Kinh doanh nhà hàng - cafe

Hệ thống bếp nhà hàng là một phần tất yếu, quyết định sự thành công cho mô hình kinh doanh của bạn. Ngoài thiết kế phù hợp với không gian, bạn cũng cần phải trang bị những thiết bị nhà bếp để giúp cho khu vực nhà bếp phát huy tốt nhất hiệu quả của nó. 

Quy trình quản lý hệ thống bếp nhà hàng chuyên nghiệp

I. Hệ thống bếp nhà hàng gồm những gì?

Hệ thống bếp nhà hàng bao gồm các thiết bị nấu nướng và khu vực chế biến những món ăn chất lượng và đẳng cấp của nhà hàng. Để hiểu rõ hơn và các thiết bị khu bếp nhà hàng thì hãy tham khảo ngay nội dung dưới đây của POS365 nhé!

1. Các thiết bị khu bếp nhà hàng

Các thiết bị trong khu bếp nhà hàng rất quan trọng dùng để phục vụ quá trình chế biến, bảo quản đồ ăn. Mỗi nhà hàng sẽ xây dựng hoặc thiết kế một hệ thống bếp phù hợp với nhu cầu sử dụng. 

1.1. Thiết bị giữ lạnh công nghiệp

Thiết bị giữ lạnh công nghiệp được sử dụng với mục đích bảo quản thực phẩm chưa được chế biến, giúp thực phẩm luôn tươi ngon, đảm bảo an toàn vệ sinh chất lượng. Những thiết bị giữ lạnh trong các nhà hàng bao gồm:

  • Tủ mát/lạnh công nghiệp

  • Tủ đông công nghiệp

Thiết bị giữ lạnh công nghiệp

1.2. Bếp nấu công nghiệp chuyên dụng

Các loại bếp nấu công nghiệp chuyên dụng không thể thiếu trong các nhà hàng, khách sạn: 

  • Bếp Á: Công suất lớn, dùng để xào nấu chế biến thức ăn. Có thể chịu nhiệt tốt, làm từ chất liệu inox chất lượng cao, dễ dàng vệ sinh. Do tính năng chế biến các món Á nên các nhà hàng tại Việt Nam rất ưa chuộng loại bếp này.

  • Bếp Âu: Thường được sử dụng để chế biến các món chiên rán. Thân bếp được làm từ chất liệu inox 304 cao cấp, không han gỉ. Kiềng bếp và họng gas làm từ chất liệu gang chịu nhiệt, chịu lực tốt. Các núm điều chỉnh dễ dàng cho người sử dụng.

  • Bếp hầm: Dùng để hầm và nấu các món ăn. Chất liệu chính là inox có độ bền cao. Sử dụng nhiên liệu chính là gas. 

  • Bếp từ công nghiệp: Ưu điểm là không sử dụng gas hay lửa, hạn chế cháy nổ. Thời gian nấu nhanh. Có bảng điều khiển, sử dụng dễ dàng chỉ với một nút bấm. Thân thiện với môi trường, dễ dàng vệ sinh. 

Bếp nấu công nghiệp chuyên dụng

2. Các dụng cụ chế biến

Các dụng cụ chế biến cơ bản, cần thiết và thường xuyên sử dụng tại các nhà hàng, khách sạn: nồi nấu inox, khay inox, máy bào rau, máy thái rau củ, máy rửa bát, các loại rổ sơ chế, xoong chảo công nghiệp,... Muốn sản phẩm có tuổi thọ cao thì bạn nên lựa chọn sử dụng những sản phẩm có chất lượng cao. 

Các dụng cụ chế biến trong nhà hàng

3. Các dụng cụ chuẩn bị thức ăn

Thông thường, những nhà hàng lớn sẽ có lượng khách rất đông nên khu vực bếp cũng sẽ rất rộng. Bạn nên chuẩn bị một số dụng cụ chuẩn bị thức ăn sẵn như bàn chậu, giá thanh inox để đồ, giá trên bàn,... Điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm được thời gian và chi phí hiệu quả. Không những thế còn để lại ấn tượng tốt cho khách hàng khi không phải đợi quá lâu.

