Câu chuyện kinh doanh

Bạn đam mê kinh doanh ngành F&B nhưng không có đủ vốn hoặc không có kinh nghiệm thì mô hình kinh doanh nhượng quyền thương hiệu sẽ là ý tưởng hợp lý bởi nhiều lợi ích mà nó mang lại. Với số vốn 20 triệu thì bạn đã có thể thử sức kinh doanh bằng việc mua các thương hiệu mà POS365 sẽ giới thiệu cụ thể dưới đây.

Nhượng quyền thương hiệu là gì? Lưu ý khi kinh doanh nhượng quyền

1. Nhượng quyền thương hiệu là gì?

Nhượng quyền thương hiệu là một thuật ngữ nói về hình thức kinh doanh mà cá nhân/ tổ chức được sử dụng tên/ thương hiệu của một sản phẩm/ dịch vụ để kinh doanh trong một thời gian nhất định với một ràng buộc về tài chính (Có thể là một khoản chi phí cố định hoặc chia theo phần trăm lợi nhuận, doanh thu của cửa hàng đó). Và bên được nhượng quyền phải đồng ý với những thoả thuận của bên nhượng lại thương hiệu. 

Bên nhận nhượng quyền sẽ nhận được các quyền lợi có liên quan như: khai thác nhãn hiệu sản phẩm/dịch vụ, sử dụng tên thương mại, biểu tượng, bí quyết kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền. 

  • Đối với bên nhượng quyền: Đây là sẽ là một trong những hình thức giúp mở rộng quy mô kinh doanh với chi phí và rủi ro thấp. Trong khi đó, chi phí để mở và duy trì một cửa hàng thường khá lớn. 

  • Đối với bên nhận nhượng quyền: Đảm bảo thực hiện đúng với những tiêu chuẩn nghiêm ngặt của hệ thống doanh nghiệp, từ việc trang trí, dịch vụ, giá cả. Thương hiệu và bộ máy hoạt động đã được xây dựng sẵn giúp người nhận nhượng quyền tiết kiệm thời gian và công sức.

nhượng quyền thương hiệu là gì

Kinh doanh nhượng quyền gồm có 4 loại hình cơ bản là:

  • Nhượng quyền mô hình kinh doanh toàn diện

  • Nhượng quyền mô hình kinh doanh không toàn diện

  • Nhượng quyền có tham gia quản lý

  • Nhượng quyền có tham gia đầu tư vốn

2. Ưu và nhược điểm của nhượng quyền thương hiệu

Những thông tin trên đã giải thích cho bạn thuật ngữ nhượng quyền thương hiệu là gì và để bạn đọc có cái nhìn tổng quan hơn thì chúng tôi sẽ đánh giá ưu và nhược điểm của hình thức kinh doanh này. 

2.1 Ưu điểm

Trước tiên chúng ta hãy cùng đánh giá ưu điểm của mô hình kinh doanh nhượng quyền. Đây là những ưu điểm nổi bật giúp chủ kinh doanh có thể quyết định xem mình có nên đầu tư vào mô hình này hay không. 

2.1.1 Giảm thiểu rủi ro kinh doanh 

Thông thường những thương hiệu muốn nhượng quyền đã có sẵn danh tiếng trên thị trường. Vì vậy, các bên được nhận nhượng quyền không cần tốn nhiều chi phí và thời gian để xây dựng thương hiệu nữa. Và thay vào đó chỉ cần tập trung vận hành kinh doanh hiệu quả để thu được lợi nhuận.

quy trình nhượng quyền thương hiệu

Giảm thiểu rủi ro trong quá trình kinh doanh 

2.1.2 Sản phẩm/dịch vụ đảm bảo chất lượng

Các cửa hàng nhượng quyền luôn được thương hiệu nhượng quyền giám sát cực kỳ chặt chẽ về mặt chất lượng của sản phẩm/dịch vụ. Tất cả các công đoạn từ chất lượng nguyên liệu, công thức pha chế, quy trình chế biến, hoạt động thuê và quản lý nhân viên,… đều được đồng bộ. Điều này sẽ hỗ trợ rất tốt cho các chủ kinh doanh, đặc biệt là những người chưa có nhiều kinh nghiệm kinh doanh nhượng quyền.  

Ưu và nhược điểm của nhượng quyền thương hiệu

Sản phẩm dịch vụ đảm bảo chất lượng

2.1.3 Chất lượng dịch vụ tốt 

Các hệ thống chuỗi cửa hàng nhượng quyền có chất lượng dịch vụ rất tốt bởi các thương hiệu nhượng quyền luôn tham gia vào quá trình giám sát, họ giám sát vô cùng chặt chẽ về mặt chất lượng. Bộ phận quản lý nhượng quyền luôn cố gắng để chất lượng các chi nhánh được đồng đều. 

