trong lĩnh vực kinh doanh của bạn. Những người có ảnh hưởng là đòn bẩy quan trọng. Mời họ thực hiện quảng cáo và nêu cảm nhận của họ đối với sản phẩm/dịch vụ của bạn là cách tăng sự thu hút, uy tín và tương tác cao từ khách hàng.
Mời người nổi tiếng tham gia vào các TVC
IV. Các dạng TVC quảng cáo
Có nhiều dạng TVC được sử dụng phổ biến hiện nay như:
- Quảng cáo truyền hình - TVC Ads: Đây là hình thức quảng cáo có chi phí khá đắt đỏ, được phát trên sóng truyền hình vào những khung giờ khác nhau. Để được phát trên các kênh quảng cáo này, khâu kiểm duyệt vô cùng khắt khe, bị giới hạn thời gian quảng cáo. Các doanh nghiệp muốn quảng cáo truyền hình cần lên kế hoạch cụ thể và chuẩn bị nguồn chi phí khá lớn.
Xuất hiện quảng cáo trên sóng truyền hình TVAd
- Quảng cáo trực tuyến - TVC Online: Không như dạn quảng cáo TVC Ads, hình thức quảng cáo online không bị giới hạn thời gian phát sóng, chi phí được đánh giá thấp hơn. Về vị trí, những quảng cáo TVC online thường xuất hiện trên những website, mạng xã hội.
TVC xuất hiện trên các trang mạng trực tuyến
- Quảng cáo tuyển dụng: Mục đích của quảng cáo này là tuyển nhân sự. TVC có mục đích để tuyển dụng nhân sự bằng việc giới thiệu về công ty, doanh nghiệp và những ưu đãi dành cho nhân viên khi làm tại doanh nghiệp.
Quảng cáo nhằm mục đích tuyển dụng
- TVC truyền thông nội bộ: Đây thường là những lời phát biểu của quản lý, lãnh đạo và công ty. Mục đích nhằm truyền tải thông điệp tốt đẹp, có sức lan tỏa. Từ đó làm nổi bật lên các giá trị của công ty.
Truyền tải thông điệp nội bộ
- Sản xuất TVC quảng cáo 3D: Những hình ảnh, chuyển động của quảng cáo được làm dưới dạng 3D để tạo cảm giác chân thực cho người xem. Chú ý cần thực hiện với những hình ảnh đẹp mắt, thu hút, sống động và truyền tải thông điệp về sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp.
Làm video quảng cáo 3D
V. Hướng dẫn làm TVC quảng cáo ấn tượng trong 8 bước
Để chiến dịch hiệu quả, bạn cần lựa chọn thời gian phát sóng và tạo TVC đẹp mắt. Một quảng cáo có thể tốn thời gian từ 6 tuần đến 6 tháng tùy thuộc vào quy mô dự án. Quá trình này thường bắt đầu theo từng bước như sau:
5.1. Làm dàn ý kịch bản
Phần này các bạn cần lên dàn ý những điều chính cần có trong một TVC. Một kịch bản tóm tắt cần bao gồm:
Mục tiêu:
Trả lời các câu hỏi như:
Đây có phải là sản phẩm mới ra mắt của công ty hay không?
Bạn có muốn thúc đẩy chuyển đổi bán hàng ngay lập tức không?
Quảng cáo nhằm mục tiêu PR thương hiệu hay sản phẩm?
Thông điệp:
Thông điệp rõ ràng mà bạn muốn truyền tải thông qua quảng cáo là gì?
Đối tượng mục tiêu:
Đối tượng mà bạn đang nhắm đến trong chiến dịch tiếp thị của mình là ai?
Trong kịch bản TVC quảng cáo, cần có những yêu cầu tiêu chuẩn khi làm, bao gồm:
-
Nguyên tắc của thương hiệu
-
Vị trí xuất hiện quảng cáo
-
Thời gian phát sóng của quảng cáo
-
Ngân sách chi trả là bao nhiêu
-
Thời gian chạy chiến dịch
Lập dàn ý cho kịch bản video và những yêu cầu đạt được
5.2. Hoàn thiện chi tiết kịch bản
Sau khi đã có dàn ý kịch bản, bạn cần đưa ra những ý tưởng sáng tạo. Lúc này, kịch bản cần được lên gần như hoàn chỉnh. Các phân cảnh được lên kịch bản càng chi tiết càng tốt.
Đây là lúc nhóm marketing sẽ đưa ra các ý tưởng sáng tạo. Đó có thể là giọng điệu, giai điệu, hình ảnh nhằm thu hút người xem và truyền tải được thông điệp mong muốn.
Làm kịch bản chi tiết hơn qua các dàn ý ở bước 1
5.3. Bảng phân cảnh, tập lệnh
Sau khi hoàn tất kịch bản, ý tưởng. Các bạn hãy lên kịch bản cho từng phân cảnh để thể hiện những ý đồ cho từng khung hình.
Tập lệnh cung cấp ngữ cảnh để giúp bạn biết rằng thời gian, vị trí đặt khung hình. Nó gồm những bài phát biểu, thuyết minh, ghi chú, văn bản hiển thị trên hình ảnh/video,...
Bảng phân cảnh giúp truyền tải được ý định trực quan cho câu chuyện. Nó bao gồm:
-
Góc máy ảnh
-
Điểm lấy nét
-
Chuyển động máy ảnh
-
Loại xử lý hình ảnh
-
….
Ngoài ra, trong bảng phân cảnh, bạn có thể đi kèm những ghi chú về biểu cảm, tâm trạng nhằm giúp khách hàng hiểu được ý định của hình ảnh/video.
Chia phân cảnh và các tập lệnh đi kèm
5.4. Phê duyệt
Sau khi hoàn tất kịch bản trong 3 bước trên, hãy gửi kịch bản đến quản lý cấp cao để được phê duyệt.