Giá thanh inox để đồ

4. Một số đồ dùng, dụng cụ khác

  • Bát đĩa, đũa và đồ sứ nhỏ

  • Dao kéo, muỗng

  • Các loại thìa

  • Dụng cụ mở hộp và các loại hộp chứa thực phẩm sẵn

  • Bồn rửa lớn, thớt, giấy ăn

  • Các dụng cụ pha chế đồ uống,...

Dụng cụ thiết bị bếp nhà hàng

Tham khảo thêm: Danh sách tổng hợp các thiết bị bếp nhà hàng cần phải có

II. Quy trình quản lý hệ thống bếp nhà hàng 

Việc quản lý bếp thường gặp nhiều những khó khăn từ khâu nhập nguyên liệu, chế biến đến việc nhận order từ phía khách hàng. Nếu bạn có thể áp dụng những công nghệ và các thiết bị hiện đại vào nhà bếp, việc quản lý không còn là vấn đề đau đầu. 

Trong bếp nhà hàng, thức ăn được chuẩn bị trên quy mô lớn. Nhiều đơn hàng của cùng một món ăn được thực hiện trong toàn bộ một ngày. Nhân viên bếp luôn cố gắng sáng tạo và chế biến những bữa ăn thú vị cho khách hàng. Áp lực đương nhiên sẽ nhiều hơn khi các đầu bếp nhận được đơn đặt hàng lặp lại. 

Luôn ghi nhớ tầm quan trọng của bếp trong nhà hàng, quản lý bếp trở thành một nhiệm vụ không thể tránh khỏi. Vì vậy, người ta phải quản lý bếp nhà hàng như thế nào cho hiệu quả? Những thách thức mà các chủ nhà hàng phải đối mặt là gì? Làm sao để tối ưu hệ thống bếp nhà hàng?

1. Nhập hàng, kiểm tra chất lượng vệ sinh

Trong quá trình nhập hàng, bạn phải chú ý kiểm tra chất lượng của sản phẩm bao gồm mùi, màu sắc, thực phẩm có tươi sống không, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, không ẩm mốc.

Đối với những đơn vị cung cấp thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm thì phải dừng hợp tác ngay.

Kiểm tra chất lượng vệ sinh thực phẩm nhà hàng

2. Sơ chế thực phẩm sạch sẽ

Sau khi nhập nguyên vật liệu về nhà hàng, bạn nên tiến hàng phân loại, sơ chế đúng cách:

  • Rau củ nên gọt vỏ, rửa sạch. Tẩy rửa vệ sinh bằng việc ngâm nước muối loãng hoặc xử lý bằng các loại máy móc thiết bị chuyên dụng.

  • Khi đã rửa sạch thực phẩm, bạn nên sơ chế kỹ càng và bảo quản trong các tủ lạnh chuyên dụng.

  • Các loại gia vị, thực phẩm khô cần được bảo quản, phân loại theo từng vị trí trong kho.


>>> Xem thêm: Những thách thức phải đối mặt khi quản lý bếp nhà hàng?

3. Bảo quản thực phẩm

Sau khi chế biến thức ăn xong, bạn cần đưa vào các thiết bị bảo quản cho thức ăn luôn đảm bảo độ tươi ngon. Chất lượng của món ăn sẽ phụ thuộc vào độ tươi ngon, sạch sẽ, an toàn vệ sinh. Đây cũng chính là cách hiệu quả giúp nhà hàng của bạn để lại ấn tượng với khách hàng. 

Bảo quản thực phẩm

4. Quản lý hàng tồn kho

Danh sách kiểm kê bếp nhà hàng là một bản tóm tắt về mọi thứ liên quan đến việc chế biến món ăn. Về cơ bản, chúng gồm các nguyên liệu và thành phần chế biến món ăn. Các bạn có thể thiết kế bếp và sắp xếp hệ thống bếp nhà hàng theo những nhóm thực phẩm: 

Ngũ cốc, gia vị, trái cây và rau có thể được để trong các kệ riêng. Thậm chí còn tốt hơn nếu các hộp đựng nguyên liệu khô được đánh dấu và được để chung một nhóm với nhau.

