Câu chuyện kinh doanh

Một nhân viên làm việc trong lĩnh vực nhà hàng cần nắm bắt những kỹ năng, nghiệp vụ cơ bản để phục vụ công việc của mình. Là một nhân viên bạn cần trang bị những kỹ năng nào ? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn đọc được biết nghiệp vụ nhà hàng là gì và những kỹ năng nghiệp vụ cần có.

Nghiệp vụ nhà hàng là gì? Những kỹ năng nghiệp vụ cần biết

1. Nghiệp vụ nhà hàng là gì ?

Nghiệp vụ nhà hàng là một trong những kiến thức, kỹ năng cần phải nắm bắt và học hỏi đối với mỗi sinh viên, người làm việc trong ngành quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống. Những người làm việc trong ngành này luôn phải học tập và rèn luyện không ngừng bởi nó rất quan trọng. 

Mỗi bộ phận đều, cấp bậc đều có yêu cầu và những kỹ năng riêng. Trước khi vào bộ phận đó thì nhân viên sẽ được đào tạo và thực hành những kỹ năng này. Các bộ phận đều phải thực hiện nghiệp vụ chuẩn để mang tới sự trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng. Một trong những yếu tố làm nên thành công cho nhà hàng đó chính là nghiệp vụ của đội ngũ nhân viên. Khách hàng có đánh giá cao trải nghiệm tại nhà hàng hay không một phần nhờ vào nghiệp vụ của đội ngũ này. 

Tìm hiểu ngay: Kinh nghiệm kinh doanh nhà hàng từ A đến Z siêu lợi nhuận

2. Những kỹ năng nghiệp vụ nhà hàng cần biết

Sau đây chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn đọc một số kỹ năng nghiệp vụ nhà hàng cần phải bắt để có thêm sự hiểu biết.

2.1 Kỹ năng nghiệp vụ của nhân viên 

Trong nhà hàng có các cấp bậc và vị trí khác nhau và mỗi người lại có những kỹ năng, nghiệp vụ riêng cần trang bị và thực hiện. Cụ thể :

Cấp bậc quản lý

Người quản lý đóng vai trò quan trọng vừa điều hành quản lý nhà hàng, vừa quản lý đội ngũ nhân viên. Để làm được vị trí này người quản lý cần có kỹ năng lãnh đạo. Người có thể điều hành hoạt động nhà hàng, quản lý nhân viên tốt, xử lý những tình huống khó, linh hoạt trong các tình huống, liên kết các bộ phận với nhau. 

Bên cạnh đó, quản lý nhà hàng còn cần phải truyền động lực làm việc cho nhân viên và tạo ra môi trường làm việc năng động. Chưa dừng lại ở đó, người quản lý cần nắm bắt kỹ năng, yêu cầu liên quan tới công việc của bản thân và của nhân viên dưới quyền để biết được nhân viên đó đã thực hiện chuẩn chỉnh và làm việc có hiệu quả hay không. 

nghiệp vụ nhà hàng

Cấp bậc quản lý đòi hỏi khả năng lãnh đạo và truyền động lực cho nhân viên

Nhân viên lễ tân

Nhân viên lễ tân cần có nghiệp vụ đó là : hướng dẫn khách hàng checkin, checkout, kỹ năng đón và tiễn khách hàng, kỹ năng giao tiếp với khách hàng, kỹ năng xử lý tình huống, phục vụ,… Mỗi nhân viên trước khi làm việc chính thức sẽ được đào tạo những kỹ năng này để phục vụ, chăm sóc khách hàng tốt hơn. 

Nhân viên buồng phòng

Nhân viên buồng phòng cần phải nắm vững các kỹ năng đó là quy trình, kỹ thuật dọn phòng, sử dụng vật dụng trong phòng, kỹ năng hướng dẫn và giải đáp các thắc mắc liên quan tới buồng phòng. Bên cạnh đó, đối với những khách sạn lớn, cao cấp đòi hỏi nhân viên buồng phòng phải có khả năng giao tiếp tiếng Anh tốt và kỹ năng giải quyết những tình huống phát sinh trong quá trình dọn phòng. 

