Câu chuyện kinh doanh

PR là một phần trong hoạt động Marketing được các doanh nghiệp, công ty đầu tư trong quá trình xây dựng thương hiệu của mình. Ngoài ra, cụm từ này còn được sử dụng rất nhiều trên mạng xã hội như một hình thức nâng tầm cá nhân, tổ chức nào đó.

Quan hệ công chúng là gì? Ý nghĩa, chức năng và các thuật ngữ liên quan

Vậy PR là gì? ý nghĩa và chức năng của PR trong hoạt động Marketing là gì? Tất cả sẽ được POS365 giải thích ngay trong nội dung sau đây.

I. Tìm hiểu PR là gì?

PR là từ viết tắt của "Public Relation", nghĩa là Quan hệ công chúng. Theo lý thuyết Marketing, PR là tập hợp các biện pháp truyền thông nhằm mang lại đánh giá tốt về sản phẩm, dịch vụ qua đó tăng độ uy tín của doanh nghiệp. Điều này sẽ giúp công ty/doanh nghiệp có mối quan hệ bền chặt với cộng đồng.

PR là gì?

PR là từ viết tắt của "Public Relation", nghĩa là Quan hệ công chúng

Thực chất Quan hệ công chúng là cách doanh nghiệp tạo dựng và duy trì quan hệ tốt với nhóm công chúng đang quan tâm tới sản phẩm, dịch vụ và thương hiệu của doanh nghiệp.  Điều này tạo hiệu ứng truyền thông cộng đồng, nhóm công chúng sẽ tự giới thiệu sản phẩm và tạo độ uy tín và khẳng định địa vị trong lòng của người tiêu dùng.

II. Chức năng của PR

Như nối ở trên, hiện nay PR chính là một phần không thể thiếu trong hoạt động truyền thông. Nếu được sử dụng hợp lý, chắc chắn các chiến dịch Marketing của tổ chức sẽ đạt được hiệu quả. 

PR sẽ được sử dụng dưới nhiều hình thức khác nhau như báo chí, tài trợ, quan hệ báo giới, quan hệ truyền thông hay trách nhiệm xã hội… để hoàn thành mục đích cuối cùng đó là tăng niềm tin, uy tín của doanh nghiệp trong mắt khách hàng một cách khách quan.

Ngoài ra PR còn giúp doanh nghiệp xác định được các chỉ số sau:

  • Số lần thông tin xuất hiện trên các đơn vị truyền thông

  • Nắm bắt sự thay đổi thái độ của khách hàng đối với sản phẩm

  • Sự biến động về doanh thu và lợi nhuận

III. Phân biệt PR với quảng cáo

Nếu như chưa tìm hiểu cặn kẽ, nhiều người sẽ bị nhầm PR với quảng cáo là một. Thế nhưng 2 khái niệm này có những điểm hoàn toàn khác nhau. Hãy xem một vài ý kiến dưới đây để làm rõ hơn.

Phân biệt PR với quảng cáo

PR khác hoàn toàn với quảng cáo

PR: Sử dụng phương pháp tìm kiếm, xây dựng và phát triển mối quan hệ giữa các cá nhân với doanh nghiệp, doanh nghiệp với cộng động. PR kiến tạo lợi ích cho đôi bên. Quan hệ công chúng bao gồm các hoạt động: Quan hệ đoàn thể, PR nội bộ, xây dựng và phát triển thương hiệu, quản trị báo chí truyền thông, chăm sóc khách hàng, trách nhiệm xã hội và xử lý khủng hoảng.

Quảng cáo: Sử dụng phương pháp tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu, công trình nghiên cứu đến khách hàng. Mục đích chính của quảng cáo đó là tạo nên hành vi, thói quen của khách hàng.

IV. Công việc của một người làm PR

Người làm PR cần tận dụng toàn bộ hình thức truyền thông để xây dựng, phát triển và duy trì danh tiếng của công ty. Thông thường phạm vi của việc này sẽ từ các cơ quan công cộng hoặc dịch vụ, cho các doanh nghiệp và các tổ chức tự nguyện.

Công việc của một người làm PR

Người làm PR cần tận dụng toàn bộ hình thức truyền thông

Sau khi được xác nhận từ bên thứ ba, thông điệp chính của người làm PR sẽ xác định được đối tượng mục tiêu. Sau đó thiết lập, duy trì mối quan hệ thiện trí, hiểu biết giữa tổ chức và công chúng.

