Mở tiệm nail ở quê đang trở thành xu hướng tạo nên cơ hội phát triển lớn và tiềm năng dành cho những người đã có kinh nghiệm và kiến thức về nghề nail. Nhưng không phải ai cũng sẽ thành công với ý tưởng này nếu không biết cách bắt đầu, quản lý và duy trì tiệm. Bài viết này sẽ chia sẻ với bạn những kinh nghiệm cần biết khi muốn mở tiệm nail ở nông thôn.
I. Tiềm năng khi mở tiệm nail ở quê
Mở một tiệm nail tại nông thôn có thể mang lại nhiều tiềm năng và cơ hội kinh doanh. Dưới đây là một số lợi ích tiềm năng mà bạn có thể tận dụng:
Tiềm năng khi mở tiệm nail ở quê
-
Thiếu cạnh tranh: Thị trường nail ở quê thường ít cạnh tranh hơn so với các khu vực đô thị, điều này có thể tạo ra một cơ hội lớn cho bạn để nổi bật và thu hút khách hàng.
-
Nhu cầu khách hàng: Dù là ở thành phố hay quê hương, nhu cầu chăm sóc móng tay vẫn luôn có. Bằng cách cung cấp dịch vụ chất lượng và chuyên nghiệp, bạn có thể xây dựng được một lượng khách hàng trung thành.
-
Giá thành thấp: Thường thì chi phí vận hành một tiệm nail ở quê thấp hơn so với thành phố. Điều này có thể giúp bạn tạo ra lợi thế cạnh tranh về giá cả và thu hút khách hàng.
-
Kết nối xã hội: Trong một số vùng quê, việc đặt một tiệm nail có thể giúp bạn trở thành một phần của cộng đồng địa phương. Điều này có thể tạo điểm ghi nhớ và làm tăng khả năng khách hàng quay lại và giới thiệu cho người khác.
Tuy nhiên, hãy nhớ rằng việc mở tiệm nail ở quê đòi hỏi kế hoạch kinh doanh cẩn thận, nắm vững về dịch vụ và luật pháp liên quan. Nếu bạn cân nhắc mở một tiệm ở quê, hãy làm nghiên cứu thị trường và thảo luận với các chuyên gia kinh doanh để có được cái nhìn toàn diện.
>> Xem thêm: Top 10+ mẫu nail kẻ đơn giản, đẹp nhất định bạn phải thử
II. Những yếu tố cần chuẩn bị trước khi kinh doanh tiệm nail
Sau đây POS365 sẽ chia sẻ với bạn những thứ mà bạn cần chuẩn bị trước khi bắt tay vào xây dựng ý tưởng mở tiệm nail ở quê.
2.1 Kinh nghiệm cơ bản trong lĩnh vực này
Trước khi mở một tiệm nail nếu bạn không có kinh nghiệm trước đó, hãy xem xét việc tham gia các khóa học và chương trình đào tạo về chăm sóc móng tay, nghệ thuật phun xăm và các dịch vụ liên quan để nắm vững kỹ năng và kỹ thuật. Bạn cũng có thể cần chứng chỉ và giấy phép phù hợp theo quy định của địa phương.
Kinh nghiệm cơ bản trong lĩnh vực nails
Ngoài ra bạn cũng cần nắm bắt các sản phẩm, dụng cụ và công nghệ mới nhất trong ngành nail. Điều này bao gồm nắm rõ về loại sơn móng, sơn gel, các công cụ và thiết bị cần thiết, và cách sử dụng chúng. Việc nắm bắt các kiến thức giúp bạn có những kiến thức để thuận lợi cho bạn trong quá trình tư vấn cho khách hàng cũng như đánh giá chuyên môn.
2.2 Đối tượng khách hàng mục tiêu
Đa số khách hàng của tiệm nail là các chị em phụ nữ, những người có nhu cầu cao về lĩnh vực làm đẹp. Nhưng bạn vẫn cần xác định khách hàng mục tiêu của tiệm trước khi bước vào quá trình mở tiệm nail ở quê.
Việc xác định khách hàng mục tiêu cũng giúp bạn tiết kiệm thời gian, chi phí trong quá trình lựa chọn mặt bằng, cơ sở vật chất. Bạn có thể xác định khách hàng mục tiêu dựa trên độ tuổi, mức thu nhập,...
