Khi công nghệ ngày càng phát triển kéo theo kết nối toàn đầu thì đầu tư ngoại hối đang trở thành một trong những xu hướng đầu tư toàn đầu với khả năng sinh lời cao. Nhưng để quá trình đầu tư đạt hiệu quả thì trước tiên bạn cần hiểu những đặc điểm cơ bản về thị trường ngoại hối. Cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết sau.
I. Tổng quan về ngoại hối
Ngoại hối hay Foreign exchange được hiểu là thị trường tài chính nơi các ngoại tệ của các quốc gia trên thế giới được tạo và trao đổi với nhau. Hay nói một cách dễ hiểu hơn thì ngoại hối là tài sản và quyền tài sản đã trải qua định giá và được chuyển thành tiền tệ quốc tế để một nước có thể được chấp nhận sử dụng thanh toán.
Tổng quan về ngoại hối
Hai yếu tố quan trọng nhất trong giao dịch ngoại hối là giá cả và thanh khoản của tiền tệ. Người tham gia thị trường ngoại hối bao gồm các ngân hàng, tổ chức tài chính, doanh nghiệp và các nhà đầu tư cá nhân. Thị trường này cung cấp cơ hội đầu tư và giao dịch theo dõi xu hướng kinh tế toàn cầu và biến động của tiền tệ.
Một số cặp tiền tệ phổ biến gồm USD/EUR (đô la Mỹ và euro), USD/JPY (đô la Mỹ và yen Nhật), và GBP/USD (bảng Anh và đô la Mỹ).
Giao dịch trên thị trường ngoại hối cần trải qua sự hiểu biết về phân tích kỹ thuật và cơ bản, quản lý rủi ro, và tâm lý giao dịch. Đồng thời, việc theo dõi tin tức kinh tế và sự kiện toàn cầu cũng rất quan trọng trong việc đưa ra các quyết định giao dịch thích hợp.
II. Thị trường ngoại hối là gì
Trong phần sau cùng chúng tôi tìm hiểu về thị trường này - một trong những thị trường đầu tư đang vô cùng tiềm năng trong những năm gần đây.
2.1 Khái niệm
Thị trường ngoại hối là thị trường tài chính quốc tế giúp quá trình hoạt động mua bán và trao đổi ngoại tệ cũng như các phương tiện thanh toán quốc tế có giá trị tương đương với ngoại tệ. Thị trường này được phân cấp và có phạm vi toàn cầu.
Đây là thị trường được ra đời dựa trên nhu cầu trao đổi tiền tệ trên toàn thế giới nhằm hỗ trợ cho các hoạt động thương mại. Khi đó các ngân hàng quốc tế sẽ đóng vai trò quan trọng trong thị trường này bằng việc thực hiện hỗ trợ giao dịch giữa người mua và người bán.
>> Xem thêm: Kiến thức về Arbitrage - Kinh doanh chênh lệch giá mà bạn cần biết
2.2 Chức năng
Thị trường này phát triển bởi nó đang không ngừng hoàn thành đúng mục đích mà nó được đề ra. Sau đây là những chức năng cơ bản của nó:
Chức năng của thị trường ngoại hối
-
Tại ra cơ chế hữu hiệu để đáp ứng nhu cầu mua bán ngoại tệ phục vụ cho các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá dịch vụ và các hoạt động kinh tế đối ngoại khác.
-
Công cụ để ngân hàng trung ương có thể thực hiện chính sách tiền tệ nhằm giúp chính phủ điều khiển nền kinh tế thị trường.
-
Công cụ phòng chống rủi ro giúp các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, các công ty đa quốc gia và cá nhân có nguồn thu hơn không bị ảnh hưởng bởi sự biến động của tủ giá.
2.3 Đặc điểm cơ bản
-
Khối lượng giao dịch lớn: Thị trường ngoại hối là thị trường tài chính lớn nhất thế giới, với mức giao dịch hàng ngày lên đến hàng nghìn tỷ đô la Mỹ. Sự lớn mạnh này tạo ra cơ hội cho các nhà đầu tư có thể mua và bán tiền tệ một cách dễ dàng.
-
Hoạt động liên tục: Thị trường này hoạt động liên tục trong suốt 24 giờ mỗi ngày từ thứ Hai đến thứ Sáu. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho người tham gia từ mọi múi giờ trên toàn thế giới.
-
Thanh khoản cao: Nó cung cấp sự thanh khoản cao, nghĩa là tiền tệ có thể dễ dàng mua bán mà không ảnh hưởng đáng kể đến giá cả hoặc sự đảo chiều của thị trường.
-
Tính biến động cao: Thị trường này có thể trở nên rất biến động trong một khoảng thời gian ngắn, điều này tạo ra cơ hội lớn nhưng cũng có rủi ro tương ứng.
-
Sự đa dạng của người tham gia: Ngoài các ngân hàng và tổ chức tài chính, thị trường này cũng thu hút sự tham gia của các nhà đầu tư cá nhân, tạo ra môi trường giao dịch đa dạng với nhiều phong cách và chiến lược khác nhau.
Những đặc điểm này tạo nên một môi trường độc đáo và hấp dẫn đối với nhà đầu tư và những người tham gia thị trường ngoại hối.