Tất cả các sản phẩm sữa và các mặt hàng đông lạnh đều được để trong tủ lạnh. Đảm bảo rằng những nhân viên bếp nên tuân theo công thức “vào trước, xuất trước”. Có nghĩa là những nguyên liệu chế biến nhập trước thì chế biến trước. 

  • Luôn theo dõi tất cả các thiết bị nhà bếp. Hãy chắc chắn rằng bạn mua tất cả những nguyên liệu thực phẩm đó kịp thời cho những ngày cuối tuần và những ngày bận rộn khác. Thực hiện kiểm tra kho hàng tồn kho thường xuyên cũng sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí thực phẩm và giảm thất thoát nhà bếp.

  • Hãy liên kết với nhiều nhà cung cấp thực phẩm, những người cung cấp cho bạn rau, thịt và các nguyên liệu khác mà bạn cần cho nhà bếp của bạn. Để nhập hàng và biết được giá tiền nhập, các bạn có thể sử dụng phần mềm quản lý nhà hàng quán ăn POS365 để việc kinh doanh trở nên hiệu quả hơn.

Quản lý hàng tồn kho thực phẩm nhà hàng

Tìm hiểu thêm: Cách quản lý hàng tồn kho hiệu quả

5. Quản lý menu

Bạn sẽ phục vụ gì trong nhà hàng của bạn? Thực đơn món ăn nhà hàng rất quan trọng, vì nó là công thức, là những gì mà nhà bếp của bạn cần phải chuẩn bị để phục vụ khách hàng. 

Thực đơn thiết kế không nên có quá nhiều hay quá ít món ăn. Nếu như thực đơn ít món, khách hàng có thể cảm thấy nhàm chán và không có nhiều lựa chọn. Nếu như thực đơn nhiều món, đầu bếp sẽ cảm thấy khó khăn trong khâu chế biến và khiến quy trình phục vụ khách hàng bị chậm trễ. 

Để lên nguyên liệu chế biến cho mỗi món ăn được chính xác. Bạn hãy làm việc với đầu bếp để biết được nguyên liệu chính xác cho mỗi món ăn. Từ đó cập nhật lên hệ thống bếp nhà hàng để nhân viên đầu bếp có thể định lượng được món ăn và chế biến. Giảm thất thoát tối đa cho nhà hàng. 

Quản lý menu nhà hàng

6. Kiểm soát chất lượng phục vụ

Kiểm soát chất lượng phục vụ bằng cách:

  • Thường xuyên kiểm tra định kỳ

  • Kiểm tra đột xuất

  • Họp đánh giá năng lực của nhân viên

7. Thường xuyên tổ chức đào tạo

Việc thường xuyên tổ chức các buổi đào tạo, training với mục đích nâng cao tay nghề cho nhân viên, cũng như kết nối tinh thần làm việc giữa các nhân viên.

Ngoài ra, bạn cũng nên tổ chức các buổi đào tạo khác dành cho bếp chính, bếp phụ để nâng cao năng lực chuyên môn, hạn chế các sai sót trong quá trình chế biến, nâng cao chất lượng của món ăn. Những buổi đào tạo này cũng sẽ giúp nhân viên định hướng được công việc và rèn luyện các kỹ năng cần thiết giúp nâng cao hiệu quả công việc. 

8. Sử dụng phần mềm quản lý nhà hàng chuyên nghiệp

Trong thời đại công nghệ số 4.0 hiện nay, nếu không áp dụng những công nghệ để quản lý nhà bếp thì thật là một thiếu sót lớn. Việc sử dụng những phần mềm quản lý nhà hàng ăn uống cho phép nhà bếp nhanh chóng nhận được những đơn order từ phía khách hàng, biết được nên nấu những đơn hàng nào trước, đơn nào sau. Ngoài ra, quản lý bếp cũng dễ dàng nắm bắt được thông tin định lượng món ăn và chế biến phù hợp. 

Phần mềm quản lý nhà hàng chuyên nghiệp POS365

Kết luận:

Với những thông tin mà chúng tôi vừa đề cập tới các bạn. Mong rằng hệ thống bếp nhà hàng của bạn sẽ được cải thiện hơn và giúp cho hoạt động của nhà hàng được nhanh chóng, hiệu quả.