2.3 Mặt bằng
Đây là một yếu tố quan trọng quyết định trực tiếp đến sự hiệu quả kinh doanh của cửa hàng. Do đó các tiệm nail nên được đặt ở những khu dân cư đông đúc hoặc gần chợ và có thể trong ngõ nhưng phải dễ nhìn và dễ tìm thấy.
Nhưng bạn cần tránh mở ở vị trí mặt tiền các đường lớn do chi phí mặt bằng sẽ khá cao ảnh hưởng đến lợi nhuận của bạn. Nếu bạn có thể mở một tiệm nail ở ngay nhà bạn với điều kiện có đủ không gian và không bất tiện, thì có thể sẽ tiết kiệm chi phí trong khoảng thuê mặt bằng.
Mặt bằng để mở tiệm nail ở quê
2.4 Chi phí mở một tiệm nail nhỏ
Theo kinh nghiệm của những người đi trước thì bạn cần chuẩn bị từ 70.000.000 đến 150.000.000 triệu tiền vốn để mở tiệm nail nhỏ ở quê. Trong đó các chi phí cơ bản sẽ bao gồm:
-
Chi phí mặt bằng: Đây là khoản phí lớn nhất để mở tiệm nail mà bạn phải bỏ ra. Trong trường hợp bạn đã có sẵn mặt bằng thì bạn có thể tiết kiệm được một số tiền khá lớn mỗi tháng.
-
Chi phí cho trang thiết bị: Bạn cần tính toán kỹ khoản phí này vì số lượng trang thiết bị sẽ phụ thuộc phần lớn vào quy mô và các loại hình, dịch vụ mà tiệm nail của bạn dự định cung cấp. Một số thiết bị cơ bản sẽ bao gồm: bảng hiệu của tiệm nail, bàn ghế chuyên dụng, hệ thống đèn,...
-
Chi phí cho các dụng cụ làm nail: Chi phí mua sắm các vật dụng làm nail cũng sẽ chiếm một phần không nhỏ để mở tiệm nail đầy đủ.
-
Chi phí thuê nhân viên: Nếu mô hình kinh doanh của bạn nhỏ thì bạn chỉ cần 1 đến 2 nhân viên và lương của mỗi người sẽ giao động từ 7.000.000 đến 10.000.000 triệu phụ thuộc vào tay nghề của thợ.
2.5 Các dụng cụ cơ bản
Để trang bị đầy đủ các thiết bị cho tiệm nail bạn sẽ cần trang bị những thiết bị sau:
-
Tủ, kệ trưng bày sơn móng tay và mẫu nail
-
Tủ đựng các loại dụng cụ làm nail
-
Ghế cho khách ngồi làm nail
-
Xe đẩy chuyên dụng đựng đồ nghề làm nail
-
Các dụng cụ làm móng cơ bản: bấm nóng tay, đồ dũa móng, nước tẩy trang,...
-
Các thiết bị vệ sinh
>> Xem thêm: Tất tần tật những kiến thức kinh doanh phụ kiện nail hữu ích nhất
III. Những kinh nghiệm khi mở tiệm nail ở quê
Trên thực tế, có khá nhiều vấn đề cần quan tâm khi mở được một tiệm nail dù ở quê hay bất kỳ đâu. Nếu bạn quan tâm tới những kinh nghiệm để quá trình kinh doanh hiệu quả, thì bào viết này chính là dành cho bạn.
3.1 Đội ngũ kỹ thuật viên làm nail
Để có thể tạo được danh tiếng cho tiệm nail thì đội ngũ kỹ thuật viên làm nail sẽ là yếu tố quyết định. Do mọi người sẽ không quá quan trọng hình thức của cửa tiệm mà thường tập trung vào thái độ phục vụ và vẻ đẹp của sản phẩm nail. Nếu muốn tiết kiệm chi phí tối đa bạn có thể tham gia làm nail cho khách. Để đạt được hiệu quả thì cần phải học các lớp làm nail chuyên nghiệp và có đủ các chứng chỉ hành nghề.
