Câu chuyện kinh doanh

Kế hoạch kinh doanh đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với nhiều doanh nghiệp. Đây có thể được coi như một kim chỉ nam đưa công ty tới đích đến của mình và để đạt được những mục tiêu đề ra một cách vô cùng nhanh chóng và hiệu quả. Nhưng việc xây dựng một kế hoạch hoàn chỉnh không phải là điều dễ dàng. Cùng chúng tôi tìm hiểu về kế hoạch này thông qua bài viết ngay sau đây.

Tìm hiểu về kế hoạch kinh doanh cho người mới bắt đầu

I. Kế hoạch kinh doanh là gì?

Đây là một tài liệu chi tiết mô tả các mục tiêu kinh doanh, chiến lược và kế hoạch hành động để đạt được những mục tiêu đó. Nó bao gồm các phân tích về thị trường, đối tượng khách hàng, cạnh tranh, sản phẩm/dịch vụ, marketing và chiến lược tiếp thị, tài chính, v.v. 

Kế hoạch kinh doanh là công cụ quan trọng để hướng dẫn hoạt động kinh doanh và đảm bảo sự thành công của tổ chức. Nó cũng được sử dụng để thu hút vốn đầu tư và đối tác kinh doanh.

Kế hoạch kinh doanh là gì?

Kế hoạch kinh doanh là gì?

>> Xem thêm: Hướng dẫn lập kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp chi tiết

II. Lợi ích khi xây dựng kế hoạch kinh doanh

Xác định kế hoạch kinh doanh mang lại nhiều lợi ích quan trọng cho doanh nghiệp. Dưới đây là một số lợi ích của việc xây dựng bản kế hoạch này:

Lợi ích khi xây dựng kế hoạch kinh doanh

Lợi ích khi xây dựng kế hoạch kinh doanh

  •   định mục tiêu và hướng đi: Kế hoạch giúp xác định mục tiêu rõ ràng và đặt hướng đi cho doanh nghiệp. Nó giúp xác định những gì cần đạt được và tập trung vào các hoạt động quan trọng.

  • Định hình chiến lược: Giúp công ty xác định và định hình chiến lược để đạt được mục tiêu kinh doanh. Nó định rõ cách thức cạnh tranh, phân định thị trường và tìm ra những lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.

  • Đảm bảo sự tập trung: Cho phép tổ chức tập trung vào việc quản lý các hoạt động và dự đoán tài chính, kế hoạch nhân sự và các yếu tố quan trọng khác. Nó định rõ trách nhiệm và vai trò của từng bộ phận, giúp tăng hiệu quả hoạt động.

  • Giao tiếp và thu hút đối tác: Kế hoạch kinh doanh online là tài liệu quan trọng để trình bày cho các nhà đầu tư, ngân hàng, cổ đông và đối tác tiềm năng. Nó giúp giao tiếp được mục tiêu, chiến lược và kế hoạch hành động của doanh nghiệp, thu hút sự quan tâm và hỗ trợ từ các bên liên quan.

  • Định hướng hoạt động: Giúp định hình hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp. Nó đưa ra lộ trình chi tiết và tổ chức công việc, từ đó tạo ra sự hiệu quả và đồng bộ trong các hoạt động của công ty.

  • Đánh giá và điều chỉnh: Cung cấp một cơ sở để đánh giá kết quả và tiến bộ. Nó cho phép ghi nhận sự phát triển, đánh giá hiệu quả của các hoạt động và điều chỉnh chiến lược và kế hoạch khi cần thiết.

>> Xem thêm: Cách lập kế hoạch kinh doanh chi tiết nhất 2023

III. Các loại kế hoạch kinh doanh

Hiện nay trong các văn bản pháp lý, không có quy định cụ thể nào trong việc phân loại các kế hoạch kinh doanh chi tiết. Nhưng phổ biến trong hiện nay có 2 cách phân biệt kế hoạch như sau:

3.1 Xét theo thời gian

Theo hình thức này, kế hoạch kinh doanh sẽ được chia làm 2 loại bao gồm: dài hạn và ngắn hạn.

  • Kế hoạch dài hạn: Đây là các kế hoạch có thời gian kéo dài lên tới 5 đến 10 năm. Quá trình lập kế hoạch này sẽ dựa trên các đặc trưng bởi tính dự báo trên cơ sở phân tích các yếu tố kinh tế cũng như mức độ sử dụng rộng rãi của các phương pháp kinh tế lượng.

  • Kế hoạch ngắn hạn: Thường là các kế hoạch từng năm và các kế hoạch tiến độ, có thời gian dưới 3 năm. Các kế hoạch này có khả năng cụ thể hoá các bước thực hiện và sử dụng nguồn lực của doanh nghiệp khi cần.

Các loại kế hoạch kinh doanh

Các loại kế hoạch kinh doanh

3.2 Xét theo nội dung và mục đích

  • Kế hoạch chiến lược: Được xây dựng bởi những nhà quản lý cao cấp nhằm xác định chiến lược được xây dựng cho khoảng thời gian từ 2 đến 3 năm trở lên. Các kế hoạch thường là những kế hoạch thể hiện tầm nhìn xa về vị thế của doanh nghiệp trong tương lai và tác động đến mảng hoạt động lớn và liên quan đến toàn bộ tương lai của doanh nghiệp và chỉ ra những định hướng lớn cho phép doanh nghiệp đạt được những mục tiêu đề ra.