Nhân viên quán bar

Một nhân viên pha chế cần có đầy đủ kinh nghiệm và bằng cấp trong nghề pha chế. Họ cần biết cách sử dụng các vật dụng ở quầy, thực hiện chuẩn chỉnh và đầy đủ các quy trình về vệ sinh thực phẩm, sáng tạo ra những loại đồ uống mới. Bên cạnh đó, nhân viên quán bar cũng nên có trình độ ngoại ngữ cơ bản để có thể giao tiếp với khách hàng. Kỹ năng xử lý tình huống cũng đặc biệt quan trọng đối với nhân viên quán bar. 

Đừng bỏ lỡ: 10 cách quản lý nhân viên nhà hàng hiệu quả và chi tiết nhất

2.2 Kỹ năng giao tiếp tiếng Anh 

Hầu hết các nhân viên làm trong lĩnh vực nhà hàng đều cần phải có kỹ năng giao tiếp tiếng Anh. Đối tượng khách hàng mà nhà hàng thường hướng tới là những người có thu nhập cao, có địa vị và chức quyền trong xã hội, khách du lịch nước ngoài,… Chính vì điều đó nên nhân viên cần phải trang bị khả năng giao tiếp tiếng Anh. 

2.3 Yêu cầu về ngoại hình

Lĩnh vực nhà hàng là một trong những ngành có yêu cầu khá cao về ngoại hình. Những người có ngoại hình ưa nhìn, dáng cao, ăn mặc sạch sẽ, gọn gàng,… thực hiện đầy đủ các tác phong về trang phục, đồng phục và vệ sinh cá nhân. Bên cạnh đó là tác phong về đồng phục, phục vụ khách hàng thì nhân viên cũng cần phải nắm bắt. 


Yêu cầu về ngoại hình

Nhân viên nhà hàng yêu cầu về ngoại hình

2.4 Thái độ về đạo đức, nghề nghiệp

Không chỉ trong lĩnh vực nhà hàng mà làm việc trong bất kỳ ngành nghề nào cũng đòi hỏi thái độ chuyên nghiệp, thái độ trung thực, ngay thẳng. Nhân viên không được có hành vi trộm cắp hay gian lận, vi phạm quy định của nhà hàng trong quá trình làm việc. Bên cạnh đó, nhân viên cần có tính lịch sự, tế nhị, thái độ niềm nở với khách hàng. Giữ thái độ chuyên nghiệm, thân thiện và luôn mỉm cười với khách hàng.

Đọc thêm: Quy trình phục vụ nhà hàng chuyên nghiệp, đạt hiệu quả cao

3. Những tố chất cần có của một nhân viên nhà hàng

Để trở thành một nhân viên nhà hàng chuyên nghiệp không phải là điều khó. Bạn cần trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ nhà hàng. Đồng thời để trở thành nhân viên nhà hàng thì cần phải có tố chất đó là: 

3.1 Sự kiên trì

Khi làm nhân viên nhà hàng bạn sẽ phải tiếp xúc với rất nhiều khách hàng mỗi ngày. Sẽ có những thời gian bạn cảm thấy mệt mỏi và rất dễ thiếu chuyên nghiệp khi phục vụ khách hàng. Để tránh tình trạng này thì bạn cần học tập tính nhẫn nại, kiên trì để thực hiện công việc, giải quyết vấn đề một cách tốt nhất. 

3.2 Sự chú tâm

Dù làm việc trong ngành nghề, lĩnh vực nào thì người làm việc luôn phải có được sự chú tâm với công việc mà mình đang làm. Chú tâm vào công việc giúp bạn làm việc đúng, hiệu quả nhất. Làm việc tốt sẽ giúp khách hàng ấn tượng với chính người thực hiện công việc, nhà hàng. Đây cũng là điều kiện để khách hàng có thể quay trở lại trong những lần sau đó. 

4. Quy trình và nghiệp vụ phục vụ nhà hàng chuyên nghiệp

Quy trình nghiệp vụ quản lý nhà hàng chuyên nghiệp bao gồm những công đoạn nào bạn đã biết hay chưa ? Nếu chưa hãy cùng chúng tôi tìm hiểu quy trình cụ thể dưới đây :

4.1 Quy trình chuẩn bị trước khi khách đến

  • Kiểm tra khu vực vệ sinh, bàn ăn phụ trách.

