Mở quán hủ tiếu là một trong những loại hình kinh doanh được nhiều chủ đầu tư quan tâm hiện nay. Nếu nắm bắt kiến thức, kinh nghiệm và có hướng đi đúng đắn thì việc mở quán hủ tiếu có thể giúp chủ kinh doanh mang về nguồn lợi nhuận cao. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn đọc một số kinh nghiệm mở quán hữu ích.
1. Tiềm năng khi kinh doanh quán hủ tiếu
Hủ tiếu là một món ăn có xuất xứ từ Trung Quốc và nó đã du nhập vào Việt Nam từ rất lâu trước đây. Và món ăn này đặc biệt quen thuộc với người miền Nam. Đây là một trong những món ăn sáng được người dân vô cùng yêu thích.
Mở quán hủ tiếu rất tiềm năng bởi tệp khách hàng đa dạng
Giá món hủ tiếu tương đối rẻ chỉ từ 20.000 – 30.000 đồng là bạn đã có thể thu và lợi nhuận. Mức giá này phù hợp với túi tiền của nhiều khách hàng từ học sinh, sinh viên tới người đi làm, công nhân,… Qua những yếu tố kể trên thì tiềm năng kinh doanh quán hủ tiếu là rất tốt.
Tìm hiểu thêm: Kinh nghiệm mở quán bún riêu vốn ít lời nhiều, siêu lợi nhuận
2. Mở quán hủ tiếu cần bao nhiêu vốn?
Mở quán bán hủ tiếu cần chuẩn bị bao nhiêu vốn? Đây chắc hẳn là băn khoăn của rất nhiều chủ kinh doanh. Để biết số vốn bạn cần phải bỏ ra thì phải dựa vào những yếu tố dưới đây:
2.1 Thuê mặt bằng
Khi mở quán hủ tiếu thì bạn nên lựa chọn mặt bằng thuận lợi, gần khu dân cư, đường lớn,… để thu hút khách hàng. Bên cạnh đó, bạn cũng cần chọn mặt bằng có khu vực để xe thuận tiện cho khách hàng.
Giá thuê mặt bằng phụ thuộc vào từng địa phương, khu vực thành phố giá thuê sẽ cao hơn so với vùng nông thôn. Bạn cần phải xem xét mặt bằng mình lựa chọn có diện tích bao nhiêu, có phát sinh sửa chữa nhiều hay không,… để tính toán nên thuê mặt bằng này hay không. Chi phí thuê mặt bằng từ 8 – 15 triệu, con số này có thể cao hơn nếu chọn thuê ở những vị trí đẹp.
2.2 Thiết kế - trang trí
Mở quán hủ tiếu không yêu cầu quá cao về thiết kế cũng như trang trí quán. Tuy nhiên, vị khách nào cũng sẽ thích quán có không gian thông thoáng, sạch sẽ. Dựa vào khả năng kinh tế để thiết kế - trang trí không gian quán cho phù hợp. Tuỳ thuộc vào nhu cầu của chủ kinh doanh thì chi phí thiết kế - trang trí chỉ nên chiếm 10% trên tổng số vốn bỏ ra.
2.3 Nhập nguyên liệu
Để nấu hủ tiếu bạn cần nhập các loại nguyên liệu tươi sạch, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Bạn cần lựa chọn nguồn nhập uy tín để đảm bảo nguyên liệu tươi ngon và an toàn. Bạn nên chọn các cơ sở sản xuất hoặc chờ đấu mối để nhập hàng với giá phải chăng nhất.. Chi phí nhập nguyên liệu chỉ nên chiếm 10% trên tổng số vốn bỏ ra.
Nhập nguyên liệu tươi ngon, sạch sẽ
2.4 Mua các trang thiết bị
Khi mở quán, chủ kinh doanh sẽ phải mua rất nhiều các trang thiết bị như: bàn ghế, nồi, cốc, bát đũa, hộp đựng khăn giấy, nồi hầm xương, nồi nấu nước dùng,… Nếu muốn tiết kiệm chi phí bạn có thể tham khảo mua các hàng thanh lý, hàng cũ vẫn có khả năng sử dụng tốt. Chi phí mua trang thiết bị rơi vào khoảng vài chục triệu đồng.
2.5 Thuê nhân viên
Khi mở quán sẽ có đông khách hàng tới để ăn hủ tiếu, chính vì thế một mình bạn không thể vừa chế biến món ăn vừa bưng bê, phục vụ khách hàng được. Chính vì điều đó nên bạn có thể xem xét để thuê từ 1 – 2 nhân viên. Yêu cầu của nhân viên phục vụ không quá cao nhưng nhất định phải vui vẻ và nhiệt tình với khách hàng. Thái độ của nhân viên ảnh hưởng rất lớn tới việc họ có quay trở lại quán ở lần sau hay không.
3. Thủ tục mở quán hủ tiếu
Khi mở quán hủ tiếu thì chủ kinh doanh cần có giấy phép đăng ký kinh doanh. Nếu bạn chỉ mở một quán và sử dụng dưới 10 nhân viên thì nên lựa chọn hình thức kinh doanh hộ cá thể. Hình thức này không yêu cầu quá nhiều giấy tờ và thời gian xét duyệt cũng sẽ nhanh chóng hơn. Một số giấy tờ bạn cần phải chuẩn bị đó là:
-
Giấy đề nghị cấp giấy phép hộ kinh doanh.
-
Trong giấy phép có ghi đầy đủ thông tin gồm: tên, địa chỉ cửa hàng, vốn, ngành nghề kinh doanh, địa chỉ nơi cư trú, ngày cấp căn cước công dân.