Đội ngũ kỹ thuật viên làm nail
3.2 Cơ sở pháp lý để mở cửa tiệm nail
Mọi cơ sở kinh doanh để được hoạt động một cách hợp pháp và được bảo vệ quyền lợi thì bạn cần phải thực hiện đầy đủ thủ tục đăng ký. Theo đó kinh doanh tiệm nail ở quê thuộc mô hình kinh doanh cá thể nghĩa là thuộc về một cá nhân làm chủ và chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Khi mở tiệm nail ở quê bạn cần chuẩn bị một số giấy tờ như sau:
-
Đơn đề nghị cấp giấy phép kinh doanh hộ cá thể, bạn điền đầy đủ mọi thông tin về chủ tiệm, CMND chủ tiệm, tên cửa tiệm, địa chỉ…
-
CMND/CCCD photo có công chứng của chủ tiệm
-
Giấy tờ liên quan đến cửa tiệm như: Giấy chứng nhận sử dụng đất hoặc hợp đồng thuê đất, bản sao sổ đỏ…
Sau khi hoàn thiện các loại giấy tờ trên theo yêu cầu, bạn tiến hành nộp về cơ quan có thẩm quyền tại xã/ quận – huyện. Sau khoảng 4 đến 7 ngày, hồ sơ sẽ được xét duyệt nếu không có bất kỳ vấn đề hoặc thiếu sót nào. Khi hoàn thành, bạn đã có thể khai trương cửa tiệm và đưa vào hoạt động.
3.3 Chiến lược thu hút khách hàng
Có thể nói mở tiệm nail ở quê dù lớn đến đâu nhưng chiến lược thu hút khách hàng không đảm bảo thì cũng sẽ không đem lại thành công. Do dịch vụ tại cửa tiệm chất lượng và uy tín nhưng không được quảng bá thì cũng sẽ có rất ít khách hàng có thể biết đến tiệm nail của bạn.
Hiện nay việc thu hút khách hàng rất đa dạng. Một trong những cách phù hợp với nông thôn đó là thận dụng những lời khen của khách hàng cũ để truyền tải đến mọi người và tạo được danh tiếng. Bên cạnh đó bạn có thể tận dụng sự phổ biến của mạng xã hội, lập fanpage riêng cho tiệm của bạn. Như vậy, hiệu quả của việc tiếp cận sẽ cao hơn.
3.4 Sử dụng phần mềm bán hàng để quản lý
Việc lựa chọn sử dụng phần mềm bán hàng để mở tiệm nail ở quê là một cách thông minh để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của bạn. Dưới đây là một số lợi ích của việc sử dụng phần mềm quản lý tiệm nail:
Sử dụng phần mềm bán hàng để quản lý
-
Quản lý lịch hẹn: Bạn có thể xem lịch trình của nhân viên, chủ động đặt lịch hẹn, nhắc nhở khách hàng và tránh nhầm lẫn hoặc xô đẩy công việc.
-
Quản lý kho hàng: Phần mềm bán hàng có tính năng quản lý kho hàng giúp bạn theo dõi số lượng và tình trạng của các sản phẩm sơn móng, gel, dầu mát-xa, và các vật tư khác. Điều này giúp bạn biết được khi nào cần đặt hàng mới và tránh thiếu hụt hàng hóa.
-
Ghi chú và lưu trữ thông tin khách hàng: Các phần mềm này cho phép lưu trữ thông tin khách hàng như tên, địa chỉ, số điện thoại, email và lịch sử dịch vụ. Điều này giúp bạn theo dõi và tương tác tốt hơn với khách hàng, tạo ra sự tương tác khác biệt và cá nhân hóa dịch vụ.
-
Phân tích doanh thu và báo cáo: Người dùng sẽ được cung cấp khả năng phân tích doanh thu, lợi nhuận và các chỉ số kinh doanh khác. Bạn có thể xem tổng doanh thu, doanh thu từng dịch vụ, phân tích lợi nhuận và theo dõi hiệu quả của các chiến dịch tiếp thị và khuyến mãi.
-
Quản lý nhân viên: Một số phần mềm bán hàng cung cấp tính năng quản lý nhân viên, bao gồm theo dõi giờ làm việc, tính lương, lưu trữ hồ sơ nhân viên và quản lý quyền truy cập.
Một trong những phần mềm bán hàng giúp bạn quản lý tiệm nail tốt nhất và có thể đáp ứng tốt các lợi ích trên và đang được rất nhiều chủ cửa hàng tin tưởng và lựa chọn đó chính là POS365. Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn về các tính năng và lợi ích của phần mềm này.
Bài viết trên đây chúng tôi đã cung cấp cho bạn những kiến thức tổng quan nhất về tiềm năng và kinh nghiệm khi mở tiệm nail ở quê, hy vọng sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình lựa chọn mô hình kinh doanh.