  • Sắp xếp bàn ghế theo tiêu chuẩn, quy định của nhà hàng.

  • Chuẩn bị các dụng cụ phục vụ cho bữa ăn đầy đủ, sạch sẽ theo đúng tiêu chuẩn. 

  • Kiểm tra cơ sở vật chất trong toàn bộ nhà hàng. 

  • Kiểm tra thông tin đặt bàn và các yêu cầu từ khách. 

4.2 Khi khách đến với nhà hàng

  • Chào khách với thái độ tươi tắn, niềm nở. 

  • Dẫn khách tới vị trí chỗ ngồi và kéo ghế cho khách theo thứ tự ưu tiên : người lớn tuổi, phụ nữ, trẻ em, đàn ông. 

 Khi khách đến với nhà hàng

Khi khách hàng đến với nhà hàng phải giữ thái độ niềm nở

  • Khi khách vào bàn tiến hành giới thiệu dịch vụ, món ăn, đồ uống đặc biệt đang có tại nhà hàng và đưa menu cho khách hàng xem. Trong thời gian khách hàng xem menu và gọi món thì nhân viên cần đứng cách từ 1 – 1.5m. 

4.3 Quy trình nhận order và phục vụ món

  • Trong khi khách lựa chọn món thì nhân viên có thể đưa ra các gợi ý, thông tin thành phần món cho khách hàng tham khảo. 

  • Nhân viên ghi lại danh sách món trong order và những lưu ý của khách. Cuối cùng là phải xác nhận lại thông tin món ăn, đồ uống, lưu ý với khách hàng. 

  • Chuyển order tới bộ phận có liên quan. 

  • Nhân viên phải trải khăn ăn, phục vụ món ăn nhẹ trong khoảng thời gian chờ. 

  • Đối với các món ăn sẵn thì nhân viên cần phải kiểm tra xem có đúng với order không và mang tới bàn ăn theo thứ tự ưu tiên khách hàng. 

quy trình nghiệp vụ quản lý nhà hàng

Nhân viên lưu ý quy trình order và phục vụ đồ ăn

  • Khi khách sử dụng 1/3 món ăn thì có thể hỏi han khách về tình trạng món ăn. 

  • Khi khách hàng thưởng thức món ăn thì nhân viên phải lùi về sau để quán sát và có hỗ trợ khi cần thiết. 

  • Khi khách hàng sử dụng xong món đã gọi có thể thêm cá món tráng miệng hoặc trà hay cafe,… 

  • Tiếp nhận thông tin thanh toán từ khách hàng và chuyển tới bộ phận thu ngân, có trách nhiệm hỗ trợ khách hàng thanh toán. 

Đừng bỏ qua: Quản lý nhà hàng là gì? Cách quản lý nhà hàng hiệu quả

4.5 Quy trình tiễn khách và dọn dẹp bàn ăn

  • Khi khách hàng chuẩn bị đứng lên và rời khỏi thì nhân viên cần hỗ trợ khách kéo ghế, cúi chào cảm ơn, hướng dẫn khách ra cửa. 

  • Kiểm tra bàn ăn xem có quên đồ ăn hay không, sau đó tiến hành dọn dẹp đồ ăn, dọn dẹp vệ sinh. 

Bài viết trên của POS365 đã trả lời cho bạn đọc câu hỏi nghiệp vụ nhà hàng là gì. Mong rằng những thông tin này đã cho bạn đọc thêm sự hiểu biết liên quan tới nghiệp vụ trong lĩnh vực nhà hàng. Nếu cảm thấy bài viết hữu ích hãy chia sẻ cho bạn đọc cùng biết tới. Chân thành cảm ơn bạn đọc đã đồng hành trong bài viết này. 

Cách quản lý và tiêu chí đánh giá KPI cho nhân viên nhà hàng: https://www.pos365.vn/kpi-cho-nhan-vien-nha-hang-5810.html