Mở quán cafe bắt đầu từ đâu? đây là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm khi lựa chọn Startup theo mô hình kinh doanh F&B này. Nếu như không có sự chuẩn bị kỹ càng, việc sớm đóng cửa là điều hiển nhiên.
Trong bài viết sau đây của POS365, chúng tôi sẽ giúp bạn đặt nền móng vững chắc từ những khâu đầu tiên. Chỉ cần làm những công đoạn sau đây, chắc chắn quán cà phê của bạn sẽ dễ dàng đi vào hoạt động một cách ổn định.
I. Mở quán cafe có lãi không?
Mở quán cafe có lãi không? câu thắc mắc không chỉ một mà là của nhiều người đang có ý định kinh doanh loại hình này. Theo nghiên cứu, mở quán cafe có lãi chỉ khi chủ quán biết cân đối chi phí và xây dựng chiến lược kinh doanh thông minh, phù hợp với quán và khách hàng mục tiêu của mình.
Mở quán cafe có lãi không?
II. Để mở một quán cafe cần chuẩn bị những gì?
Để có thể đưa quán cafe vào hoạt động, bạn cần phải chuẩn bị rất nhiều thứ từ ý tưởng, mục tiêu, nguyên liệu, mặt bằng, vốn,... Cụ thể như sau:
2.1. Lên ý tưởng kinh doanh
Lên ý tưởng kinh doanh là một bước hết sức quan trọng. Để làm được, bạn phải xác định được khách hàng mục tiêu của mình và số vốn đầu tư. Việc lên ý tưởng kinh doanh quán cà phê cũng giúp bạn định hình được quy mô phong cách quán và thiết kế hợp lý. Bạn có thể lựa chọn các phong cách như:
-
Kinh doanh Cafe take away: Đây là ý tưởng nổi tiếng trên các nước phát triển và cực kỳ được người dân ưa thích. Mô hình này đánh vào các người bận rộn nhưng vẫn muốn thưởng thức ly cà phê ngon như, sinh viên, nhân viên văn phòng,...
-
Kinh doanh cafe truyền thống: Cà phê truyền thống sẽ phục vụ chủ yếu là các khách hàng đi làm, trung niên,… những người có thời gian thoải mái nhâm nhi ly cà phê.
-
Kinh doanh cafe nhượng quyền: Một bước đi giảm bớt chi phí ban đầu cho nhiều chủ cơ sở kinh doanh. Bạn chỉ cần bỏ chi phí để mua lại thương hiệu là được.
Lên ý tưởng kinh doanh
2.2. Xác định mục tiêu và vốn kinh doanh
Để vận dụng vốn một cách hiệu quả nhất, bạn cần có một có một kế hoạch cụ thể và chi tiết. Bạn có thể tham khảo list chi phí cần phải chi như sau:
-
Chi phí thuê mặt bằng: Phụ thuộc vào quy mô quán của bạn. Trung bình sẽ chiếm khoảng 10% vốn ban đầu. Nếu như bạn Mở quán cà phê tại nhà thì bạn sẽ không cần phải chi tiêu cho khoản này.
-
Chi phí thiết kế và trang trí: Bạn cần lên ý tưởng trước và nhờ đến các đơn vị thi công chuyên nghiệp thực hiện. Tùy vào không gian, diện tích thì sẽ có mức giá khác nhau.
-
Chi phí nguyên vật liệu: Chất lượng đồ uống sẽ quyết định khách hàng có yêu thích quan của bạn hay không. Trên thị trường có rất nhiều đơn vị cung cấp nguyên liệu chất lượng cho bạn. Bạn sẽ phải chi khoảng 20 triệu cho việc nhập hàng.
-
Chi phí duy trì quán: Tiền dự trù chính là chi phí để bạn phòng ngừa mọi trường hợp bất chắc xảy đến.
Xác định mục tiêu và vốn kinh doanh
Bạn đã biết? Mở quán cafe cần bao nhiêu vốn?
2.3. Lập kế hoạch kinh doanh quán cafe
Một bản kế hoạch kinh doanh sẽ giúp bạn hình dung được những thử thách và thuận lợi trên con đường mở quán cà phê của mình. Để làm được, bạn cần xác định 2 yếu tố sau:
-
Kế hoạch xây dựng quán: Diện tích mong muốn, chứa được bao nhiêu khách, menu đồ uống, mức giá bán, thuê nhân viên thế nào,...
-
Chỉ tiêu về doanh số: Doanh thu mong muốn từng tháng, kinh doanh trong bao lâu thì hồi vốn, có thể chịu được thua lỗ trong bao lâu,...
Để giảm bớt rủi ro, tốt hơn hết bạn nên tìm những người có kinh nghiệm và học hỏi trước khi bắt đầu kinh doanh.
