Quản lý cửa hàng chính là vị trí quan trọng và cần thiết trong mỗi doanh nghiệp bán lẻ nào. Đây là những người nắm rõ tình trạng kho hàng hóa, nhân viên và giao dịch diễn ra tại cửa hàng. Cuối cùng, người quản lý sẽ nhận mọi trách nhiệm liên quan đến việc kinh doanh và các sự cố xảy ra tại địa điểm kinh doanh.
Vậy Quản lý cửa hàng là gì? Công việc chính của bộ phần này là gì? Cần có những yếu tố gì để trở thành Quản lý? Tất cả thông tin sẽ được POS365 giải đáp ngay trong nội dung dưới đây.
I. Quản lý cửa hàng là gì?
Quản lý cửa hàng là người chịu trách nhiệm giám sát sát toàn bộ hoạt động diễn ra tại cửa hàng bao gồm cả các nhân viên đang làm việc tại cửa hàng. Việc này nhằm đảm bảo doanh số đã được đặt ra và đóng góp vào việc phát triển sự hài lòng của khách hàng.
II. Công việc của quản lý cửa hàng
Để bạn dễ dàng hình dung hơn về công việc này, trong phần này, chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu một cách chi tiết hơn. Cụ thể người quản lý cần phải thực hiện các công việc như sau:
2.1. Quản lý nhân viên trong cửa hàng
Nhân viên là người trực tiếp làm việc với khách hàng và thay mặt quản lý thực hiện việc kiểm kê hàng hóa trên kệ. Thế nên người quản lý cần:
-
Xếp lịch, phân bổ công việc cho nhân viên
-
Giám sát chặt chẽ, theo dõi mọi hoạt động của cửa hàng
-
Tổ chức cuộc họp đầu ca để giải quyết khó khăn và đưa ra hướng phát triển mới
Quản lý nhân viên trong cửa hàng
2.2. Tổ chức đào tạo nâng cao nghiệp vụ cho nhân viên
Việc tổ chức đào tạo nâng cao nghiệp vụ cần phải có thời gian nghiên cứu và tổ chức thường niên đặc biệt là với những nhân viên mới. Cửa hàng trưởng là người đứng ra nhận trách nhiệm và trực tiếp chỉ dẫn, đào tạo nghiệp vụ cho nhân viên tại cửa hàng. Những bước đầu chỉn chu, chuyên nghiệp sẽ tạo ấn tượng tốt và là chiếc gương sáng cho nhân viên noi theo.
Tổ chức đào tạo nâng cao nghiệp vụ cho nhân viên
2.3. Quản lý và giám sát quy trình bán hàng
Người quản lý cần thống kê chi tiết doanh thu bán hàng trong một ngày, phân loại mặt hàng bán chạy và mặt hàng tồn. Đối với những mặt hàng ít được khách hàng chú ý thì cần phải tìm hiểu nguyên nhân và có những phương pháp giải quyết hợp lý.
Quản lý và giám sát quy trình bán hàng
Bên cạnh đó cửa hàng trưởng cũng cần phải chú ý đến việc bố trí, sắp xếp, trưng bày sản phẩm một cách hợp lý. Đây chính là một méo nhằm thu hút ánh nhìn của khách hàng giúp bạn đẩy được lượng hàng mới nhập hay tiếp tục tăng doanh thu với các sản phẩm Best Seller.
2.4. Phối hợp với các bộ phận khác
Sự đoàn kết trong công việc là thứ không thể thiếu để giúp doanh nghiệp ngày càng phát triển. Việc phối hợp giữa các phòng bàn cùng người quản lý sẽ nhanh chóng thúc đẩy doanh số và tạo cơ hội để cửa hàng ngày càng lớn mạnh. Nhiệm vụ của cửa hàng trưởng sẽ cần kết hợp với các chủ doanh nghiệp, các phòng ban thực hiện nghiên cứu thị trường, hành vi của người tiêu dùng và xây dựng các chiến lược tiếp thị, khuyến mãi hiệu quả.
