Câu chuyện kinh doanh

Mì cay 7 cấp độ là sự kết hợp của nhiều loại nguyên liệu như: thịt bò, kim chi, xúc xích, chả cá viên, bắp cải, mì,… Nó tạo nên hương vị chua chua, cay cay, đậm đà ăn rất cuốn miệng. Món ăn này phù hợp với khẩu vị của nhiều đối tượng, đặc biệt là giới trẻ và trẻ em. Nhận biết được điều này, đã có không ít người có ý tưởng kinh doanh quán mì cay. Cùng tìm hiểu cách mở quán mì cay đông khách trong bài viết này bạn nhé.

Kinh nghiệm mở quán mì cay đông khách có thể bạn chưa biết

1. Vì sao nên mở quán mì cay? 

Mì cay là một món ăn được nhiều đối tượng khách hàng yêu thích, đặc biệt là giới trẻ. Mì cay 7 cấp độ và độ cay của món mì sẽ tăng dần theo từng cấp độ. Đã có không ít bạn trẻ chấp nhận thử thách ăn mì để xem khả năng ăn cay của mình tới đâu. Một bát mì cay có giá từ 39.000 – 79.000 đồng/bát và người kinh doanh hoàn toàn có thể thu về lợi nhuận 50%. 

 Vì sao nên mở quán mì cay?

Mở quán mì cay rất tiềm năng nhờ đối tượng khách hàng đa dạng

Sức hấp dẫn của món ăn là rất lớn và nó hiện chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Hầu hết các quán mì cay đều phục vụ mì cay kèm các loại đồ ăn, nướng uống khác như: kimbap, khoai tây chiên, nước ngọt, trà sữa,… để gia tăng doanh số bán hàng. Nguyên liệu nấu mì cay tương đối dễ kiếm, cách chế biến đơn giản, bạn có thể học hỏi nhanh chóng. Đây chắc chắn là ý tưởng khởi nghiệp rất tiềm năng dành cho những người đang chưa biết mình nên kinh doanh lĩnh vực, mặt hàng nào. 

2. Mở quán mì cay cần bao nhiêu vốn? 

Mở quán mì cay cần bao nhiêu vốn chắc hẳn là băn khoăn của những người sắp sửa có ý định mở quán. Không có con số cụ thể nhưng bạn có thể dựa vào những yếu tố cần bỏ chi phí sau để ước lượng số vốn mình cần chuẩn bị. 

2.1 Thuê mặt bằng 

Chi phí đầu tiên bạn cần phải chi trả khi mở quán mì cay đó là thuê mặt bằng. Chi phí này bạn cần chi trả đều đặn mỗi tháng. Chính vì thế cần cân nhắc hết sức cẩn thận bởi mặt bằng quyết định tới sự thành bại của một quán ăn. Bạn nên chọn địa điểm gần nơi đông người, gần khu dân cư, trường học, chợ,… Khu vực này dễ thu hút sự chú ý khách hàng hơn. 

Giá thuê mặt bằng tuỳ thuộc vào khu vực đó trung tâm hay không, là nông thôn hay thành phố. Ở thành phố giá thuê mặt bằng từ 8 – 30 triệu đồng/tháng và con số này có thể cao hơn đối với những vị trí đắc địa. Ở nông thôn giá thuê mặt bằng khá rẻ, chỉ từ 3 – 5 triệu đồng/tháng bạn đã có thể thuê một mặt bằng rộng rãi để kinh doanh. Lưu ý giá thuê mặt bằng chỉ nên chiếm 10% trên tổng số vốn bỏ ra. 

2.2 Chi phí thiết kế, trang trí 

Khách hàng tới quán mì cay hầu hết là những bạn trẻ nên chủ kinh doanh cần thiết kế quán theo phong cách trẻ trung, độc đáo. Nếu chưa có kinh nghiệm thiết kế, bài trí thì bạn nên nhờ tới sự hỗ trợ của đội ngũ thi công, thiết kế để tối ưu chi phí này. Bạn sẽ có được một không gian đẹp, thông thoáng với mức chi phí phù hợp nhất. 