  • Kế hoạch triển khai: Cụ thể hoá các hoạt động hàng năm, hàng quý, hàng tháng và hàng tuần thậm chí cả kế hoạch hoạch nhân sự, kế hoạch tiến độ,... Đây là các công cụ để chuyển các định hướng và mục tiêu của chiến lược thành các chương trình chi tiết.

>> Xem thêm: Tổng hợp mẫu kế hoạch kinh doanh bán lẻ mới nhất bạn nên tham khảo

IV. Nội dung kế hoạch kinh doanh bao gồm những gì

Dù là được chia theo phương pháp nào thì các bản kế hoạch kinh doanh sẽ cần có những nội dung như sau, cùng POS365 tìm hiểu ngay sau đây.

4.1 Tóm tắt dự án

Một bản kế hoạch chi tiết thường sẽ có rất nhiều nội dung. Do đó tại các văn bản này phân đầu tiên sẽ cần tóm tắt chung về dự án. Phần này sẽ giải thích nguyên nhân, mục đích và tổng quan về cách thức thực hiện dự án. Tuy nhiên trên thực thế bạn nên viết bản tóm tắt sau khi đã hoàn thiện kế hoạch.

4.2 Phân tích thị trường

Bất cứ doanh nghiệp nào muốn hoạt động tốt thì đều cần quan tâm đến thị trường kinh doanh và phân tích chúng kỹ càng sau đó với lập được kế hoạch cụ thể và phù hợp nhất với định hướng kinh doanh của mình.

Các yếu tố trong phần này sẽ bao gồm: nhà cung cấp, các đối thủ hiện tại, các đối thủ tương lai, thị trường mục tiêu. Sau khi nhận thức được rõ tình trạng hiện tại bạn sẽ có được hướng đi đúng đắn và giảm thiểu rủi ro và dễ đạt được mục tiêu.

Nội dung kế hoạch kinh doanh bao gồm những gì

Nội dung kế hoạch kinh doanh bao gồm những gì

4.3 Kế hoạch vận hành

Bạn cần trả lời các câu hỏi như: làm thế nào để đạt được mục tiêu đề và? các đầu công việc sẽ triển khai như thế nào trong phần này. Nhà quản lý sẽ cụ thể hoá các phương thức và cách hoạt động của từng bộ phận cũng như kèm theo các KPI và thang đánh giá.

4.4 Hoạch định nguồn lực

Phần này sẽ có nhiệm vụ xác định xem kế hoạch kinh doanh này cần có những nguồn lực gì để thực hiện bao gồm: nhân sự, mối quan hệ, đối tác,... Tuỳ vào từng kế hoạch mà doanh nghiệp đưa ra những yêu cầu về nguồn lực khác nhau. Nhà quản trị sẽ cần cụ thể yêu cầu của mình bằng những con số chính xác.

4.5 Hoạch định tài chính

Đây là yếu tố vô cùng quan trọng bắt buộc phải có trong bất cứ bản kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp nào. Bạn cần chú ý phân chia càng nhỏ càng tốt các mục tiêu để hạn chế tối đa việc thiếu ngân sách. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần cập nhật hàng ngày lượng tiền thu, chi, giảm thiểu rủi ro bị mất tiền và người quản lý cũng dễ dàng đánh giá hiệu quả của công việc.

4.6 Tài liệu đính kèm

Các tài liệu đính kèm sẽ có nhiệm vụ làm rõ các thông tin trong kế hoạch kinh doanh. Cúng sẽ bao gồm bảng cân đối kế toán, bảng luân chuyển tiền tệ, tài liệu phân tích khách hàng…

>> Xem thêm: Danh sách 5 mẫu kế hoạch kinh doanh mà nhất định bạn nên biết

V. Một số lưu ý khi tiến hành xây dựng nội dung kế hoạch kinh doanh

Các bản kế hoạch này sẽ được viết theo nhiều cách dựa trên các yêu cầu cụ thể của doanh nghiệp. Nhưng bạn nên lưu ý một số điều sau để hạn chế mắc sai lầm trong quá trình kinh doanh:

Một số lưu ý khi tiến hành xây dựng nội dung kế hoạch kinh doanh

Một số lưu ý khi tiến hành xây dựng nội dung kế hoạch kinh doanh

  • Phù hợp với đối tượng đọc: Các thuật ngữ về sản phẩm của công ty phải được trình bày theo cách đơn giản và trực tiếp nhất để khách hàng có thể hiểu được

  • Ngắn gọn súc tích: Rất ít người có đủ thời gian và kiên nhân để đọc bản báo cáo gần 100 trang nên đây là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến bản kế hoạch.

  • Mục tiêu rõ ràng: Đây là phần quyết định thành bại của một bản kế hoạch kinh doanh nên trong phần này bạn cần thể hiện càng rõ ràng càng tốt.

  • Kiểm soát tài chính vững vàng: Bên cạnh kiến thức chuyên môn cao thì tài chính là giúp bạn nâng cao tính khả thi cho dự án. Bạn có thể sử dụng các phần mềm để hỗ trợ trong phần kiểm soát này.

>> Xem thêm: Chi tiết 3 mẫu kế hoạch kinh doanh cho sale phổ biến nhất 2023

Trên đây chúng tôi đã chia sẻ với bạn những kiến thức cơ bản về kế hoạch kinh doanh, hy vọng nó sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình triển khai dự án.