Phối hợp với các bộ phận khác
2.5. Nghiên cứu thị trường
-
Người quản lý cần theo dõi tình hoạt động của các cửa hàng cùng ngành trong khu vực
-
Cập nhật mẫu mã hàng hóa đang hot trên thị trường hiện nay
-
Tìm hiểu nhu cầu của người tiêu dùng
-
Quản lý các khách hàng thân thiết và có những ưu đãi đặc biệt cho họ
-
Giải quyết các trường hợp ngoài tầm kiểm soát của nhân viên
Nghiên cứu thị trường
2.6. Báo cáo và lập kế hoạch kinh doanh
Người quản lý phải là những người luôn kiểm soát nắm rõ trạng thái hoạt động kinh doanh tại cửa hàng. Sau đó tiến hành lập báo cáo cho chủ sở hữu. Một báo cáo đầy đủ sẽ gồm doanh thu, số lượng hàng hóa đang có, đang tồn kho, sản phẩm bán chạy, sản phẩm bán chậm,… Sau đó phân tích và đưa ra những chiến lược kinh doanh mới nhằm cải thiện doanh thu và xử lý các sản phẩm tồn kho.
Báo cáo và lập kế hoạch kinh doanh
2.7. Lập chính sách lương và chính sách nhân sự
Cửa hàng trưởng nhắm trọng trách cùng với chủ kinh doanh xây dựng chính sách nhân sự một cách khoa học, hợp lý. Kiểm soát việc chấm công và phối hợp lập bảng lương, quy chế quy định chung của cửa hàng. Ngoài ra còn phải xây dựng chính sách thưởng phạt, KPIs theo từng vị trí và năng suất làm việc của từng nhân viên.
Lập chính sách lương và chính sách nhân sự
2.8. Giải quyết các khiếu nại của khách hàng
Trong buôn bán kinh doanh, việc xảy ra các sai sót, bất cẩn của nhân viên hoặc sản phẩm gặp lỗi là điều xảy ra không thể thiếu. Việc này sẽ gây ra những rắc rối cho cửa hàng. Người quản lý sẽ có trách nhiệm giải quyết những khiếu nại, thắc mắc của khách hàng. Việc này đòi hỏi cửa hàng trưởng phải có các kỹ năng giao tiếp và xử lý khôn khéo để giảm bớt căng thẳng và giúp khách hàng hài lòng hơn về dịch vụ cũng như sự chuyên nghiệp tại cửa hàng.
Giải quyết các khiếu nại của khách hàng
2.9. Thực hiện các công việc khác
Ngoài những công việc kế trên, người quản lý cần tham gia những hoạt động khác như:
-
Thực hiện các chương trình khuyến mãi tại cửa hàng.
-
Tham gia tuyển dụng nhân sự.
-
Theo dõi, giám sát sửa chữa, tân trang lại cửa hàng.
III. Cần yếu tố gì để trở thành Quản lý cửa hàng
Cửa hàng trưởng nắm vai trò quan trọng và là người đứng đầu tại cửa hàng. Thế nên việc đòi hỏi năng lực và cả kỹ năng cũng vô cùng khắt khe. Cụ thể như sau:
3.1. Yêu cầu công việc
Tốt nghiệp chuyên ngành Quản trị nhân lực, Quản trị kinh doanh, Marketing hoặc các ngành liên quan
-
Có kinh nghiệm làm việc ở các vị trí tương đương
-
Có kinh nghiệm và kiến thức kinh doanh
-
Kỹ năng giao tiếp tốt
-
Thành thạo kỹ năng đàm phán và thuyết phục
-
Có kinh nghiệm giải quyết xung đột và phát triển đội nhóm
-
Nhanh nhẹn, linh hoạt
-
Trung thực
Yêu cầu công việc của cửa hàng trưởng
3.2. Năng lực cần có để trở thành quản lý cửa hàng
Về kỹ năng mềm:
-
Kỹ năng giao tiếp
-
Kỹ năng đào tạo
-
Kỹ năng quản trị xung đột
-
Kỹ năng xây dựng và phát triển đội nhóm
-
Khả năng tự trau dồi phát triển bản thân
-
Năng lực giải trình
Về thái độ làm việc:
-
Đặt khách hàng là trọng tâm
-
Trung thực
-
Bảo mật kinh doanh
-
Luôn chủ động trong công việc giúp hoạt động kinh doanh luôn đi đúng hướng và phát triển
-
Tầm nhìn xa trông rộng
Năng lực cần có để trở thành quản lý cửa hàng
IV. Cách quản lý cửa hàng hiệu quả
Nếu như bạn đang gặp vấn đề với chiếc cửa hàng nhỏ của mình mà không biết làm thế nào để hoạt động kinh doanh trở nên trơn tru và cải thiện doanh thu. Nội dung dưới đây sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề này một cách nhanh chóng.