2.1.4 Quy trình kinh doanh được hệ thống hóa 

Quy trình kinh doanh đã được thiết lập, vận hành, duy trì và phát triển rõ ràng và được bên chủ thương hiệu phân bổ xuống từng cơ sở nhượng quyền. Việc này sẽ giúp chủ đầu tư quản lý hoạt động kinh doanh dễ dàng và hiệu quả, cũng như giải quyết được vấn đề phát sinh nhanh chóng.

nhượng quyền thương hiệu là gì

Quy trình kinh doanh được hệ thống hoá

2.1.5 Hỗ trợ tối đa từ chủ nhượng quyền 

Bên nhượng quyền có trách nhiệm và nghĩa vụ hỗ trợ tối đa cho bên nhận nhượng quyền thương hiệu từ vấn đề pháp lý cho đến cách kinh doanh, marketing. Điều này sẽ giúp cho bên nhận nhượng quyền thuận lợi hơn trong việc quản lý và vận hành cửa hàng. 

Hỗ trợ tối đa từ chủ nhượng quyền

Hỗ trợ tối đa từ chủ nhượng quyền

2.1.6 Đào tạo bài bản 

Sau khi ký kết hợp đồng thành công thì bên nhượng quyền thường có một số trách nhiệm. Bao gồm tuyển dụng, đào tạo nhân viên vận hành cho bên nhận. Điều này nhằm đảm bảo sản phẩm/ dịch vụ nhượng quyền được thực hành một cách bài bản nhất.

2.2 Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm kể trên thì kinh doanh nhượng quyền còn tồn tại một số nhược điểm. Tuy nhiên, nhược điểm khá nhỏ này không quá ảnh hưởng tới quá trình kinh doanh nếu bạn lựa chọn mô hình này.

2.2.1 Không được sở hữu hoàn toàn thương hiệu 

Bên nhận nhượng quyền sẽ không được sở hữu hoàn toàn thương hiệu này, bạn chỉ đang được phép hoạt động kinh doanh dưới tên/ thương hiệu của người khác. Trong trường hợp nếu bên nhận không đáp ứng đầy đủ yêu cầu của bên chủ nhượng quyền thì rủi ro mất hợp đồng là rất cao. 

kinh doanh nhượng quyền giá rẻ

Không được sở hữu toàn quyền thương hiệu

2.2.2 Rủi ro khi kinh doanh chuỗi cửa hàng 

Trong quá trình kinh doanh, các chi nhánh không thể tránh khỏi các vấn đề sai phạm. Điều này có thể ảnh hưởng không tốt tới thương hiệu và những đơn vị nhận nhượng quyền đi trước. Một hệ thống chuỗi cửa hàng nhượng quyền lớn khi dính phải tai tiếng thì tất cả các cơ sở còn lại cũng sẽ bị chịu thiệt hại. Vì vậy, bên nhận nhượng quyền cần chuẩn bị sẵn tinh thần và lên kế hoạch xử lý cho các trường hợp này. 

kinh doanh nhượng quyền giá rẻ

Rủi ro kinh doanh chuỗi cửa hàng

2.2.3 Chi phí

Chi phí nhượng quyền thương hiệu là con số không hề nhỏ. Bên cạnh rất nhiều chi phí chủ kinh doanh nhận nhượng quyền cần phải chi trả thì cần phải thêm cả khoản chi phí này. Đây là bài toán không hề dễ giải quyết đối với các chủ kinh doanh khi lựa chọn hình thức này. 

2.2.4 Cạnh tranh trong chuỗi nhượng quyền 

Rủi ro rất dễ gặp phải khi kinh doanh nhượng quyền là cạnh tranh trong chuỗi nhượng quyền, nhất là các cơ sở có vị trí gần nhau. Trong nhiều trường hợp, các cửa hàng sẽ nhận được khuyến mãi hoặc giảm chi phí hợp đồng nếu đạt được những mục tiêu doanh thu nhất định.

Cạnh tranh trong chuỗi nhượng quyền

Trong chuỗi nhượng quyền các cửa hàng cạnh tranh lẫn nhau

2.2.6 Thiếu sáng tạo trong kinh doanh nhượng quyền 

Sau khi nhận nhượng quyền thì mọi công việc đều đã được định sẵn cho các bên nhận thương hiệu và bên này chỉ việc thực hiện, vận hành và duy trì phát triển. Điều này dẫn tới việc chủ kinh doanh không muốn suy nghĩ và phát triển, đổi mới trong kinh doanh. Và đồng nghĩa với việc sáng tạo trong vận hành kinh doanh là không có.

Tìm hiểu thêm: Bật mí ƯU NHƯỢC ĐIỂM của NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI

3. Những hình thức kinh doanh nhượng quyền thương hiệu

Theo như chúng tôi đã chia sẻ ở trên thì hiện nay có 4 hình thức kinh doanh nhượng quyền cơ bản, cụ thể: 

3.1 Nhượng quyền thương hiệu theo mô hình kinh doanh toàn diện 

Nhượng quyền theo mô hình kinh doanh toàn diện sở hữu cấu trúc vô cùng chặt chẽ và được đánh giá là hoàn chỉnh nhất trong 4 mô hình. Hình thức này có mức độ hợp tác, cam kết cao nhất giữa các bên. Thông thường thời gian hợp đồng rơi vào khoảng từ 5 – 30 năm, tức là từ trung hạn tới dài hạn. 

nhượng quyền thương hiệu

Nhượng quyền theo mô hình kinh doanh toàn diện

Bên thương hiệu nhượng quyền phải cam kết chia sẻ và chuyển nhượng tối thiểu 4 yếu tố đó là:

  • Hệ thống bao gồm mô hình, chiến lược kinh doanh, quy trình vận hành chuẩn hóa, cách quản lý và điều hành, huấn luyện, tư vấn và hỗ trợ khai trương, hỗ trợ và giám sát các chương trình tiếp thị, quảng cáo. 