Lập kế hoạch kinh doanh quán cafe
Tham khảo thêm: Kinh nghiệm mở quán cafe tại nhà từ A-Z
2.4. Xác định địa điểm kinh doanh
Địa điểm chính là yếu tố quyết định thành bại và một trong trọng điểm câu trả lời cho câu hỏi mở quán cafe bắt đầu từ đâu. Nhiều trường hợp dù quán có đồ uống ngon, trang trí đẹp những vẫn phải đóng cửa do: địa điểm khuất, không có chỗ để xe, chủ đòi lại nhà,...
Xác định địa điểm kinh doanh
Bạn có thể tự xây dựng theo tiêu chí mà chúng tôi đề xuất như sau:
-
Diện tích: Phụ thuộc vào số vốn và mô hình kinh doanh của bạn.
-
Khách hàng mục tiêu: Nếu như là nhân viên văn phòng thì bạn cần chọn những nơi gần với các tòa nhà lớn, trung tâm thương mại,...
-
Chỗ để xe: Bạn cần chú tâm tới những nơi có bãi để xe, nếu không, hãy tìm nơi trông giữ xe gần quán và hỗ trợ phí gửi xe cho khách.
-
Mật độ lưu thông: Không nên chọn những nơi chật hẹp. Nên chọn những nơi thông thoáng, giao thông thông thoáng.
-
Phí thuê địa điểm: Phí thuê chỉ được vào khoảng 15% tổng số vốn, không được hơn.
2.5. Hoàn tất đăng ký kinh doanh quán cafe
Tương ứng với mọi loại hình kinh doanh khác, bạn cần hoàn tất toàn bộ giấy phép theo yêu cầu như: đăng ký kinh doanh, chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn cháy nổ, v.v… Bởi nếu không hoàn thành, chính quyền sẽ đến kiểm tra và buộc bạn đóng cửa bất cứ lúc nào.
Hoàn tất đăng ký kinh doanh quán cafe
2.6. Chuẩn bị trang thiết bị và dụng cụ sử dụng cho quán
Đầu tiên bạn cần chuẩn bị các thiết bị pha chế như phin pha cafe, máy sinh tố, máy pha cà phê,... Tủ bảo quản, tủ lạnh… Các đồ phục vụ như ly, cốc, thìa,...
Chuẩn bị trang thiết bị và dụng cụ sử dụng cho quán
Bên cạnh đó nhiều quán cà phê áp dụng phần mềm quản lý bán hàng để chuyên nghiệp hóa quá trình bán hàng. Phần mềm giúp bạn dễ dàng thanh toán, kiểm soát doanh thu, …
Với phần mềm quản lý quán Cafe POS365, bạn sẽ sở hữu quy trình đồng bộ “order - báo bếp - thu ngân” chuyên nghiệp dành cho mô hình F&B.Nhân viên phục vụ nhận order trực tiếp của thực khách tại bàn qua phần mềm. Ngay lập tức, thông báo chế biến sẽ được chuyển về thiết bị in và báo lệnh cho bếp. Mọi thông tin sẽ được đồng bộ với quầy thu ngân, đảm bảo cho quá trình diễn ra một cách tự động và chính xác, tiết kiệm tối đa công sức và thời gian.
2.7. Tìm nguồn cung cấp nguyên liệu uy tín
Nguyên vật liệu chất lượng sẽ cho ra những đồ uống tuyệt vời. Đây cũng là yếu tố giữ chân khách hàng cực tốt cho quán của bạn. Hãy lựa chọn các nhà cung cấp nguyên liệu uy tín như:
-
Lak Coffee
-
Chồn Vàng Coffee - Nhà cung cấp cà phê uy tín
-
Cà Phê Triều Nguyên
-
Cà phê Buôn Mê
-
Nhà cung cấp cà phê giá tốt Hucafood
-
Nhà cung cấp cà phê Brownka - Kiến An
-
Retro Coffee
-
Công ty TNHH cà phê LYON
-
Sơn Việt Coffee
-
Dakland Coffee
-
Mộc Miên
Tìm nguồn cung cấp nguyên liệu uy tín
2.8. Thuê nhân viên
Nhân viên là nguồn nhân lực cần thiết cho quán cà phê. Đây là những người trực tiếp làm việc với thực khách thế nên bạn cần đặt ra những tiêu chí cụ thể như thái độ làm việc, tác phong nhanh nhẹn, thân thiện thiện,...
Thuê nhân viên
III. Những điều cần biết khi mở quán cafe
Để kinh doanh thành công, bạn cần hơn là việc bỏ chi phí đầu tư. Sau đây là những việc giúp bạn tự tin đi vào hoạt động hơn.
