Kinh doanh quán phở là mô hình kinh doanh không còn xa lạ trên thị trường hiện nay. Phở là món ăn truyền thống, được nhiều người Việt yêu thích. Mở cửa hàng khá dễ bởi bạn chỉ cần có vốn. Tuy nhiên để kinh doanh ổn định, đông khách, thu về doanh thu cao không phải là điều đơn giản. Để làm được điều này thì chủ kinh doanh cần nắm bắt kiến thức, kinh nghiệm kinh doanh, rủi ro khi mở quán phở. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn đọc những rủi ro khi mở quán để tìm hiểu chi tiết.
1. Xác định sai đối tượng khách hàng
Khi mở quán thì điều đầu tiên bạn cần thực hiện đó là xác định khách hàng mục tiêu. Thế nhưng không phải chủ kinh doanh nào cũng xác định đúng đối tượng khách hàng hướng tới. Mỗi đối tượng khách hàng sẽ có nhu cầu, sở thích ăn uống khác nhau. Nếu xác định sai tệp khách hàng sẽ dẫn tới việc lựa chọn địa điểm kinh doanh, thiết kế - trang trí không gian quán không phù hợp, đặt giá cho món ăn quá cao,… Những vấn đề này sẽ dẫn tới việc kinh doanh không thuận lợi, không thu hút được khách hàng.
Để tình trạng này không xảy ra thì ngay từ ban đầu chủ kinh doanh cần xác định đúng đối tượng khách hàng. Đúng đối tượng khách hàng thì quán sẽ cung được dịch vụ tốt, đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Để xác định đúng đối tượng khách hàng thì chủ kinh doanh cần nghiên cứu dựa trên các yếu tố đó là:
-
Độ tuổi
-
Mức thu nhập
-
Ngành nghề làm việc
-
Sở thích ăn uống
-
Khu vực sinh sống
-
Mô hình quán phở yêu thích
-
Tần suất ăn uống
Đọc thêm: Kinh nghiệm mở quán phở bò cần những gì để bán đắt khách?
2. Chất lượng món ăn đi xuống
Chất lượng món ăn đi xuống là điều không ít quán phở cảm thấy lo lắng. Rủi ro này thường xuyên gặp phải khi kinh doanh mặt hàng này. Khi bắt đầu kinh doanh thì mọi chủ quán đều phải có công thức nấu phở của riêng mình để làm hài lòng thực khách. Thế nhưng khi đi vào hoạt động ổn định, có doanh thu thì hương vị món ăn lúc ban đầu không còn. Điều này sẽ khiến thực khách cảm thấy thất vọng và không muốn quay trở lại quán.
Chất lượng món phở đi xuống khiến thực khách thất vọng
Để tránh tình trạng này thì chủ kinh doanh phải nhớ rằng chất lượng món ăn phải luôn đặt lên hàng đầu. Dù quán có đông khách tới đây thì chất lượng món ăn phải được duy trì. Không chỉ ngon như ban đầu mà thậm chí còn phải ngon hơn ban đầu. Công thức nấu phở rất đa dạng và để có được nước dùng thanh ngọt, trong và hương vị đậm đà thì chủ kinh doanh nên nhập nguyên liệu đảm bảo. Nước dùng phải được hầm từ xương, thịt tươi,… không sử dụng mì chính.
3. Vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm
Rủi ro khi mở quán phở tiếp theo đó chính là vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm. Khách hàng lập tức sẽ thay đổi thay độ với quán của bạn nếu phát hiện món ăn không đảm bảo chất lượng. Nếu trong bát phở có xuất hiện gián, ruồi, bọ,… hoặc thực khách sau khi ăn xong bị ngộ độc thì chủ kinh doanh sẽ phải bồi thường chi phí chăm sóc sức khỏe. Với những quán có danh tiếng thì việc khách hàng đánh giá không tốt sẽ làm giảm mức độ uy tín. Tệ hơn bạn có thể bị Cục vệ sinh an toàn thực phẩm đến kiểm tra và xử phạt nếu phát hiện vi phạm.
Để giảm thiểu rủi ro này thì chủ kinh doanh cần phải đảm bảo nhập nguyên liệu tươi sạch, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Không chỉ nhập nguyên liệu sạch mà chủ kinh doanh cần đảm bảo khu vực bếp, các thiết bị sử dụng để nấu nướng, quá trình chế biến thực phẩm đều phải sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh. Người dân hiện nay có mức thu nhập cao hơn so với những năm trước đây. Họ không chỉ tìm tới đồ ăn để làm no dạ dày mà còn thưởng thức, trải nghiệm món ăn đó. Chính vì thế hãy là một người bán hàng có tâm để luôn được khách hàng ủng hộ.