  • Bí quyết công nghệ sản xuất, bí quyết kinh doanh. 

  • Hệ thống thương hiệu.

  • Dịch vụ và sản phẩm. 

Bên nhận nhượng quyền phải chịu trách nhiệm thực hiện thanh toán cho thương hiệu nhượng quyền phí nhượng quyền ban đầu và phí hoạt động. Bên cạnh đó, bên nhận nhượng quyền có thể sẽ phải trả thêm một số chi phí khác đó là: chi phí mua trang thiết bị, thiết kế, trang trí cửa hàng, chi phí marketing, các khoản tiền chênh lệch trong quá trình mua nguyên vật liệu và nhận tư vấn,… 

3.2 Chuyển nhượng thương hiệu không toàn diện 

Chuyển nhượng thương hiệu không toàn diện tức là bên chuyển nhượng chỉ tiến hành chuyển nhượng một số yếu tố cụ thể cho bên nhận chuyển nhượng. Các yếu tố có thể là: công thức, phương thức tiếp thị, quyền sử dụng hình ảnh của thương hiệu,… Vì bên nhận nhượng quyền chỉ nhận nhượng quyền một số yếu tố nên bên thương hiệu nhượng quyền sẽ không giám sát, kiểm soát chặt chẽ toàn bộ hoạt động của bên nhận nhượng quyền.  

Chuyển nhượng thương hiệu không toàn diện

Chuyển nhượng thương hiệu không toàn diện

3.3 Nhượng quyền có tham gia quản lý 

Nhượng quyền có tham gia quản lý là hình thức không còn quá xa lạ và nó tương đối phổ biến. Ví dụ điển hình của hình thức này đó là: chuỗi khách sạn lớn Holiday Inc Marriott. Cụ thể bên thương hiệu nhượng quyền chịu trách nhiệm hỗ trợ và cung cấp nhân sự quản lý và điều hành doanh nghiệp bên cạnh việc tiến hành chuyển nhượng quyền sử dụng thương hiệu, mô hình và công thức trong hoạt động kinh doanh. 

kinh doanh nhượng quyền là gì

Nhượng quyền có tham gia quản lý

3.4 Nhượng quyền có tham gia đầu tư vốn

Nhượng quyền có tham gia đầu tư vốn tức là bên nhượng quyền có góp vốn đầu tư nhưng với số vốn nhỏ để có thể trực tiếp tham gia vào quá trình kiểm soát hệ thống. Tuy bên nhượng quyền chỉ đầu tư một số vốn nhỏ nhưng có quyền được tham gia vào hội đồng quản trị của bên nhận nhượng quyền. 

mô hình kinh doanh nhượng quyền

Nhượng quyền có tham gia đầu tư vốn

Bên nhượng quyền phải xem xét khả năng quản lý, sức mạnh của thương hiệu, đặc trưng của ngành hàng, khả năng cạnh tranh trên thị trường để nhượng thêm 3 yếu tố ưu tiên vô cùng quan trọng cho bên nhận nhượng quyền. 

4. Top những lĩnh vực kinh doanh nhượng quyền thương hiệu ở Việt Nam hiện nay

Hiện nay hình thức kinh doanh nhượng quyền thương hiệu tại Việt Nam rất phổ biến và đa dạng các lĩnh vực. Dưới đây là một số lĩnh vực kinh doanh nổi bật nhất có mô hình này:

4.1 Lĩnh vực bán lẻ 

Lĩnh vực bán lẻ rất tiềm năng nên thu hút không ít thương hiệu cạnh tranh. Những cái tên đình đám trong thị trường này có thể kể tới đó là: Big C. Family Mart, Miniso, Circle K,….đến từ các quốc gia Hàn Quốc, Nhật Bản,… Các thương hiệu đình đám có xuất xứ từ Việt Nam như: Winmart, Saigon Coop,… Các thành phố lớn có nền kinh tế phát triển, tập trung đông đúc dân cư chính là thị trường cực kỳ tiềm năng và đặc biệt hấp dẫn. Bởi dân cư đông cùng với sức mua lớn nên lĩnh vực bán lẻ sẽ ngày càng phát triển mạnh mẽ. 

kinh doanh nhượng quyền gì bây giờ

Lĩnh vực bán lẻ

Bên cạnh bán lẻ các mặt hàng tiêu dùng thì kinh doanh bán lẻ xăng dầu hiện nay rất tiềm năng và được nhiều nhà đầu tư chú ý. Lý do là dân số nước ta chủ yếu di chuyển bằng xe máy và hầu như lượng xăng cung cấp không đáp ứng đủ nhu cầu mua xăng của người dân. Chính vì thế, lựa chọn kinh doanh xăng dầu mang cơ hội thu về lợi nhuận lớn. 