Đối với những TVC quảng cáo trên tivi, hãy gửi đến đài truyền hình để được phê duyệt nhằm tránh những quảng cáo có thể gây hiểu lầm, có hại hay xúc phạm đến quyền riêng tư.
Điều này cần được làm trước khi bắt tay vào sản xuất để tránh mất thời gian phải làm lại.
5.5. Phân vai, lập đội sản xuất
Sau khi được phê duyệt kịch bản, tiếp đến là khâu sản xuất TVC. Hãy lập một đội hình bao gồm:
-
Đạo diễn
-
The Talent - Diễn viên/ người thuyết trình (tuổi, giới tính, ngoài hình) phù hợp cho quảng cáo.
-
Âm nhạc
-
Vị trí bối cảnh: bối cảnh ngoài trời hay nhiều địa điểm khác nhau cần được liệt kê hết ở đây.
Phân vai diễn để quay quảng cáo
5.6. Quay TVC quảng cáo
Buổi ghi hình thực tế có thể kéo dài từ 1 ngày - vài tuần tùy thuộc vào những phát sinh và những gì có liên quan. Khâu quay video, chụp hình dựa vào bảng phân cảnh và tập lệnh trong kịch bản, giúp cho quá trình diễn ra suôn sẻ và liền mạch.
Mẹo chuyên nghiệp: Các bạn có thể lựa chọn quay các phân cảnh khác nhau hoặc ghép những phân cảnh có cùng vị trí quay hoặc đạo cụ để nâng cao hiệu suất.
Quay video trong bối cảnh phù hợp
5.7. Hậu kỳ
Những cảnh quay sau khi được quay thô và tuân theo những phân cắt thô của TVC quảng cáo, nó được hoàn thiện bằng những công việc sau:
-
Chỉnh sửa video thô - Cắt, ghép các khung lại với nhau và đảm bảo nó hoạt động với đúng định dạng trên TV, Instagram hay Youtube, quảng cáo Facebook,...
-
Chỉnh sửa màu video: Những vấn đề liên quan đến độ tương phản, màu sắc, chi tiết, độ bão hòa, mức độ sáng, điểm đen cũng được chỉnh sửa nâng cao tại bước hậu kỳ.
-
Chỉnh sửa âm thanh: Chỉnh sửa nhằm âm thanh và những hình ảnh, chuyển động liền mạch với nhau.
-
Lớp phủ: Những hình ảnh, văn bản, đoạn text hay các dạng chuyển động khác được lồng ghép vào video nhằm tăng sự thu hút, độc đáo, ấn tượng cho TVC quảng cáo.
5.8. Công bố
Sau khi hoàn thiện xong video ở bước hậu kỳ. Các bạn có thể gửi bản demo gần như hoàn chỉnh cho quản lý hoặc đài truyền hình để phê duyệt lại lần cuối trước khi công bố.
VI. Mẹo chuyên nghiệp giúp TVC thu hút khách hàng
Sau khi đã biết cách thực hiện để tạo nên một TVC quảng cáo, những mẹo chuyên nghiệp sau đây sẽ giúp bạn tạo nên một chiến dịch hiệu quả:
Truyền tải thông hiệu rõ ràng
Sử dụng những hình ảnh bằng lời nói, slogan độc đáo, tên thương hiệu và thậm chí là biểu tượng sản phẩm nhằm truyền tải xuyên suốt quảng cáo. Không nên giấu diếm và đợi khi kết thúc quảng cáo mới xuất hiện thương hiệu.
Tạo cốt truyện
Mẹo chuyên nghiệp: Khi tạo TVC quảng cáo là không chỉ bán một sản phẩm/dịch vụ mà là kể một câu chuyện.
Đó có thể là câu chuyện chân thành, tình cảm hay câu chuyện châm biếm. Hãy tạo một cốt truyện để khách hàng có thể liên hệ và kết nối.
Nội dung quảng cáo với những cốt truyện ý nghĩa
Phát triển một nhân vật hoặc chủ đề
Mỗi chiến dịch quảng cáo không phải chỉ quảng cáo một lần. Thay vào đó, đó có thể là một loạt quảng cáo với các hình ảnh, sản phẩm xuyên suốt. Những nhân vật, chủ đề chính được xuất hiện trong các TVC không chỉ giúp tăng sự liên quan mà còn làm tăng nhận thức của khách hàng với thương hiệu của bạn.
Đơn giản, dễ hiểu
Đa phần, điều kiện của các TVC quảng cáo truyền hình kéo dài từ 30 - 60 giây. Bạn chỉ có khoảng chừng đó thời gian để truyền tải thông điệp của mình và kết nối với khách hàng. Vì vậy, hãy giữ cho tổng thể và cốt truyện quảng cáo đơn giản, dễ hiểu.
Hình ảnh, video chất lượng cao
Chất lượng là một yếu tố không thể thiếu tạo nên sự thành công của phương thức quảng cáo TVC. Đảm bảo bạn có một đội ngũ sản xuất, chỉnh sửa hậu kỳ chuyên nghiệp để tạo nên những video rõ nét, đẹp mắt và thu hút.
Làm video chất lượng cao và hấp dẫn sẽ giúp chiến dịch tiếp thị hiệu quả hơn
Tóm lại, cũng giống nhiều những chiến dịch tiếp thị khác, TVC quảng cáo là hình thức nhằm quảng bá thương hiệu, sản phẩm của bạn. Mục đích cuối cùng vẫn là tạo ra doanh số. Với những vai trò, cách làm và mẹo chuyên nghiệp giúp bạn tạo nên TVC hiệu quả mà POS365 vừa chia sẻ. Chúc các bạn sẽ thành công!