Câu chuyện kinh doanh

Quản lý kinh tế là gì? Ngành quản lý kinh tế là gì? Cơ chế quản lý kinh tế và chính sách quản lý kinh tế của nước ta hiện nay? Câu trả lời sẽ được bật mí chi tiết ngay dưới đây, tìm hiểu ngay!

Quản lý kinh tế là gì? Cơ chế và chính sách quản lý kinh tế

I. Quản lý kinh tế là gì? Ngành quản lý kinh tế là gì?

Quản lý kinh tế là quá trình phân tích, lựa chọn và thành lập hệ thống nguyên tắc, phương pháp, cơ chế, công cụ, cơ cấu tổ chức quản lý. 

Một nền kinh tế hay một doanh nghiệp đều được xem như một hệ thống với hai phân hệ chủ yếu: Chủ thể quản lý và đối tượng quản lý. Quản lý kinh tế là mối quan hệ giữa chủ thể quan và đối tượng quản lý trong quá trình tiến hành các hoạt động kinh tế. Trong đó, chủ thể quản lý và những tổ chức và cá nhân quản lý cấp trên còn đối tượng quản lý hay khách thể quản lý là những tổ chức, cá nhân, nhà quản lý cấp dưới như tập thể, cá nhân người lao động. 

Quản lý kinh tế là gì? Ngành quản lý kinh tế là gì?

Quản lý kinh tế là gì? Ngành quản lý kinh tế là gì?

Mục tiêu của quản lý kinh tế là huy động tối đa nguồn lực, trong đó là nguồn lực lao động và sử dụng hiệu quả nguồn lực này để phát triển kinh tế phục vụ lợi ích con người. 

Ngành quản lý kinh tế là gì? Ngành quản lý kinh tế (Economic Management) là một lĩnh vực liên quan đến quản lý và điều hành các hoạt động kinh doanh, tài chính và kinh tế trong các tổ chức và doanh nghiệp. Ngành quản lý kinh tế tập trung vào việc áp dụng các nguyên tắc kinh tế và quản lý để tối ưu hóa hiệu quả hoạt động và đạt được mục tiêu kinh doanh. 

>> Bạn đã biết? Tìm hiểu chi tiết các kiến thức về quản lý công là gì

II. Cơ chế quản lý kinh tế và các yếu tố cấu thành 

Cơ chế quản lý kinh tế là gì? Các yếu tố cấu thành lên cơ chế quản lý kinh tế như thế nào? Nội dung chi tiết sẽ được POS365 bật mí ngay dưới đây. 

2.1. Khái niệm cơ chế quản lý kinh tế 

Cơ chế quản lý kinh tế là việc diễn biến xảy ra trong hệ thống kinh tế, quá trình phát triển kinh tế. Trong quá trình này sự tương tác giữa các thành phần kinh tế, các bộ phận trong ngành, các mặt cấu thành nền kinh tế trong quá trình vận động của mọi bộ phận, tạo nên sự vận hành của cả hệ thống kinh tế. 

Khái niệm cơ chế quản lý kinh tế

Khái niệm cơ chế quản lý kinh tế

Cơ chế kinh tế có thể hiểu đơn giản đây chỉ là sự tương tác giữa các yếu tố kinh tế tạo nên sự vận động cũng như sự phát triển của kinh tế. 

2.2. Bản chất của cơ chế kinh tế 

Bản chất của cơ chế kinh tế là sự tương tác giữa các hình thức quản lý, các biện pháp quản lý khi chúng đồng thời tác động lên đối tượng quản lý. Ngoài ra, cũng có thể hiểu cơ chế quản lý là sự diễn biến của quá trình quản lý. Trong diễn biến quá trình quản lý thì có sự tác động của nhiều biện pháp quản lý lên đối tượng, và thu được những kết quả, đẩy mạnh hiệu quả tích cực. 

Bản chất cơ chế kinh tế

Bản chất cơ chế kinh tế

Hiểu một cách đơn giản, cơ chế quản lý kinh tế là sự tương tác giữa các nguyên tắc, sự phân phối và phối hợp giữa các biện pháp quản lý, các công cụ hỗ trợ quản lý được sử dụng đồng thời trong quá trình tác động lên các đối tượng kinh tế cần quản lý.  

2.3. Yếu tố cấu thành cơ chế kinh tế 

Yếu tố cấu thành cơ chế kinh tế: 

Những yếu tố cấu thành cơ chế kinh tế bao gồm: 

  • Quan hệ giữa sản xuất 

  • Cơ cấu các ngành kinh tế 

  • Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và việc tổ chức sản xuất. 