4.2 Nhượng quyền cafe, trà sữa, trà chanh 

Đối tượng học sinh, sinh viên, người đi làm trẻ tuổi là những đối tượng khách hàng có sức mua rất lớn. Và đây là tệp khách hàng được nhiều thương hiệu hướng tới. Thị trường kinh doanh trà sữa, trà chanh, café ngày càng trở nên sôi động với những cái tên nổi tiếng như: Gong Cha, Tocotoco, Koi Thé,… Đây là lĩnh vực thu về lợi nhuận nhanh chóng và nguồn thu rất lớn bởi nhu cầu ăn uống của giới trẻ hiện nay là rất lớn và rủi ro khi kinh doanh tương đối nhỏ nếu sản phẩm đảm bảo chất lượng. 

kinh doanh nhượng quyền online

Nhượng quyền cafe, trà sữa, trà chanh

Đọc ngay: Top 10 thương hiệu nhượng quyền cafe lợi nhuận cao

4.3 Lĩnh vực làm đẹp

Ngày nay, đời sống của người dân ngày càng tăng lên kéo thu nhu cầu về vật chất, tinh thần cũng cao hơn. Một trong số đó là nhu cầu làm đẹp của chị em phụ nữ và cả cánh nam giới. Độ tuổi làm đẹp hiện nay cũng rất đa dạng từ người trẻ, trung niên tới người già, cả nam và nữ giới. 

lĩnh vực làm đẹp

Lĩnh vực làm đẹp

Lĩnh vực làm đẹp hiện nay chưa có cái tên ngoại đạo nào gia nhập và chủ yếu là những tên tuổi trong nước như: Seoul Spa, 30 Shine, Real Nails,…. Nếu nhà đầu tư nào có thể nắm bắt cơ hội này thì đây chắc chắn là thị trường vô cùng màu mỡ và tiềm năng để thu về lợi nhuận. Khi lĩnh vực bán lẻ, ăn uống đã có quá nhiều ông lớn chen chân thì đây là hướng đi riêng rất đáng để đầu tư.  

4.4 Nhượng quyền thương hiệu thời trang  

Bên cạnh lĩnh vực ăn uống thì thị trường thời trang chính là lĩnh vực phát triển mạnh mẽ nhất. Đời sống của người Việt hiện nay rất cao, chính vì thế nhu cầu mua sắm rất lớn Phong cách ở các độ tuổi đa dạng và phong phú từ trang phục công sở tới trang phục đi chơi, thể thao, đi học,.. 

nhượng quyền thương hiệu thời trang

Thương hiệu thời trang

Nhu cầu lớn nên nếu nhà kinh doanh nào chưa biết nên lấn sân vào lĩnh vực nào hãy nhận nhượng quyền thương hiệu thời trang. Một số thương hiệu uy tín, sở hữu lượng người mua rất lớn đó là: GUMAX, VFC, Crown Space, LODY,… 

4.5 Chuỗi bánh mì 

Ẩm thực Việt Nam có phong phú các món ăn ngon, trong đó không thể không kể tới món ăn đường phố bánh mì. Bánh mì là món ăn nhanh vừa ngon lại có giá cả phải chăng. Và đi đâu trên các con đường, tuyến phố chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp các cửa hàng bánh mì. 

kinh doanh nhượng quyền thương hiệu

Chuỗi bánh mì là hình thức nhượng quyền phổ biến

Một trong những xu hướng nhượng quyền phổ biến, hấp dẫn đó chính là nhượng quyền chuỗi bánh mì nổi tiếng. Hình thức này có ưu điểm là số vốn bỏ ra ít nhưng mang về lợi nhuận cao và thời gian thu hồi vốn rất nhanh. Quản lý mô hình kinh doanh này tương đối đơn giản và dễ học hỏi hơn so với một số mô hình khác. Có rất nhiều thương hiệu nổi tiếng trên thị trường hiện nay bạn có thể tham khảo đó là: bánh mì Kebab Torki, bánh mì que Pháp BMQ, bánh mì Má Hải, bánh mì Phượng,… 

Có thể bạn chưa biết: Xu hướng kinh doanh mới nhất 2022: Nhượng quyền rau má mix

4.6 Nhượng quyền chuỗi gà rán, thức ăn nhanh

Nếu bạn chưa biết kinh doanh nhượng quyền gì bây giờ hãy tham khảo nhượng quyền thức ăn nhanh. Thức ăn nhanh là các món ăn được không ít người yêu thích, trong đó có giới trẻ. Các món ăn nhanh tương đối đa dạng có cả trong nước lẫn du nhập từ các quốc gia Âu, Á khác. Trong kinh doanh dịch vụ ăn uống có kinh doanh thức ăn nhanh và đây là lĩnh vực đang phát triển rất mạnh. Dự đoán trong tương lai nó ngày càng phát triển mạnh hơn nữa. 

