Mở quán cơm văn phòng chính là xu hướng kinh doanh tiềm năng hiện nay. Tuy có hơi vất vả, thế nhưng lợi nhuận mang lại sẽ khiến bạn suy nghĩ xem có nên bắt đầu với mô hình này không.
Thế nhưng, để làm được điều này, bạn cần rất nhiều thứ khác chứ không riêng việc có vốn,. Trong bài viết này, POS365 sẽ chia sẻ cho bạn những kinh nghiệm mở quán ăn trưa văn phòng và làm thế nào để kinh doanh hiệu quả.
I. Kinh doanh quán cơm văn phòng có lời không?
Đặc điểm của người đi làm văn phòng thường có rất ít thời gian, thế nên họ sẽ khó có thể tự chuẩn bị được đồ ăn trưa. Thế nên những quán ăn chính là cứu tinh cho những giờ nghỉ đói bụng của họ.
Kinh doanh quán cơm có lời không?
Thế nên việc khởi nghiệp với hình thức kinh doanh dịch vụ ăn uống văn phòng chính là một ý tưởng tuyệt vời. Đây là thị trường giàu tiềm năng phát triển và ổn định. Vậy làm việc này thế nào, hãy cùng theo dõi nội dung sau!
II. Mở quán cơm văn phòng cần những gì?
Để có thể bắt đầu kinh doanh quán cơm, bạn cần rất nhiều thứ từ chuẩn bị kế hoạch, dụng cụ, nhân viên, thiết kế quán,.... Cụ thể:
2.1. Xác định mô hình kinh doanh
Đầu tiên, bạn cần ngồi xuống và xác định xem mình sẽ đi theo hướng kinh doanh gì? Theo kiểu bình dân hay theo quán ăn lớn. Kết quả của việc này sẽ giúp bạn đồng bộ hóa quy trình hoạt động và đi theo mô típ. Sau khi đã xác định được mô hình kinh doanh, bạn sẽ tới bước lập kế hoạch.
Xác định mô hình kinh doanh
2.2. Lập kế hoạch kinh doanh
Kế hoạch kinh doanh của bạn sẽ giúp bạn biết được mình cần chuẩn bị những gì, hoạt động thế nào cho đúng lộ trình nhất. Bên cạnh đó là việc chia vốn cho từng đầu mục sao cho hợp lý nhất.
Bản kế hoạch phải cụ thể, rõ ràng, dễ hiểu, có thể đo lường được, thực tế và có thể tự đạt được trong một khung thời gian nhất định. Nếu bạn tuân theo khuôn khổ này, bạn chắc chắn có một kế hoạch kinh doanh hiệu quả.
2.3. Chuẩn bị chi phí mở quán cơm văn phòng
Có ý tưởng, có kế hoạch mà bạn không có vốn thì không thể nào thực hiện được. Bạn có thể vay vốn ngân hàng hoặc góp vốn chung cùng bạn thân. Nếu như làm cùng với người quen thì bạn cần có một bản kế hoạch chi tiết và đầy đủ.
Chuẩn bị chi phí mở quán cơm văn phòng
2.4. Tìm địa điểm mở quán
Mở nhà hàng thì nhất định phải tìm được vị trí đẹp. Địa điểm lý tưởng cho nhà hàng của bạn là nơi có nhiều cao ốc văn phòng. Tuy nhiên, giá thuê ở đó không hề rẻ chút nào. Có một vài nơi bạn nên xem trước khi quyết định chọn nơi kinh doanh.
Tìm địa điểm mở quán
2.5. Khảo sát thị trường và đối thủ cạnh tranh
Mở quán ăn văn phòng là ý tưởng kinh doanh tuyệt vời, thế nên lượng quán mọc lên như nấm. Vì vậy độ cạnh tranh cũng rất cao. Khi làm ăn bạn cần xác định được đâu là ưu điểm và nhược điểm của mình. Dù quán lớn hay nhỏ hãy đầu tư thời gian tìm hiểu đối thủ, khách hàng mục tiêu của chính cơ sở kinh doanh của bạn.
Khảo sát thị trường và đối thủ cạnh tranh
2.6. Thiết kế trang trí quán ăn
Để thu hút và tạo thiện cảm với khách hàng thì thiết kế và trang trí quán ăn chính là điểm mấu chốt. Bạn có thể tự thiết kế phong cách của riêng mình. Thế nhưng phải đảm bảo thông thoáng, sạch sẽ, mát vào mùa hè và ấm vào mùa đông.