Những công việc mà một người PR thường làm:

  • Lên kế hoạch phát triển các chiến lược PR

  • Trao đổi với đồng nghiệp và người phát ngôn chính

  • Liên lạc và trả lời câu hỏi từ truyền thông

  • Nghiên cứu, soạn thảo nội dung tạp chí nội bộ, bài phát biểu, bài viết và báo cáo hàng năm.

  • Chuẩn bị và giám sát việc sản xuất tài liệu quảng cáo công khai, tờ rơi, tờ rơi thư trực tiếp, video quảng cáo, ảnh, phim và chương trình đa phương tiện.

  • Điều phối các cơ quan báo chí, truyền thông.

  • Cập nhật thường xuyên các thông tin lên trang Web của tổ chức

  • Quản lý, cập nhật và tương tác với các người dùng trên các trang mạng xã hội như Facebook, Instagram, Twitter…

  • Tìm nguồn cung ứng và tài trợ

  • Nghiên cứu thị trường

  • Quản lý khủng hoảng

  • Chăm sóc quan hệ cộng đồng thông qua các sự kiện

V. Một số thuật ngữ liên quan đến PR

Hiện nay PR được sử dụng cực kỳ đa dạng. Chính vì thế nhiều thuật ngữ đi kèm lại mang một sắc thái riêng của PR. Có thể kể đến như PR hộ, Pr trên Facebook,...

5.1. PR là gì trên Facebook?

Trên mạng xã hội Facebook PR lại mang nhiều ý nghĩa khác nhau. Có người cho rằng, PR Facebook mang mục đích bán hàng trực tiếp, thế nhưng PR ở đây chỉ là công cụ hỗ trợ việc bán hàng trở nên suôn sẻ.

PR là gì trên Facebook?

PR Facebook đang là công cụ giới thiệu sản phẩm phổ biến

Trong mối quan hệ cộng đồng giữa người với người thì PR được hiểu là đưa hình ảnh bản thân hoặc ai đó để thể hiện, giới thiệu tạo thiện cảm với người khác. PR không chỉ gói gọn trong doanh nghiệp mà hiện nay các ca sĩ, diễn viên, những người sáng tạo cũng sử dụng để cộng đồng đón nhận họ và các sản phẩm của họ.

5.2. PR sản phẩm là gì?

Đây là hình thức giới thiệu sản phẩm tới mọi người. Nếu người ngoài nhìn vào thì đây cũng chẳng khác hoạt động quảng cáo là mấy. Còn theo cái nhìn của những người làm quan hệ công chúng thì đây là cả một quá trình.

PR sản phẩm là gì?

PR sản phẩm là cả một quá trình

PR Sản phẩm được nhiều doanh nghiệp sử dụng nhằm giới thiệu sản phẩm tới mọi người một cách khách quan. Cách thức PR sản phẩm phổ biến nhất hiện nay đó chính là qua các bài viết trên các trang tin tức.

5.3. PR hộ là gì?

PR hộ là nhờ ai đó quảng bá hình ảnh, sản phẩm tới người khác. Hình thức này giống quảng cáo hơn là quan hệ công chúng. Lý do xuất hiện PR hộ là bởi cộng đồng mạng tưởng PR là quảng cáo, thế nên mới truyền tai nhau thuật ngữ này.

5.4. PR trong mua hàng là gì?

PR trong mua hàng là cách thức nhằm tận dụng cơ hội quảng cáo về một sản phẩm nào đó. Thường liên quan đến sản phẩm mà khách hàng muốn mua hoặc sản phẩm liên quan. Giống như PR hộ thì PR trong mua hàng cũng không phải Quan hệ công chúng.

5.5. PR Manager là gì?

PR Manager (Public Relations Manager) có nghĩa là trưởng phòng hoặc quản lý nhóm chuyên gia quan hệ công chúng. Nhiệm vụ chính của PR Manager là:

  • Đánh giá và phát triển các hoạt động truyền thông qua các chương trình PR

  • Xử lý các hoạt động PR khi xảy ra khủng hoảng xảy ra

  • Xây dựng hình ảnh doanh nghiệp bằng các hình thức khác nhau

  • Làm việc trực tiếp với báo chí truyền thông để đảm bảo uy tín của doanh nghiệp trong mắt khách hàng…


PR Manager là gì?

PR Managers mang trách nhiệm điều hướng và quản lý mỗi chiến dịch PR

VI. Tổng kết

Như vậy thông tin về PR là gì? đã được chúng tôi giải thích trong nội dung trên. Hiện nay ngành Quan hệ công chúng luôn được các doanh nghiệp chú trọng đầu tư để xây dựng liên kết chặt với khách hàng. Đừng quên theo dõi những tin tức luôn cập nhật mới nhất trên Website. Chúc các bạn một ngày vui vẻ!