Câu chuyện kinh doanh

Thuật ngữ quản lý chuỗi cung ứng đã không còn xa lạ trong lĩnh vực từ sản xuất, dịch vụ, thương mại và ngay cả những chương trình hợp tác đặc biệt để có thể giải quyết các vấn đề đặc thù của xã hội. Vậy bạn đã biết gì về thuật ngữ này, cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết ngay sau đây.

Tất tần tất những điều cần biết về quản lý chuỗi cung ứng

I. Quản lý chuỗi cung ứng là gì

Quản lý chuỗi cung ứng hay còn gọi là Supply Chain management - SCM, đây là quá trình tích hợp quản lý giữa cung và cầu, bao gồm xây dựng kế hoạch, quản lý nguồn cung ứng, quản lý hoạt động logistics… Từ đó có thể biến đổi từ nguyên liệu thô thành các sản phẩm và giao cho khách hàng nhằm mang lại cho doanh nghiệp những lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

Quản lý chuỗi cung ứng là gì

Quản lý chuỗi cung ứng là gì

II. Tầm quan trọng của SCM với doanh nghiệp

Sử dụng hệ thống quản lý chuỗi cung ứng là phương pháp hoàn hảo để giảm thiểu chi phí, hạn chế tình trạng lãng phí thời gian. Cùng tìm hiểu một số vai trò mà nó mang lại cho doanh nghiệp: 

  • Tối ưu hóa hiệu suất: SCM giúp tối ưu hóa hiệu suất và tăng năng suất sản xuất bằng cách tăng cường quá trình quản lý. Điều này có thể giúp giảm thiểu lãng phí và tiết kiệm chi phí, đồng thời cải thiện chất lượng sản phẩm và dịch vụ.

  • Tăng cường tương tác với khách hàng: Quá trình quản lý này cho phép doanh nghiệp tương tác chặt chẽ với khách hàng cuối cùng, từ quá trình đặt hàng cho đến giao hàng và hậu mãi. Điều này tạo điều kiện thuận lợi để cung cấp dịch vụ tốt hơn, đáp ứng yêu cầu của khách hàng và xây dựng các mối quan hệ khách hàng lâu dài.

  • Tăng tính cạnh tranh: Quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả giúp doanh nghiệp cạnh tranh mạnh mẽ hơn trong thị trường hiện đại toàn cầu. Bằng cách tối ưu hóa quy trình sản xuất, quản lý hàng tồn kho và tăng tốc độ giao hàng, doanh nghiệp có thể cung cấp sản phẩm và dịch vụ với giá cả cạnh tranh và đáp ứng nhu cầu của khách nhanh chóng hơn.

  • Đảm bảo tính liên tục: SCM giúp đảm bảo tính liên tục trong hoạt động kinh doanh. Bằng cách tăng cường quản lý dữ liệu và thông tin, doanh nghiệp có thể dễ dàng theo dõi và kiểm soát quy trình cung ứng từ nguồn cung cấp đến khách hàng cuối cùng.

  • Tăng cường độ tin cậy: Quản trị chuỗi cung ứng toàn cầu giúp tăng cường độ tin cậy trong quá trình cung ứng. Bằng cách quản lý và theo d quy trình cung ứng, doanh nghiệp có thể đảm bảo rằng hàng hóa và dịch vụ được cung cấp đúng hẹn và đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng.

>> Xem thêm: Tìm hiểu kiến thức cơ bản về logistics và quản lý chuỗi cung ứng

III. Mối quan hệ giữa quản lý chuỗi cung ứng và logistics

SCM có phạm vi rộng hơn gồm tất cả các quy trình liên quan đến việc sản xuất, mua sắm, phân phối và bán sản phẩm thì nguồn nguyên liệu đến khách hàng cuối cùng. Mục tiêu của quá trình quản lý này là nâng cao lợi ích cạnh tranh trong doanh nghiệp thông qua quá trình tối ưu hoá quy trình, giảm thiểu chi phí đồng thời cải thiện chất lượng sản phẩm.