Nhượng quyền chuỗi gà rán, thức ăn nhanh

Chuỗi gà rán, thức ăn nhanh có rất nhiều mô hình nhượng quyền

Những thương hiệu lớn trên thế giới đã nhượng quyền thương hiệu rất thành công đó là: KFC, Jollibee, Texas Chicken,… Ở nước ta có thương hiệu nổi tiếng đang rất phát triển đó là Khoai lang lắc & Gà rán Mr.Thịnh. 

Đọc thêm: Thu nhập cao với ý tưởng kinh doanh nhượng quyền quán ăn sáng

4.7 Nhượng quyền quán lẩu nướng

Lẩu nướng theo phong cách Hàn Quốc, Trung Quốc được thực khách ưa chuộng. Để tiếp cận nhanh chóng, dễ dàng hơn với khách hàng thì hình thức nhận nhượng quyền thương hiệu nổi tiếng đang trở thành sự lựa chọn của không ít chủ kinh doanh. 

nhượng quyền quán lẩu nướng

Nhượng quyền quán lẩu nướng

Hiện nay, có rất nhiều nhà hàng nhận nhượng quyền thương hiệu từ các thương hiệu nổi tiếng. Và họ đang kinh doanh rất phát triển, có lượng khách hàng đông và thu về lợi nhuận lớn. Những cái tên phổ biến trên thị trường đó là: King BBQ, Hotpot, Aka House, Kichi Kichi,…  

Đọc thêm: Nhượng quyền thương hiệu quán ăn cần phải lưu ý những gì?

4.8 Nhượng quyền hiệu thuốc

 Nhượng quyền nhà thuốc tuy còn khá xa lạ với không ít người nhưng mô hình kinh doanh này đã phát triển trong một thời gian tương đối dài. Mô hình này cực kỳ phát triển bởi nó thu về lợi nhuận khủng. Tuy nhiên, để làm được điều đó thì các nhà thuốc cần phải đáp ứng các điều kiện vô cùng khắt khe để được nhượng quyền như: giấy tờ, bằng cấp, hình thức,… 

có nên kinh doanh nhượng quyền

Quầy thuốc là hình thức nhượng quyền thu về lợi nhuận cao

Những tên tuổi lớn trên thị trường này đó chính là: Pharmacity, Phano Pharmacy, Medicare,… Đây là lĩnh vực tiềm năng nên trong tương lai sẽ còn phát triển lớn mạnh hơn nữa. Vị trí trên thị trường hoàn toàn có thể thay đổi. 

4.9 Nhượng quyền nhà sách

Nhượng quyền nhà sách trong những năm trở về trước tương đối phát triển. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại nó đã bị chững lại và có phần suy giảm bởi sự phát triển của công nghệ và chi phí có hình thức kinh doanh nhượng quyền này là rất lớn. Để kinh doanh nhà sách chủ kinh doanh cần phải bỏ ra rất nhiều chi phí như: mặt bằng, trang thiết bị, chi phí nhập sách, kho bãi, vận chuyển,… mọi thứ đều phải dàn trải trên rất nhiều kênh bán hàng. 

nhượng quyền nhà sách

Nhượng quyền nhà sách đang dần suy giảm

Không dừng lại ở đó, các đơn vị này còn phải cạnh tranh cùng với đối thủ trong cùng lĩnh vực. Giá sách so với mức thu nhập của người Việt còn khá cao và người Việt không đọc sách quá nhiều nên đòi hỏi các nhà sách cần phải có nhiều chương trình khuyến mãi, giảm giá, ưu đãi mới có thể thu hút được khách hàng. Hiện nay chỉ có nhà sách Phương Nam còn giữ được hình thức nhượng quyền này. 

4.10 Kinh doanh nhượng quyền online

Tại Việt Nam mô hình kinh doanh nhượng quyền online tương đối mới mẻ với nhiều người. Nhượng quyền online tức là bên nhượng quyền sẽ chia sẻ thương hiệu hiện đang kinh doanh trong một lĩnh vực thông qua internet chứ không kinh doanh trực tiếp. 

kinh doanh nhượng quyền online

Kinh doanh nhượng quyền online không cần bỏ nhiều vốn

Đây là hình thức mới mẻ nhưng được không ít người lựa chọn bởi nó phù hợp với những nhà kinh doanh không có quá nhiều vốn. Một số mô hình nhượng quyền trực tuyến phổ biến ở các lĩnh vực đó là: thời trang, mỹ phẩm, văn phòng phẩm,… 

4.11 Nhượng quyền giặt ủi/chỗ rửa xe

Nhu cầu sinh hoạt của nhiều gia đình, cá nhân hiện nay rất quan trọng và cần thiết. Thế nhưng họ không có quá nhiều thời gian cho các công việc gia đình như: giặt giũ, rửa bát, dọn dẹp gia đình,… Đó là lý do cho sự ra đời của rất nhiều tiệm giặt ủi, chỗ rửa xe và cả nhượng quyền kinh doanh. 

nhượng quyền thương hiệu cần những gì

Nhượng quyền giặt ủi và chỗ rửa xe là mô hình tiềm năng

Hiện nay trên thị trường có một số cái tên nổi tiếng đã kinh doanh nhượng quyền rất thành công đó là: Green leaf, chuỗi rửa xe 5s, rửa xe Vietwash,… 