Đọc ngay: Tất tần tật kinh nghiệm mở quán phở cho người mới bắt đầu
4. Chỉ hợp tác với một bên cung cấp thực phẩm
Rủi ro có thể gặp phải đó là bên cung cấp thực phẩm không cung cấp thực phẩm đúng lịch như đã giao hẹn từ trước. Điều này sẽ khiến chủ kinh doanh đối mặt với tình trạng thiếu thực phẩm để chế biến. Để tình trạng này không diễn ra thì bạn nên hợp tác với một số nhà cung cấp thực phẩm uy tín. Nếu chẳng may nhà cung cấp thường xuyên nhập hàng gặp trục trặc không thể giao thực phẩm đúng hạn thì còn có những đơn vị khác. Bạn nên tìm nhà cung cấp có danh tiếng, uy tín trên thị trường để nhập thực phẩm đảm bảo chất lượng.
Chỉ hợp tác với một bên cung cấp thực phẩm
5. Thái độ phục vụ của nhân viên kém
Thái độ phục vụ của nhân viên kém có thể ảnh hưởng tới trải nghiệm của khách hàng. Gần như các khách hàng nếu bị nhân viên phục vụ kém sẽ không quay trở lại với quán, nhà hàng đó nữa. Nhân viên chính là bộ mặt của quán ăn, họ chính là tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. Nhân viên thiếu kỹ năng, thiếu kinh nghiệm xử lý tình huống sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới quán. Đã có không ít trường hợp nhân viên thái độ với khách hàng, thiếu tôn trọng và có thái độ không tốt khi khách hàng phản hồi. Dù quán có món phở ngon tới đâu nhưng phục vụ không tốt đều khiến khách hàng rời đi.
Cách khắc phục đó là chủ kinh doanh cần đào tạo cho nhân viên ngay từ khi mới bắt đầu công việc. Việc xây dựng quy trình đào tạo là rất quan trọng từ nội quy, thái độ phục vụ, phong cách giao tiếp tới việc ứng xử với khách hàng, những tình huống có thể xảy ra trong quá trình làm việc, khiếu nại của khách hàng,…. Chủ kinh doanh nên có quy tắc rõ ràng, cụ thể đó là vấn đề thưởng, phạt để nhân viên làm tốt hơn mỗi ngày.
Đừng bỏ lỡ: Tổng hợp Top 10+ mẫu thiết kế bếp quán phở đẹp, ấn tượng
6. Phát sinh từ mặt bằng kinh doanh
Một trong những yếu tố giúp kinh doanh thành công đó chính là mặt bằng kinh doanh. Quán có thể phải đóng cửa sớm nếu bạn chọn mặt bằng không phù hợp. Chọn mặt bằng ở khu vực hẻo lánh, ít người qua lại, không gần khu vực đông dân cư hay quán trong các con ngõ nhỏ,… sẽ khiến khách hàng nảy sinh tâm lý e ngại không muốn tới quán để thưởng thức do trở ngại.
Phát sinh từ mặt bằng kinh doanh như lựa chọn mặt bằng hẻo lánh
Để tránh rủi ro này thì từ lúc tìm kiếm mặt bằng chủ kinh doanh cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng mặt bằng. Cần có sự chọn lọc và xem xét nhiều yếu tố như: mật độ dân số, cơ sở hạt tầng, đối thủ cạnh tranh, khách hàng tiềm năng, chi phí thuê mặt bằng,… Cách đơn giản nhất để tìm mặt bằng đó là giao thông thuận tiện, khách hàng dễ tìm quán, gần khu vực đông dân cư, ở mặt đường lớn có đông người qua lại,….
7. Thiệt hại do cháy nổ - rủi ro khi mở quán phở
Rủi ro khi mở quán phở cuối cùng không thường xảy ra nhưng một khi xảy ra có thể gây thiệt hại rất nghiêm trọng. Đó chính là thiệt hại do cháy nổ gây nên. Hầu hết các quán phở đều phải sử dụng hệ thống bếp điện hoặc bếp than, bếp gas nấu tại chỗ. Nếu thiếu kiểm soát có thể xảy ra tình trạng chập điện, hoặc xì hơi gas, bén lửa do đun bằng bếp than,… Cháy nổ có thể gây thiệt hại về cả người lẫn của.
Cách tốt nhất để rủi ro này không xảy ra đó chính là đảm bảo công tác phòng chống cháy nổ ngay từ khi mở quán. Trong quán cần trang bị các thiết bị chữa cháy như bình cứu hoả, vòi nước,… để đề phòng những trường hợp khẩn cấp. Trong trường hợp sử dụng bếp gas hoặc bếp than thì nên đặt tách biệt, không sử dụng gần các vật bén lửa. Gas ngay khi sử dụng xong nên khóa bình để đảm bảo an toàn. Và nếu có sự cố về điện cần ngắt cầu dao ngay lập tức.
Bài viết trên của POS365 đã chia sẻ cho bạn đọc những rủi ro khi mở quán phở mà chủ kinh doanh có thể gặp phải. Hãy nắm bắt và có cách khắc phục nếu có ý định kinh doanh quán phở. Nếu cảm thấy thông tin hữu ích hãy chia sẻ cho mọi người cùng biết tới. Chân thành cảm ơn bạn đọc đã đồng hành trong bài viết này.
Bỏ túi Top 15 quán phở mở ngày Tết nổi tiếng tại Hà Nội: https://www.pos365.vn/quan-pho-mo-ngay-tet-6659.html