Mối quan hệ giữa quản lý chuỗi cung ứng và logistics

Mối quan hệ giữa quản lý chuỗi cung ứng và logistics

Còn quản trị Logistics sẽ có phạm vi hẹp hơn, nó sẽ tập trung chủ yếu vào quá trình vận chuyển, lưu trữ và phân phối sản phẩm trong quá trình cung ứng từ nguồn đến điểm tiêu thụ. Mục tiêu của quá trình quản trị này là đảm bảo hàng hóa được vận chuyển cũng như phân phối một cách vô cùng hiệu quả và kịp thời với chi phí thấp.

Bạn sẽ dễ dàng so sánh 2 thuật ngữ này trong bảng sau của POS365:

So sánh

Quản lý chuỗi cung ứng (SCM)

Quản trị Logistics

Định nghĩa

Quản lý các hoạt động liên quan trực tiếp đến quá trình cung cấp sản phẩm từ nguồn cung cấp cho đến khách hàng cuối cùng.

Quản lý các hoạt động vận chuyển và lưu trữ hàng hoá từ điểm bắt đầu xuất phát đến điểm đến cuối cùng.

Phạm vi

Tất cả các hoạt động bao gồm nhà cung cấp và khách hàng.

Tập trung vào các hoạt động liên quan đến quá trình vận chuyển.

Mục tiêu

Tối ưu hoá toàn bộ chuỗi cung ứng nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách hiệu quả và đảm bảo lợi nhuận cao nhất cho doanh nghiệp.

Tối ưu hoá quá trình vận chuyển cũng như lưu trữ hàng hoá để có thể đảm bảo chất lượng sản phẩm cũng như tiết kiệm chi phí

Tầm ảnh hưởng

Dài hạn

Ngắn hạn

Công việc cụ thể

Bao gồm cả hoạt động logistics,hợp tác với khách hàng, quản trị nguồn cung, quá trình sản xuất,...

Quản trị hoạt động vận hành, quản lý kho bãi, các dịch vụ khách hàng, dự báo đơn hàng, giao hàng, …

IV. Mô hình quản lý chuỗi cung ứng phổ biến

Tuỳ thuộc vào cơ cấu cũng như quy mô của doanh nghiệp mà bạn có thể lựa chọn mô hình quản lý chuỗi cung ứng khác nhau. Thông thường sẽ có 2 mô hình quản trị cơ bản, cụ thể như sau:

 Mô hình quản lý chuỗi cung ứng phổ biến

Mô hình quản lý chuỗi cung ứng phổ biến

4.1 Mô hình quản trị chuỗi cung ứng đơn giản

Doanh nghiệp nên sử dụng mô hình này khi mua nguyên liệu đầu vào chỉ từ một đơn vị cung cấp duy nhất. Sau đó doanh nghiệp tự thực hiện công tác sản xuất và vận chuyển hàng hóa đến tay khách hàng. Mô hình này vô cùng đơn giản và chỉ có một vài thành phần cơ bản tham gia vào quản trị chuỗi cung ứng.

4.2 Mô hình quản trị chuỗi cung ứng phức tạp

Hệ thống quản lý chuỗi cung ứng cần xử lý rất nhiều nguyên liệu để có thể tạo ra sản phẩm cuối cùng đưa đến cho khách hàng những trải nghiệm sử dụng dịch vụ tuyệt vời nhất. Quá trình vận chuyển và bán sản phẩm sẽ được thực hiện qua nhiều kênh cùng với nhiều đối tác hỗ trợ khác.

Mô hình này sẽ bao gồm nhiều địa điểm sản xuất, các trung tâm phân phối hay địa điểm nhận hàng hoá khác nhau nên đòi hỏi doanh nghiệp cần có tầm nhìn chiến lược tổng quan nhất đồng thời có cách thức vận hành chặt chẽ, linh hoạt.