4.12 Nhượng quyền giao hàng

Nhu cầu mua sắm của người Việt rất lớn và xu hướng mua sắm trực tuyến ngày càng phổ biến bởi tính nhanh gọn, tiết kiệm thời gian và côn sức của người mua. Không những thế, hình thức này còn giúp người mua tiết kiệm rất nhiều chi phí mua hàng nhờ áp các mã giảm giá, khuyến mãi,… 

ưu nhược điểm của nhượng quyền thương mại

Nhượng quyền giao hàng

Nắm bắt được nhu cầu của người tiêu dùng đã có không ít đơn vị vận chuyển ra đời. Và hiện nay, mô hình nhượng quyền giao hàng đã ra đời và phát triển rất tốt đó là: Best Express, SuperShip. 

Xem ngay: 10+ Ví dụ về nhượng quyền thương hiệu đáng thử nhất hiện nay

5. Quy trình mua nhượng quyền thương hiệu

Nội dung dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về quy trình nhượng quyền thương hiệu, nhằm chuẩn bị tốt nhất cho quá trình kinh doanh chuyên nghiệp trong tương lai.

5.1 Phân tích/Đánh giá xem doanh nghiệp của bạn đã sẵn sàng 

Bước đầu tiên là phải phân tích và đánh giá xem doanh nghiệp của bạn đã sẵn sàng chưa: Hãy kiểm tra tài chính, mức độ đầu tư của bạn có đảm bảo hoạt động kinh doanh cho cửa hàng hay không? Nghiên cứu và phân tích thị trường thật kỹ để có thể khẳng định rằng nhu cầu tiêu dùng đang phát triển và phù hợp cho việc kinh doanh nhượng quyền mà bạn sẽ cung cấp. Và đừng quên xây dựng kế hoạch kinh doanh để đánh giá điểm mạnh - yếu của bản thân cũng như cơ hội và thách thức của thị trường.

hình thức kinh doanh nhượng quyền

Doanh nghiệp cần phải chuẩn bị đầy đủ về tài chính, khả năng lãnh đạo,...

5.2 Tiến hành lựa chọn thương hiệu nhượng quyền 

Khi đã nghiên cứu và đánh giá thị trường kinh doanh, bạn cần phải xem xét nhiều thương hiệu, lĩnh vực mà mình muốn hướng đến. Sau đó sẽ so sánh về thương hiệu, đây là bước vô cùng quan trọng trong quy trình mua nhượng quyền thương hiệu. Lưu ý nên tránh mua các thương hiệu có tuổi đời thấp dưới 2 năm vì sẽ có rất ít người biết đến.

lựa chọn thương hiệu nhượng quyền

Lựa chọn thương hiệu nhượng quyền

5.3 Tìm hiểu về đơn vị, công ty nhượng quyền 

Cách tìm hiểu đơn vị, công ty nhượng quyền thương hiệu thông qua các kênh mạng xã hội, văn phòng nhượng quyền. Một số thông tin mà bạn cần quan tâm đó là: Các báo cáo tài chính kiểm toán, một cuốn sổ tay hoạt động cho người nhận quyền kinh doanh, mô tả kinh nghiệm kinh doanh của nhóm quản lý,...

 Tìm hiểu về đơn vị, công ty nhượng quyền

Tìm hiểu đơn vị, thương hiệu nhượng quyền

5.4 Tìm hiểu cửa hàng khác trong hệ thống 

Bạn có thể tìm hiểu và so sánh các cửa hàng trong cùng hệ thống để có thể đánh giá doanh thu, hệ thống đào tạo nhân viên. Bên cạnh đó, hãy kiểm tra chất lượng của sản phẩm đặc biệt là hương vị. Nếu mỗi cửa hàng có một hương vị khác nhau thì có nghĩa là nội bộ các cửa hàng đang có vấn đề, nguồn nhập khác nhau hoặc nhân viên chưa được đào tạo bài bản. 

mô hình kinh doanh nhượng quyền

Tìm hiểu cửa hàng khác trong cùng hệ thống

5.5 Đánh giá năng lực và nghiên cứu kỹ hợp đồng mua nhượng quyền 

Nếu bạn chưa có chuyên môn để đánh giá hợp đồng thì hãy tham vấn người có chuyên môn hoặc luật sư. Vì bạn cần phải lưu ý rất nhiều điều khoản như chi phí nhượng quyền, chi phí vận hành, thời hạn hợp đồng, các điều khoản về hỗ trợ điểm bán,... 

kinh doanh nhượng quyền thương hiệu

Đánh giá năng lực nghiên cứu hợp đồng

5.6 Tìm kiếm mặt bằng phù hợp 

Việc tìm mặt bằng phải phù hợp với mô hình kinh doanh và điều khoản trong hợp đồng nhượng quyền. Nên tránh các vị trí cùng thương hiệu mà gần địa điểm bạn muốn mở, vì như vậy sẽ dễ cạnh tranh nội bộ thương hiệu và có thể vi phạm vào chính sách nhượng quyền.

có nên kinh doanh nhượng quyền

Tìm kiếm mặt bằng kinh doanh

5.7 Ký hợp đồng nhượng quyền với bên bán 

Khi đã kiểm tra kỹ về điều khoản bao gồm khu vực được nhượng quyền, phí nhượng quyền ban đầu, phí nhượng quyền hàng tháng, sự hỗ trợ và các điều khoản có lợi, bất lợi trong quá trình kinh doanh, các điều khoản chấm dứt hợp đồng… thì bạn bắt tay vào việc ký hợp đồng với bên bán. 