2.3 Mua trang thiết bị 

Khi mở quán bạn sẽ cần phải sắm sửa các đồ, trang thiết bị đó là: bàn, ghế, nồi, cốc, bát, đĩa, dụng cụ nấu mì cay, phần mềm quản lý bán hàng,… Bạn nên sắm các trang thiết bị đảm bảo chất lượng để có thể sử dụng trong thời gian dài. Đối với những món đồ chưa thực sự cần thiết thì bạn có thể mua sau một thời gian quán hoạt động ổn định. 

2.4 Nhập nguyên liệu 

Nguyên liệu nấu mì cay rất dễ kiếm, các nguyên liệu đó là: mì, xúc xích, tôm, mực, thịt bò, nấm kim châm, súp lơ,… Bạn nên chọn nhà cung cấp uy tín để đảm bảo nguyên liệu tươi ngon, sạch sẽ. Đồng thời, bạn có thể đa dạng menu để khách hàng có thêm sự lựa chọn và giúp gia tăng doanh thu bán hàng. Chi phí nhập nguyên liệu tuỳ thuộc vào quy mô và số lượng khách hàng tới quán. Nó có thể rơi vào khoảng hàng chục triệu đồng/tháng. 

mở quán mì cay cần bao nhiêu vốn

Nhập nguyên liệu khi mở quán mì cay

2.5 Thuê nhân viên

Bạn nên thuê từ 1 – 2 nhân viên để hỗ trợ phục vụ khách hàng. Nên thuê những bạn nhanh nhẹn, có kinh nghiệm phục vụ, chăm sóc khách hàng,… Chi phí thuê nhân viên rơi vào khoảng 5 – 8 triệu đồng/tháng. 

3. Thủ tục đăng ký kinh doanh quán mì cay

Muốn mở quán mì cay các chủ kinh doanh cần làm thủ tục đăng ký kinh doanh. Bạn nên chọn đăng ký hộ kinh doanh cá thể để chuẩn bị hồ sơ đơn giản và nhanh chóng hơn. Một số giấy tờ bạn cần chuẩn bị đó là:

  • Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh gồm có: tên hộ kinh doanh, địa điểm kinh doanh, số điện thoại, ngành nghề kinh doanh, vốn kinh doanh, số lao động, căn cước công dân, địa chỉ nơi cư trú.

  • Bản sao căn cước công dân/chứng minh thư, hộ chiếu còn hiệu lực. 

  • Bản sao biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập. 

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ giấy tờ thì bạn mang hồ sơ đến nộp tại bộ phận đăng ký kinh doanh của Uỷ ban nhân dân cấp quận/huyện nơi đặt mặt bằng kinh doanh. Sau khi tiếp nhận, nếu hồ sơ đạt yêu cầu thì chỉ trong vòng 3 ngày bạn sẽ nhận được giấy đăng ký kinh doanh.

4. Kinh nghiệm mở quán mì cay thành công 

Nếu bạn chưa có kinh nghiệm kinh doanh hãy nắm bắt nó. Chúng tôi sẽ chia sẻ một số kinh nghiệm mở quán mì cay hữu ích dưới đây để kinh doanh thành công bạn nhé. 

4.1 Lựa chọn địa điểm kinh doanh 

Việc lựa chọn địa điểm kinh doanh rất quan trọng nên bạn không thể xem nhé. Địa điểm kinh doanh phải gần với khu dân cư, trường học, chợ,… mới dễ dàng thu hút khách hàng. Chưa dừng lại ở đó, bạn cần khảo sát xem có bao nhiêu đối thủ kinh doanh ở khu vực đó,… Chọn địa điểm kinh doanh phù hợp sẽ giúp bạn có đông khách hàng hơn. 

4.2 Nghiên cứu thị trường

Việc nghiên cứu thị trường rất quan trọng. Trong bước nghiên cứu thị trường sẽ có nghiên cứu, xác định đối tượng khách hàng mục tiêu và nghiên cứu đối thủ cạnh tranh. Việc xác định tệp khách hàng mục tiêu rất quan trọng. Bạn cần phải biết khách hàng có nhu cầu ăn uống như thế nào, đối tượng khách hàng trong độ tuổi nào, giới tính, mức thu nhập, ngành nghề làm việc,... Thấu hiểu được khách hàng mới có thể đưa ra được chiến lược kinh doanh phù hợp. Sau khi nghiên cứu khách hàng thì bạn cần nghiên cứu đối thủ cạnh tranh. Cần nắm bắt đối thủ có thế mạnh, điểm yếu gì, các món ăn họ phục vụ, số lượng khách hàng tới quán,... Thấu hiểu đối thủ cũng là cách giúp quán mì cay của bạn phát triển hơn. 