>>> Xem thêm: Chi tiết top 5 Phần mềm quản lý chuỗi cung ứng hàng đầu hiện nay

V. Các nguyên tắc cơ bản khi sử dụng hệ thống quản lý chuỗi cung ứng

Sau đây POS365 sẽ giới thiệu với bạn các nguyên tắc giúp doanh nghiệp có thể sử dụng SCM một cách hiệu quả nhất. 

5.1 Tập trung vào khách hàng

Trước tiên doanh nghiệp cần phải tập trung và hiểu được nhu cầu của khách hàng. Hiểu được phân khúc khách hàng sẽ giúp các tổ chức hiểu rõ về mong muốn cùng như kỳ vọng để đáp ứng và làm hài lòng họ. Từ đó nắm bắt được nhu cầu của khách hàng được dự đoán một cách kỹ lưỡng và chính xác, quản lý chuỗi cung ứng cần phải được điều chỉnh để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

5.2 Quản lý kho bãi hiệu quả

Chiến lược phân phối của doanh nghiệp sẽ cần đảm bảo kho bài có thể thuận tiện cho việc luân chuyển hàng hoá tới các cửa hàng một cách tối ưu về cả chi phí và thời gian, đồng thời giữ hàng tồn kho ở mức tối thiểu. Doanh nghiệp cần có phương án hoạch định số lượng nhà kho và áp dụng các chiến lược phân phối cổ điển, vận chuyển trực tiếp hay dịch chuyển chéo để mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp.

Quản lý kho bãi hiệu quả

Quản lý kho bãi hiệu quả

>>> Xem thêm: Review 12 phần mềm quản lý kho miễn phí tốt nhất hiện nay

5.3 Tối ưu hóa dòng tiền

Chi phí vận chuyển luôn chiếm một phần nhất định trong giá thành sản phẩm. Vậy nên để đảm bảo chất lượng cũng như thời gian thì doanh nghiệp sẽ mất thêm một khoản phí vận chuyển. Qua đó doanh nghiệp nên điều chỉnh lại tần suất cung cấp hàng hoá theo tình hình thực tế trên thị trường đồng thời đảm bảo việc cân bằng với dòng tiền của doanh nghiệp hiện có tức là phải tìm cách để tiền có thể về sớm hơn dự kiến.

Quá trình quản lý số lượng hàng tồn kho cũng phải tối ưu, hạn chế tình trạng trì trệ kéo dài làm tăng chi phí và rủi ro lỗ vốn. Việc này đòi hỏi doanh nghiệp cần có các phương án thu hồi công nợ đối với các đối tác để tối ưu tiến trình thanh toán đúng thời hạn.

5.4 Tối ưu hoá sản xuất

Trong trường hợp không tối ưu hoá sản xuất sẽ dẫn tới nhiều vấn đề trong chuỗi cung ứng như thiếu nhiên liệu, trễ hạn sản xuất, phát sinh chi phí,... Vậy nên tối ưu hoá sản xuất trong quá trình quản lý chuỗi cung ứng là một nguyên tắc quan trọng giúp đảm bảo các sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của thị trường đồng thời giảm thiểu các chi phí không cần thiết.

Tối ưu hoá sản xuất

Tối ưu hoá sản xuất

5.5 Đảm bảo chất lượng sản phẩm tốt nhất

Nếu doanh nghiệp mong muốn đưa sản phẩm tiếp cận với nhiều khách hàng nhất có thể, nên việc đầu tiên là phải đảm bảo được chất lượng sản phẩm bao gồm chủ động cải tiến, đổi mới sản phẩm, đảm bảo quá trình sản xuất đạt chuẩn và thành phẩm đầu ra phải dựa trên cơ sở đáp ứng nhu cầu khách hàng vào từng thời điểm. 

Bài viết trên đây chúng tôi đã chia sẻ với bạn những kiến thức cơ bản nhất về quản lý chuỗi cung ứng, hy vọng nó sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình quản trị doanh nghiệp.