Yếu tố cấu thành cơ chế quản lý kinh tế: 

  • Cơ chế của đối tượng quản lý 

  • Cơ chế của chủ thể quản lý 

>> Xem thêm: Quản lý là gì? Công việc, vai trò và chức năng của quản lý

III. Cơ chế quản lý kinh tế Việt Nam hiện nay 

Sau khi tìm hiểu quản lý kinh tế là gì hãy cùng tìm hiểu về quản lý nhà nước về kinh tế cũng như cơ chế quản lý kinh tế nước ta hiện nay nhé. 

Quản lý nhà nước về kinh tế là sự tác động có tổ chức, có sự can thiệp của pháp luật thông qua hệ thống các chính sách với các công cụ quản lý kinh tế. Mục tiêu của quản lý nhà nước về kinh tế nhằm phát triển đất nước, đưa kinh tế đất nước đi lên, dựa trên cơ sở các nguồn lực tiềm năng trong và ngoài nước để đất nước có thể mở cửa và hội nhập. 

Cơ chế quản lý kinh tế Việt Nam hiện nay

Cơ chế quản lý kinh tế Việt Nam hiện nay

Hiện nay, nước ta đang thực hiện cơ chế quản lý kinh tế dưới sự điều khiển của nhà nước, đất nước đã chuyển từ nền kinh tế bao cấp, tập trung sang nền kinh tế xã hội chủ nghĩa. Nền kinh tế thị trường đã giúp cho nền kinh tế Việt nam đạt được nhiều thành tựu to lớn, đưa Việt Nam thoát nghèo, từ nước chưa phát triển sang nước phát triển và có xu hướng phát triển đất nước hiện đại hóa, công nghiệp hóa. 

>> Đọc ngay: Doanh nghiệp SME là gì? Vai trò của SMEs đối với nền kinh tế hiện nay

IV. Các chính sách quản lý kinh tế của Nhà nước hiện nay 

Sau đây là những chính sách quản lý kinh tế của Nhà nước để phát triển nền kinh tế hiện nay: 

4.1. Chính sách tài khóa 

Là hệ thống các quan điểm, nguyên tắc xử lý của Nhà nước đối với các quan hệ tài chính, Chính Phủ sẽ hướng tới mục đích duy trì tổng cung của toàn đất nước với tiềm năng phát triển của nền kinh tế. Từ đó, hạn chế được tình trạng suy thoái hoặc tình trạng tăng trưởng quá nhanh của nền kinh tế. 

cơ chế quản lý kinh tế là gì

Chính sách tài khóa

Mục tiêu của Nhà nước khi thực hiện những chính sách tài khóa nhằm đảm bảo tăng trưởng kinh tế. Ngoài ra, chính sách tài khóa ảnh hưởng không nhỏ tới việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao năng lực sản xuất. 

4.2. Chính sách tiền tệ 

Hệ thống các quan điểm, nguyên tắc được Nhà nước đề ra và thực hiện nhằm ổn định các giải pháp tiền tệ, ổn định nền kinh tế. Việc điều tiết khối lượng tiền tệ là công cụ để điều tiết nền kinh tế, việc này ảnh hưởng đến giá cả và lãi suất trên thị trường tiền tệ. 

Chính sách tiền tệ

Chính sách tiền tệ

Chính sách tiền tệ có sự tác động quan trọng đến sự tăng trưởng sản lượng về mặt ngắn hạn, cũng như tác động dài hạn đến sản lượng tiềm năng, thúc đẩy sự tăng trưởng nền kinh tế, tránh lạm phát. 

4.3. Chính sách thu nhập 

Những chính sách thu nhập được thực hiện nhằm ổn định cũng như giải pháp về việc làm và thu nhập. Chính sách thu nhập sẽ phải bao quát toàn xã hội, khuyến khích, tạo thuận lợi cho việc sử dụng lao động, tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động, tăng chất lượng công việc, tạo sự ổn định lâu dài cũng như nâng cao trình độ lao động. 

4.4. Chính sách kinh tế đối ngoại 

Các quan điểm, nguyên tắc được Nhà nước đề ra và thực hiện nhằm ổn định cũng như giải pháp thanh toán, giữ cho kinh tế không bị thâm hụt. Chính sách đối ngoại bao gồm các biện pháp: ổn định tỷ giá, quy định về thuế, bảo hộ mậu dịch… 

Chính sách kinh tế đối ngoại

Chính sách kinh tế đối ngoại

Trên đây là toàn bộ thông tin về quản lý kinh tế là gì cũng như những kiến thức liên quan. Hy vọng rằng sẽ hữu ích và giúp bạn có thêm cho mình những thông tin bổ ích. Cảm ơn bạn đã đón đọc nội dung này của chúng tôi. 

>> Tham khảo thêm: Báo cáo tài chính là gì? Cách đọc báo cáo tài chính chuẩn nhất