Xem thêm: Nghiên cứu thị trường là gì? Mục đích của nghiên cứu thị trường

4.3 Học cách nấu mì ngon 

Muốn mở quán mì cay thì bạn cần học cách nấu mì ngon. Để có một tô mì ngon thì điều quan trọng nhất là chất lượng nguyên liệu và hương vị nước mì. Nguyên liệu có tươi ngon, nước dùng có thanh ngọt, chua chua cay cay, ăn cuống miệng mới giữ chân khách hàng. Bạn có thể tham gia một khoa học hoặc học cách chế biến trên mạng xã hội, google. Có rất nhiều công thức dể bạn áp dụng. 

mở quán mì cay

Học cách nấu mì cay ngon

4.4 Kiểm soát rủi ro 

Dù kinh doanh mặt hàng nào sẽ luôn có rủi ro tiềm ẩn. Bạn cần phải học cách chuẩn bị tinh thần và khả năng ứng biến với tình huống này khi mở quán mì cay. Khi xảy ra vấn đề hãy bình tĩnh để tìm ra cách giải quyết. Để hạn chế rủi ro thì bạn cần có khả năng quan sát, nhận định và đánh giá những rủi ro có thể xảy đến và có phương án khắc phục phù hợp. 

4.5 Ứng dụng phần mềm quản lý vào mô hình kinh doanh

Việc ứng dụng phần mềm quản lý nhà hàng vào mô hình kinh doanh quán mì cay sẽ giúp bạn nâng cao hiệu suất quản lý, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Một số lợi ích mà chủ kinh doanh sẽ nhận được khi sử dụng phần mềm đó là:

  • Dễ dàng quản lý đội ngũ nhân viên chặt chẽ thông qua tính năng phân quyền. 

  • Quản lý hàng tồn kho, nguyên vật liệu kỹ lưỡng. 

  • Tạo menu đơn giản cho quán ăn.

  • Tối ưu quy trình bán hàng  từ order, bếp chế biến, thanh toán một cách nhanh chóng nhất. Từ đó giảm thiểu sai sót trong quá trình order, tiết kiệm công sức làm việc, đẩy nhanh tốc độ bán hàng. 

  • Phần mềm còn hỗ trợ phân tích khách hàng theo thói quen ăn uống, độ tuổi, số điện thoại,… 

  • Tích điểm cho khách hàng, thiết lập voucher khách hàng nhằm giữ chân khách hàng. 

  • Theo dõi báo cáo kinh doanh theo giờ, tuần, tháng,…

  • Kiểm soát chặt chẽ hoạt động kinh doanh. 

  • Quản lý hoạt động kinh doanh nhà hàng thông qua các thiết bị mà không cần phải có mặt trực tiếp tại nhà hàng. 

5. Một số lưu ý khi mở quán mì cay

Khi mở quán mỳ cay thì bạn cần chú ý một số vấn đề sau để kinh doanh hiệu quả hơn.

Khi kinh doanh đồ ăn thì điều đầu tiên bạn cần phải chú ý là chất lượng của món ăn. Từ khâu nhập nguyên liệu tới chế biến cần phải đảm bảo đồ tươi ngon, sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh để an toàn cho sức khoẻ của thực khách. 

Bên cạnh đó, bạn nên đa dạng menu, phục vụ thêm nhiều món ăn như: kimbap, dakgalbi, trà sữa,… để khách hàng có thêm sự lựa chọn ăn uống. 

Hãy quảng bá, tiếp thị thương hiệu trên nhiều nền tảng như: mạng xã hội, báo chí, đặt banner, biển hiệu,… để tiếp cận thật nhiều lượt khách hàng hơn nữa. 

Bài viết chia sẻ kinh nghiệm mở quán mì cay tới đây là kết thúc. POS365 hy vọng rằng bạn đã nắm bắt thêm được kinh nghiệm hữu ích và áp dụng vào công việc kinh doanh. Chúc bạn thành công! Nếu cảm thấy bài viết hữu ích hãy chia sẻ cho những người đọc khác bạn nhé.