Thiết kế trang trí quán ăn
2.7. Sắm sửa trang thiết bị
Quán ăn sẽ bao gồm các dụng cụ, thiết bị sau:
Nội thất:
-
Bàn ghế
-
Quạt (máy lạnh nếu có)
-
Tủ lạnh, giá đựng đồ
-
Đèn
-
…
Đồ phục vụ
-
Đũa, dĩa, thìa, bát, đĩa
-
Giấy ăn
-
Sọt rác
-
…
Dụng cụ bếp
-
Nồi
-
Chảo
-
Muôi, muỗng, thìa
-
Gia vị
-
…
Công cụ bán hàng
-
Phần mềm quản lý bán hàng
Sắm sửa trang thiết bị
2.8. Xây dựng thực đơn hấp dẫn
Để quán thu hút khách hàng, không chỉ có không gian đẹp mà quán ăn của bạn cần có cả một chiếc menu hấp dẫn với đa dạng mối ăn. Guu ẩm thực của dân văn phòng thường ưa thích những bữa cơm gia đình bởi họ thường xuyên xa nhà. Hãy chuẩn bị một thực đơn chuẩn cơm mẹ nấu, điều này sẽ giúp xóa bỏ khoảng cách của họ với quán ăn của bạn.
Xây dựng thực đơn hấp dẫn
Xem ngay: Thực đơn cơm văn phòng với hơn 20 món ăn đơn giản, dễ làm
2.9. Nhân viên phục vụ
Quán ăn sẽ rất vất vả trong việc phục vụ, đặc biệt là giờ cơm trưa. Thế nên việc có thêm nhân viên là cực kỳ quan trọng. Bạn sẽ đẩy nhanh được tiến độ phục vụ và tăng sự chuyên nghiệp cho quán ăn của mình hơn.
Nhân viên phục vụ
III. Mở quán cơm văn phòng cần bao nhiêu vốn?
Để mở quán cơm văn phòng, các người chủ kinh doanh cần bỏ ra số vốn không hề nhỏ. Thế nhưng điều này lại phụ thuộc vào khả năng tài chính của họ. Họ sẽ lựa chọn quy mô và lượng bàn, số món trên thực đơn.
3.1. Vốn thuê mặt bằng
Thường những quán ăn nếu muốn thu hút được nhiều khách hàng thì cần phải chọn địa điểm gần các cao ốc, nơi tập chung của nhiều doanh nghiệp, công ty. Nếu quy mô của bạn không quá lớn thì có thể thuê những nhà cấp 4. Giá sẽ rơi vào khoảng từ 5 đến 10 triệu một tháng.
Vốn thuê mặt bằng
3.2. Vốn nhập nguyên liệu
Nguyên liệu tươi sạch, an toàn chính là điều ghi điểm cực mạnh trong mắt của thực khách mỗi khi tới quán của bạn. Thế nên bạn cần nhập nguyên liệu tại chợ đầu mối. Để đảm bảo nhất, bạn có thể làm thân và hỏi những người có kinh nghiệm.
Chi phí cho một lần nhập nguyên liệu sẽ vào khoảng từ 50 triệu trở lên.
3.3. Vốn sắm trang thiết bị, dụng cụ cho quán
Những trang thiết bị, dụng cụ chúng tôi đã liệt kê ở phía trên. Bạn nên chọn những dụng cụ chất lượng để tránh phải thay thường xuyên. Chi phí sẽ vào khoảng 60 triệu trở lên. Để tiết kiệm chi phí, công sức, thời gian hơn người ta lựa chọn phần mềm quản lý quán ăn POS365. Bởi đây là phần mềm với tính năng chuyên dụng giúp bạn vận hành hoạt động theo quy trình một cách trơn tru mà giá cả cực kỳ phải chăng.
3.4. Vốn thuê nhân viên
Chi phí thuê nhân công theo giờ khoảng 12.000-15.000 đồng / giờ, hàng tháng khoảng 4- 6 triệu đồng / tháng. Nếu quán của bạn quy mô gia đình thì chưa cần phải quan tâm đến việc này.
Vốn thuê nhân viên
3.5. Vốn dự trù
Vốn này sẽ giúp bạn xử lý những sự việc đột ngột xảy ra như bổ sung bát đũa bị hỏng, bàn ghế bị gãy. Trả tiền điện, nước, gas hàng tháng. Thông thường số vốn này càng nhiều càng tốt. Nó sẽ là tiền đề để bạn có thể thực hiện nhiều ý tưởng trong tương lai.