-
Bản sao căn cước công dân hoặc bản sao hộ chiếu còn thời hạn của chủ kinh doanh.
-
Hợp đồng thuê địa điểm kinh doanh hoặc giấy chứng nhận quyền sở hữu đất nơi đặt mặt bằng kinh doanh.
Xin giấy phép đăng ký hộ kinh doanh
Bên cạnh giấy phép đăng ký kinh doanh bạn cần đăng ký vệ sinh an toàn thực phẩm. Một số giấy tờ cần phải chuẩn bị đó là:
-
Đơn đề nghị cấp giấy đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
-
Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
-
Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị dụng cụ đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
-
Bản vẽ mặt bằng cơ sở sản xuất kinh doanh.
-
Quy trình chế biến cho quán hủ tiếu.
-
Bản cam kết đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và nhân viên.
4. Kinh nghiệm mở quán hủ tiếu phát triển
Để mở quán hủ tiếu đông khách, thu về lợi nhuận thì chủ kinh doanh cần nắm bắt một số kinh nghiệm hữu ích. Cụ thể:
4.1 Chuẩn bị nguyên liệu tươi ngon
Món hủ tiếu có ngon hay không một phần nhờ vào nguyên liệu. Nguyên liệu cần phải tươi ngon, an toàn thì khi chế biến tô hủ tiếu mới ngon được. Bạn nên lựa chọn nhà cung cấp uy tín từ các chợ đầu mới hay các cơ sở sản xuất để có thể nhập với mức giá tốt và nguồn nguyên liệu an toàn.
4.2 Quán ăn thoáng mát, sạch sẽ
Để tạo ấn tượng với khách và giữ chân khách hàng thì việc tạo không gian thoáng mát, quán sạch sẽ là yếu tố bạn không nên bỏ qua. Khách hàng sẽ rất thích những quán sạch sẽ từ không gian cho tới bát đĩa, thìa, đũa,… đảm bảo vệ sinh.
Quán phải sạch sẽ, thông thoáng mới tạo thiện cảm cho khách hàng
4.3 Bí quyết nấu nước dùng thơm ngon
Đối với các món nước, trong đó có hủ tiếu thì nước dùng chính là một yếu tố góp phần quyết định hương vị thơm ngon của món ăn. Nồi nước dùng đậm đà, ngọt vị tự nhiên sẽ khiến khách hàng phải say đắm. Vậy làm sao để nước dùng thật ngon, thanh ngọt. Để làm được điều này đòi hỏi các chủ kinh doanh, người đầu bếp phải nghiên cứu, học hỏi các công thức nấu nướng riêng và cho ra đời bát nước dùng độc đáo nhất. Nếu chưa biết cách nấu bạn hoàn toàn có thể tham gia các khóa học ngắn hạn để tích lũy kinh nghiệm.
4.4 Thái độ phục vụ chu đáo
Muốn giữ chân khách hàng trong thời gian dài thì thái độ phục vụ của nhân viên phải thật chu đáo và nhiệt tình. Biết cách ứng xử, phục vụ nhanh chóng để khách hàng ấn tượng, họ cảm thấy dễ chịu. Điều đó sẽ khiến cho họ sẽ muốn quay trở lại quán ở những lần tiếp theo.
4.5 Quảng bá thương hiệu
Hiện nay có rất nhiều cách để thu hút khách hàng và giúp khách hàng biết tới thương hiệu của bạn. Bạn có thể tận dụng sức mạnh công nghệ để quảng bá cho quán hủ tiếu của mình. Hãy tạo fanpage, lập kênh tiktok, instagram,…. Hãy đăng tải các hình ảnh, video về đồ ăn, nhân viên, khách hàng,… để mọi người biết tới quán nhiều hơn. Bên cạnh đó, bạn có thể liên kết với các ứng dụng đặt đồ ăn để nâng cao doanh số bán hàng.
Quảng bá thương hiệu quán hủ tiếu
>>> Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn cách bán hàng trên Tiktok cho người mới bắt đầu
4.6 Sử dụng phần mềm quản lý nhà hàng
Chủ kinh doanh nên sử dụng phần mềm quản lý nhà hàng để có thể vận hành và kinh doanh quán hủ tiếu một cách mượt mà. Việc quản lý nhân viên, nguyên liệu kho của từng chi nhánh trở nên đơn giản và nhanh chóng hơn.
Một số tính năng của phần mềm đó là:
-
Thanh toán không cần tiền mặt, bạn có thể thanh toán bằng ví điện tử, chuyển khoản, quét mã QR code,…
-
Tạo menu cho từng phòng, bàn trên phần mềm.
-
Quản lý hàng tồn kho chi tiết, tránh xảy ra tình trạng thiếu nguyên liệu hay hết món.
-
Quản lý công thức nấu ăn chi tiết.
-
Báo cáo bán hàng chi tiết, cho phép chủ kinh doanh theo dõi theo ngày, tháng, năm,…
-
Phân tích khách hàng thông qua thói quen ăn uống, độ tuổi, số điện thoại,…
Bài viết trên của POS365 đã chia sẻ cho bạn đọc kinh nghiệm mở quán hủ tiếu hiệu quả. Bạn hãy tham khảo và áp dụng cho công việc kinh doanh của mình. Nếu cảm thấy bài viết hữu ích hãy chia sẻ cho những người đọc khác.
Chia sẻ kinh nghiệm mở quán bún bò Huế cho người mới bắt đầu: https://www.pos365.vn/mo-quan-bun-bo-hue-6964.html