III. Các chủ thể tham gia vào thị trường ngoại hối
Sau đây cùng POS365 tìm hiểu 4 chủ thể cơ bản nhất định phải có trong các giao dịch ngoại hối thông thường.
3.1 Các ngân hàng
-
Ngân hàng trung ương là tổ chức kiểm soát điều hành và ổn định quá trình hoạt động của thị trường này bằng việc sử dụng nghiệp vụ mua bán ngoại tệ để can thiệp vào tỷ giá nhằm thay đổi dự trữ ngoại hối quốc gia
-
Ngân hàng thương mại vừa thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối cho chính ngân hàng nhằm đảm bảo ổn định số dư ngoại tệ vừa thực hiện các dịch vụ về hối đoái theo sự uỷ quyền của khách hàng.
3.2 Các nhà môi giới
Đây là chủ thể trung gian trong giao dịch ngoại đối giữa các ngân hàng, doanh nghiệp, cá nhân và được pháp luật quy định kinh doanh hợp pháp. Các nhà môi giới cung cấp cho nhà đầu tư cơ hội giao dịch trên thị trường đảm bảo việc thực hiện lệnh giao dịch nhanh chóng và chính xác.
Các chủ thể tham gia vào thị trường ngoại hối
3.3 Các doanh nghiệp
Chủ thể này bao gồm doanh nghiệp nội địa và các doanh nghiệp đa quốc gia. Hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp đang thi hành chính sách mở rộng các nguồn dự trữ ngoại tệ và giảm bớt rủi ro do sự mất giá của tiền tệ. Thông thường các doanh nghiệp xuất nhập khẩu sẽ ưu tiên tham gia vào thị trường ngoại hối vừa là chủ thể mua ngoại tệ vừa sở hữu một khối lượng mua bán rất lớn.
3.4 Các cá nhân
Đó là các công dân trong và ngoài nước có nhu cầu mua bán ngoại tệ trên thị trường này nhằm phục vụ cho mục đích của chính mình khi đầu tư, cho vay, đi du lịch ở nước ngoài...
IV. Cơ chế hoạt động của thị trường ngoại hối
Thị trường ngoại hối hoạt động dựa trên nguyên tắc trao đổi các loại tiền tệ quốc gia với nhau. Giao dịch trên thị trường này thường liên quan đến việc mua một loại tiền tệ và bán một loại khác đồng thời. Ví dụ, người tham gia có thể mua đô la Mỹ và bán euro, hoặc ngược lại, tùy thuộc vào chiến lược đầu tư của họ.
Cơ chế hoạt động của thị trường ngoại hối
Tiền tệ được giao dịch trên thị trường sẽ tính theo cặp, ví dụ USD/EUR, GBP/USD, và USD/JPY. Mỗi cặp tiền tệ sẽ thường biểu thị tỷ giá hối đoái giữa hai loại tiền tệ. Giá trị của một đồng tiền tệ được định giá dựa trên giá trị của đồng tiền còn lại trong cặp.
Các nhà đầu tư sẽ đặt lệnh mua hoặc bán một cặp tiền tệ dựa trên dự đoán về việc giá trị của một đồng tiền sẽ tăng hay giảm so với đồng tiền còn lại trong cặp. Thị trường này cung cấp sự thanh khoản cao, cho phép người tham gia mua và bán tiền tệ dễ dàng. Các sự kiện và tin tức kinh tế toàn cầu cũng có thể ảnh hưởng lớn đến giá trị của tiền tệ, tạo ra cơ hội lớn hoặc rủi ro cho người tham gia thị trường.
V. Tình hình thị trường ngoại hối việt nam trong những năm gần đây
Đối với thị trường ngoại hối trong nước, giai đoạn trước đây dòng vốn vào Việt Nam tăng mạnh thông qua các kênh cơ bản như kiều hối; đầu tư nước ngoài trực tiếp và gián tiếp; vay nợ nước ngoài… Nhưng do xu hướng đảo chiều của dòng vốn trên thế giới, tại Việt Nam, cũng đã xuất hiện dòng tiền chuyển ra nước ngoài. Việc này tạo sức ép lên nguồn cung ngoại tệ của hệ thống ngân hàng, dẫn đến sự chênh lệch giữa tỷ giá USD/VND trên thị trường chính thức và thị trường tự do.
Tháng 03/2022, tỷ giá và thị trường ngoại tệ chịu áp lực lớn từ các biến động cực mạnh trên thị trường quốc tế, tỷ giá USD/VND đã tăng khoảng 2,95% (từ 2021 đến 2022). Trước tình hình đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã phải sử dụng ngoại tệ từ dự trữ ngoại hối nhà nước để bán can thiệp, ổn định thị trường, dẫn đến quy mô dự trữ ngoại hối giảm.
Bên cạnh đó, xuất hiện một số hành vi của một số doanh nghiệp, cá nhân đang lợi dụng mua, bán ngoại tệ trái phép và gây bất ổn cho thị trường ngoại tệ, làm ảnh hưởng đến công tác điều hành chính sách tiền tệ, tỷ giá của NHNN.
Trên đây là những thông tin về thị trường ngoại hối, hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho bạn nếu bạn đang quan tâm và muốn đầu tư vào thị trường này.