Vốn dự trù
>>> Xem ngay cách: Kinh doanh bún đậu mắm tôm cần những gì để trở nên đắt khách
IV. Cách kinh doanh quán cơm trưa văn phòng hiệu quả
Hoạt động kinh doanh hiệu quả sẽ phụ thuộc vào việc bạn triển khai chiến lược như thế nào. Nếu như bạn là một chủ quán cơm mới mở và đang loay hoay khi không thấy có nhiều khách tới quán mình thì đừng lo, nội dung sau đây sẽ giúp bạn giải quyết nỗi lo này.
4.1. Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
Nếu bạn kinh doanh trong lĩnh vực ăn uống thì yếu tố đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm là cần thiết. Đặc biệt là dân văn phòng, họ luôn kỹ tính trong ăn uống. Chính vì vậy quán ăn của bạn sẽ phải đáp ứng 4 tiêu chí, ngon - rẻ - sạch - đẹp.
Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
Mọi nguyên liệu được nhập đều phải tươi ngon, quy trình chế biến sạch sẽ. Có như vậy thực khách mới yên tâm và giới thiệu nhiều khách hàng cho quán của bạn.
4.2. Tạo dấu ấn riêng
Tạo dấu ấn riêng sẽ giúp bạn tạo lợi thế cạnh trong vô vàn đối thủ cạnh tranh cùng ngành. Hãy bắt đầu với những thiết kế nội và ngoại thất. Sau đó là Menu, quảng cáo và cuối cùng là chất lượng đồ ăn. Đây chính là những thứ khiến cho khách hàng chỉ cần nhìn thấy là có thể ghi nhớ được thương hiệu của bạn.
Tạo dấu ấn riêng
4.3. Kết hợp bán hàng online
Trong thời đại 4.0 thì việc kinh doanh trên các nền tảng mạng xã hội, App dịch vụ không còn xa lạ nữa. Bạn có thể sử dụng Facebook, Zalo… để tiếp cận nhiều khách hàng hơn. Bên cạnh đó bạn cũng nên đăng ký kinh doanh trên GoFood, Grabfood, Now… để khách hàng dễ dàng tìm thấy quán ăn của bạn hơn.
Kết hợp bán hàng online
4.5. Sử dụng phần mềm quản lý nhà hàng quán ăn POS365
Sử dụng phần mềm quản lý nhà hàng POS365 chính là giải pháp giúp quy trình kinh doanh của bạn trở nên tối ưu hơn, gia tăng doanh thu nhanh chóng và xử lý giờ cao điểm một cách gọn gàng. Phần mềm giúp quán cơm của bạn hợp lý hóa quy trình bán hàng với một số tính năng nổi bật như:
-
Quản lý kho: Hiện thị chính xác loại mặt hàng, số lượng và số lượng trong kho. Nắm bắt hàng hóa nhanh chóng, chi tiết.
-
Menu điện tử: Order và thanh toán từ xa không cần qua nhiều khâu như truyền thống.
-
Quản lý bàn: Quản lý đặt món, thêm món, hủy món theo từng bàn. Hỗ trợ gộp bàn, tách bàn đơn giản.
-
Tương thích nhiều thiết bị: Chỉ với một tài khoản, các chủ cửa hàng có thể biết mọi hoạt động kinh doanh tại cửa hàng ở bất cứ đâu.
-
Thanh toán không tiền mặt: Tính tiền nhanh chóng, chính xác trong các trường hợp, khấu hao, khuyến mãi, cộng dồn,...
-
Thanh toán đa dạng: Tích thanh toán không tiền mặt qua banking, thẻ ngân hàng, mã QR,...
-
Tích điểm khách hàng: Lưu thông tin khách hàng, tích điểm sau mỗi lần mua hàng.
-
Báo cáo bán hàng: Tổng kết cuối ngày, Báo cáo trả hàng, Tình trạng công nợ, Báo cáo hoa hồng, Sổ quỹ thu & chi.
Sử dụng phần mềm quản lý nhà hàng quán ăn POS365
Để bắt đầu quản lý nhà hàng một cách hiệu quả hơn, hãy nhanh tay đăng ký tài khoản POS365 ngay tại đây:
Tổng kết
Việc mở quán cơm văn phòng không phải một sớm một chiều. Chính vì thế bạn cần phải có kế hoạch cụ thể. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn có thêm kinh nghiệm vững chắc để bắt đầu kinh doanh mặt hàng này. Chúc các bạn thành công!