3.1. Lựa chọn mặt bằng
Nếu như bạn đang có ý định mở quán cà phê với quy mô lớn thì địa điểm cầm được lựa chọn kỹ càng. Ví dụ cà phê sân vườn cần diện tích lớn, thoáng đãng, yên tĩnh và không có khói bụi,... Phong cách chủ đạo hướng về thiên nhiên, thoáng mát và nhiều cây xanh… Còn dành cho dân văn phòng, giới trẻ thì nên gần những tòa cao tầng, trường đại học… phong cách trẻ trung, hiện đại, hoài cổ,...
Lựa chọn mặt bằng
Tham khảo ngay: Kinh nghiệm tìm mặt bằng quán Cafe đẹp thu hút khách
3.2. Thiết kế
Để có được một thiết kế ưng ý, bạn cần phải xác định được mô hình kinh doanh và phong cách chủ đạo của quán. Nếu như bạn chọn phong cách tối giản, tất nhiên gam màu chủ đạo sẽ là kem, đồ nội thất là những chiếc bàn và ghế gỗ, điểm thêm trên tường đó là các bức tranh đơn giản,...
Thiết kế quán cafe
3.3. Lựa chọn khách hàng mục tiêu
Khách hàng mục tiêu chính là những người tạo nguồn doanh thu chính cho quán của bạn. Thế nên mô hình quán cần đánh mạnh vào một đối tượng cụ thể. Ví dụ bạn kinh doanh mô hình cà phê cóc thì đối tượng của bạn sẽ là những người ở độ tuổi đã đi làm cho tới người già,... Còn quan cà phê nhượng quyền sẽ là những đối tượng có sẵn của thương hiệu.
Lựa chọn khách hàng mục tiêu
3.4. Chất lượng đồ uống
Để chuẩn bị tốt nhất cho chất lượng đồ uống, bạn cần phải tự tham gia một khóa học về pha chế, nắm vững về công thức pha chế, giúp cho đồ uống được pha có nét riêng và tạo signature cho quán.
Bên cạnh đó bạn cần thuê thêm bartender có kinh nghiệm xây dựng Menu. Việc này tuy tốn chi phí nhưng lại đạt hiệu quả cực cao.
Chất lượng đồ uống
3.5. Chất lượng phục vụ
Chất lượng phục vụ sẽ ảnh hưởng đến đánh giá của bạn trên các trang mạng xã hội, website, hội nhóm. Bởi hiện nay khách hàng chẳng cần đến tận nơi để trải nghiệm mà họ sẽ dựa vào review của người đi trước để lựa chọn. Vì thế bạn cần xây dựng các tiêu chuẩn làm việc, quy định mỗi khi phục vụ và phổ biến, đào tạo cho nhân viên của mình.
Chất lượng phục vụ
3.6. Menu đồ uống
Menu đồ uống sẽ gồm những đồ uống quen thuộc với người uống như nâu, đen, bạc xỉu… Cùng với đó là các loại đồ uống theo mùa như Coldbrew, trà các loại, nước ép,... Hoặc một loại đồ uống gì đó bạn tự khám phá ra. Nhớ làm nổi bật những loại đồ uống best sale của quán để khách hàng chú ý.
Menu đồ uống
Tìm hiểu thêm: Cách xây dựng menu quán Cafe đẹp thu hút
3.7. Quy trình quản lý hiệu quả
Cho dù bạn mở quán quy mô lớn hay nhỏ thì đều phải xây dựng quy trình quản lý hiệu quả. Từ quản lý nhập kho, tồn kho, chăm sóc khách hàng, quản lý nhân viên đến bán hàng, kiểm kê,... đều phải chính xác rõ ràng.
Quy trình quản lý hiệu quả
3.8. Xây dựng thương hiệu cho quán cafe
Để được nhiều người ưa thích cà phê biết tới thì bắt buộc bạn phải xây dựng thương hiệu. Hệ thống này bao gồm logo, tên quán, menu,...
Xây dựng thương hiệu cho quán cafe
Bạn hãy tận dụng lợi thế của mạng xã hội như Facebook Fanpage, Instagram, Youtube… Luôn luôn xây dựng các chiến lược khuyến mãi, quảng cáo cho các đối tượng khách hàng tiềm năng.
>>> Tìm hiểu thêm: 10 cách tăng follow trên Instagram cho quán cafe
Tổng kết
Mở quán cafe bắt đầu từ đâu? câu hỏi đầy tính tham vọng của nhiều người đam mê startup với mô hình F&B này. Hi vọng bài viết trên của chúng tôi giúp bạn trả lời câu hỏi trên. Hãy tham khảo một cách có chọn lọc và vận dụng sao cho phù hợp với phong cách mà bạn đang hướng tới. Chúc các bạn thành công!