4.1. Phân loại hàng hóa theo từng mục
Phân loại hàng hóa theo từng mục sẽ giúp bạn kiểm soát sản phẩm trong kho một cách tốt hơn. Nắm bắt được số lượng, chất lượng, hạn sử dụng… Từ đó bạn có thể đưa ra những chiến lược kinh doanh phù hợp, đẩy lượng hàng tồn kho và kịp thời nhập hàng mới đảm bảo đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
Phân loại hàng hóa theo từng mục
4.2. Thường xuyên tổ chức đào tạo và quan tâm nhân viên
Với tư cách là nhà quản lý, bạn nên quan tâm tới nhân viên của mình. Cố gắng tổ chức những buổi đào tạo thường xuyên để nhân viên luôn học được cái mới và cải thiện bản thân.
Thường xuyên tổ chức đào tạo và quan tâm nhân viên
Hãy luôn lắng nghe nhân viên, chỉ bảo tận tình để nhân viên luôn cảm thấy được giúp đỡ khi gặp khó khăn. Hãy tạo điều kiện cho họ có thể tiếp cận nhiều điều mới trong công việc để họ tránh cảm thấy nhàm chán.
4.3. Có chế độ lương thưởng hợp lý cho nhân viên
Vấn đề lương thưởng được rất nhiều nhân viên quan tâm mỗi khi ký kết hợp đồng lao động. Bạn cần ngồi cùng chủ kinh doanh xây dựng chế độ lương và thưởng hợp lý. Bạn có thể sử dụng chế độ thưởng theo KPIs, theo sản phẩm bán được, thưởng nóng doanh số trong ngày,... để khích lệ tinh thần làm việc cho nhân viên.
Có chế độ lương thưởng hợp lý cho nhân viên
4.4. Sử dụng phần mềm quản lý bán hàng POS365
Trong thời công nghệ 4.0 việc sử dụng phần mềm quản lý bán hàng POS365 không còn xa lạ trong mô hình bán lẻ. Được hơn 90.000 khách hàng tin tưởng sử dụng, POS365 chính là giải pháp giúp bạn quản lý cửa hàng một cách hiệu quả hơn. Những tính năng nổi bật của phần mềm này bao gồm:
-
Quản lý tồn kho hiệu quả: Cho phép nhập hàng hóa, thêm thông tin, phân loại hàng hóa theo lô đơn giản.
-
Tương thích nhiều thiết bị: Bạn có thể phân chia quyền sử dụng cho từng vị trí nhân viên và sử dụng trên nhiều thiết bị thông minh chỉ với một tài khoản đăng ký.
-
Thanh toán đa dạng: Thanh toán không tiền mặt qua banking, thẻ ngân hàng, mã QR,...
-
Quản lý khách hàng: Thêm mới thông tin Họ và tên, số điện thoại.
-
Báo cáo bán hàng: Tổng kết doanh thu cuối ngày, hiển thị thông báo công nợ,...
-
Quản lý chuỗi cửa hàng chỉ với 1 tài khoản: Dễ dàng thêm mới cửa hàng, tổng hợp kho của từng chi nhánh
Sử dụng phần mềm quản lý bán hàng POS365
Đăng ký sử dụng phần mềm quản lý cửa hàng miễn phí tại đây:
Tổng kết
Trên đây là tất cả thông tin về vị trí quản lý cửa hàng và cách quản lý sao cho hiệu quả nhất. Nếu như bạn đang gặp vấn đề về việc vận hành kinh doanh tại cơ sở của mình. Đừng lo, POS365 sẽ giúp bạn giải quyết mọi khó khăn, hãy liên hệ tới chúng tôi ngay. Chúc các bạn thành công!