Ký hợp đồng nhượng quyền với bên bán

Ký hợp đồng nhượng quyền với bên bán

5.8 Mở cửa hàng để bắt đầu quá trình kinh doanh 

Bước cuối cùng trong quy trình mua chuyển nhượng thương hiệu đó chính là mở cửa hàng để bắt đầu quá trình kinh doanh dựa trên các kinh nghiệm của bên bán nhượng quyền thương hiệu hỗ trợ. Đây là bước quan trọng, góp phần quyết định tới sự thành bại của mô hình này. 

kinh nghiệm kinh doanh nhượng quyền

Mở cửa hàng để bắt đầu hoạt động kinh doanh

6. Gợi ý 7 thương hiệu kinh doanh nhượng quyền ít vốn từ 20 triệu

Một trong những lý do hấp dẫn nhất để mua nhượng quyền là bạn đang mua một thương hiệu đã có chỗ đứng mà không phải mất nhiều thời gian, chi phí xây dựng từ đầu. Đa số các thương hiệu đó đều không rẻ. Và để mua chúng cần có nhiều những nguyên tắc riêng cần phải đáp ứng. May mắn thay, có những lựa chọn nhượng quyền thương mại khác có chi phí bắt đầu thấp hơn rất nhiều và vẫn mang đến cho bạn cơ hội trở thành chủ của một cửa hàng.

6.1 Bánh mì má Hải 

Thương hiệu vững chắc có nhiều các chi nhánh hiện nay. Bánh mì má Hải có chi phí kinh doanh nhượng quyền ít vốn với 19 triệu đồng. Khi mua nhượng quyền, các bạn không phải lo lắng về thời gian và việc phát triển thương hiệu. Về chi phí, bạn cần có trong tay ít nhất 19 triệu. Trong đó bao gồm: 

nhượng quyền thương hiệu và nhượng quyền thương mại

Bánh mì má Hải

  • Chi phí nhượng quyền thương hiệu trong 4 năm 

  • Bộ nhận diện thương hiệu 

  • Các trang bị và thiết bị như xe bán hàng, bếp gas, máy ép chả,... 

  • Phí sử dụng thương hiệu bánh mì má Hải với khoảng 2.5%

6.2 Bánh mì Amangon 

Thương hiệu Amangon là thương hiệu kinh doanh nhượng quyền ít vốn đi đầu về chả cá. Đây là thương hiệu nổi tiếng, lấy phương châm an toàn đi đầu. Với sản phẩm chính nổi bật là chả cá thu Nha Trang, quy trình khép kín đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. 

Chi phí kinh doanh nhượng quyền bánh mì Amangon chỉ 6.500.000 đồng/xe. Với các quyền lợi sau: 

quy trình nhượng quyền thương hiệu

Bánh mì Amangon

  • Sử dụng thương hiệu bánh mì chả cá Amangon 

  • Hỗ trợ kế hoạch đến khi đi vào vận hành 

  • Hỗ trợ tiếp thị và nâng cao chất lượng nhân sự với các khóa đào tạo 

  • Các dụng cụ hỗ trợ bán hàng như: xe, biển hiệu đèn sáng, bếp nướng, …

6.3 Miele Pane - Tiệm bánh mì và xôi 

Thương hiệu với hương vị bánh mì chuẩn truyền thống Miele Pane. Tất cả sản phẩm luôn đảm bảo nguồn hàng mới, sạch sẽ và chất lượng để phục vụ cho tín đồ ẩm thực. Với chi phí nhượng quyền thương hiệu khoảng 25 triệu đồng. Với mức vốn ban đầu ít và bạn được nhận nhiều ưu đãi cùng thương hiệu đã có tiếng tại Việt Nam. Đây chính là gợi ý tuyệt vời dành cho những bạn có ít vốn nhưng vẫn muốn làm chủ.

6.4 Nhượng quyền thương hiệu ít vốn bánh mì Bami Việt 

Chắc hẳn các bạn không thể nhớ đến cái tên bánh mì Bami Việt. Đây là thương hiệu nổi tiếng kinh doanh nhượng quyền ít vốn trong khu vực phía Bắc. Với phân khúc bánh mì hạng trung và có nhiều chương trình khuyến mãi nổi bật. Bami Việt có rất nhiều thương hiệu được sự yêu thích của khách hàng. 

Thương hiệu này có số vốn ban đầu khi mua nhượng quyền từ 20 triệu với điểm bán nhỏ hoặc 70 triệu cho cửa hàng nhỏ. 


nhượng quyền thương hiệu là gì

Nhượng quyền thương hiệu Bami Việt

Vậy bạn nhận được những gì khi mua nhượng quyền từ Bami Việt: 

  • Được cung cấp các nguyên liệu đã chế biến sẵn để dùng ngay 

  • Không cần đầu tư hệ thống đắt tiền 

  • Menu đa dạng Không cần phí nhượng quyền 

  • Tư vấn setup mặt bằng, tiếp thị trong suốt quá trình kinh doanh

6.5 Bánh mì Sunrise Kebab 

Sunrise Kebab là chuỗi cửa hàng bánh mì tam giác có tiếng tại Việt Nam. Xuất hiện từ những năm 2014, phong cách bánh mì tam giác đến từ Thổ Nhĩ Kỳ hiện nay đã phổ biến hơn. Ngoài ra, bạn còn có thể mua những bánh mì cuộn tại đây. 

Với giá thành và menu bánh mì giá rẻ, thương hiệu này nhanh chóng thu hút nhiều khách hàng. Cùng sự phục vụ tận tình và quản lý tốt các chi nhánh của mình. Bánh mì Sunrise Kebab luôn quản lý tốt và theo dõi doanh số ổn định. 

bánh mì Sunrise Kebab

Nhượng quyền thương hiệu ít vốn của Sunrise Kebab

Nhượng quyền thương hiệu ít vốn của Sunrise Kebab bao gồm: 

  • Chi phí nhượng quyền 

  • Lợi nhuận hàng tháng ổn định 

  • Sử dụng nguyên liệu và công thức đặt biệt từ Sunrise Kebab 

  • Được đào tạo kỹ năng quản lý và chuyên môn Setup khai trương 

  • Hỗ trợ tiếp thị

Tìm hiểu ngay: Kinh nghiệm kinh doanh chuỗi bánh mì thành công năm 2022

6.6 Bánh mì Kebab Torki 

Một thương hiệu nhượng quyền khác cũng tương tự với menu Sunrise Kebab. Đó chính là bánh mì Kebab Torki với số lượng cực khủng lên đến 170 cửa hàng. Những chi nhánh nhượng quyền được xuất hiện và đáp ứng 36 tỉnh thành Việt Nam. Bên cạnh đó, đây là thương hiệu đã được đăng ký bảo hộ độc quyền tại Cục sở hữu Trí tuệ Việt Nam. 

nhượng quyền thương hiệu bánh mì

Nhượng quyền bánh mì Kebab Torki

Và chi phí để mua nhượng quyền cúng có phần “nhỉnh” hơn những thương hiệu khác: 

  • Chi phí nhượng quyền: 35-70 triệu Chi phí dụng cụ, máy móc: 35 triệu 

  • Chi phí phát sinh: 1-3 triệu 

Ngoài ra, về lựa chọn mặt bằng sẽ được Kebab Torki hỗ trợ và tư vấn để đạt sự thuận lợi nhất.

6.7 Gà rán Five Star

Thương hiệu gà rán Five Star ngày càng nhiều chi nhánh. Đặc biệt hơn, chi phí nhượng quyền thương hiệu ít vốn với các mô hình khác nhau giúp cho nhiều các nhà đầu tư lựa chọn. 

Nhượng quyền mô hình kiot 

Đây là mô hình với hình thức dùng xe đẩy nhỏ có thể di chuyển được. Mô hình này linh động và có thể thay đổi điểm bán hàng. Tổng chi phí khoảng 27 triệu. 

mô hình kinh doanh nhượng quyền thương hiệu

Gà rán Five Star nhượng quyền ít vốn

  • Ưu điểm: chi phí thấp, thời gian hoàn vốn nhanh, thuận tiện di chuyển, tốn ít diện tích mặt bằng 

  • Nhược điểm: Lợi nhuận ít, kém sang trọng và bất lợi vào mùa mưa

Phí nhượng quyền gà rán Five Star mô hình Outlet 

Mô hình Outlet từ gà rán Five Star không có nhiều khác biệt so với mô hình Kiot. Tuy nhiên, nó có địa chỉ rõ ràng và cố định. Chi phí nhượng quyền cho mô hình này là khoảng 32 triệu đồng. 

Phí nhượng quyền mô hình Shophouse 

Nhượng quyền thương hiệu vốn ít từ gà rán Five Star với mô hình kinh doanh Shophouse. Khác với 2 mô hình trên, Shophouse tốn thêm chi phí sơn trang trí cửa hàng. Và chi phí tổng là 70 triệu đồng. Ưu điểm là một không gian đẹp, thuận lợi cho việc ngồi lại, không phục thuộc vào thời tiết.

Xem thêm: Chi phí nhượng quyền thương hiệu gà rán nổi tiếng hiện nay

Bài viết trên đã chia sẻ đầy đủ thông tin cho bạn đọc về nhượng quyền thương hiệu. Đây là mô hình kinh doanh tiềm năng giúp bạn thu về lợi nhuận hấp dẫn. Hãy tham khảo bài viết nếu đang có ý định kinh doanh nhé. Chúc bạn thành công.