Kinh doanh nhà hàng - cafe

Mở nhà hàng hải sản là ý tưởng kinh doanh tuyệt vời. Lý do bởi hải sản được coi là những thực phẩm hạng sang, chúng cũng mang lại tiềm năng kinh tế lớn. Nguồn khách hàng của mô hình nhà hàng này cực kỳ dồi dào và họ đều có nhu cầu bổ sung thực phẩm tươi sạch ngày càng cao, hứa hẹn đem lại nguồn thu cao cho chủ kinh doanh.

Kinh nghiệm mở nhà hàng hải sản hút khách siêu lợi nhuận

Bởi đây là miếng bánh thơm ngậy, thế nên sự cạnh tranh cực kỳ gay gắt và không hề dễ dàng. Biết được những khó khăn này, POS365 giúp bạn tìm hiểu và tích lũy kinh nghiệm để bắt đầu kinh doanh mô hình nhà hàng này ngay trong nội dung dưới đây.

I. Mở nhà hàng hải sản cần chuẩn bị những gì?

Để bắt đầu đi vào hoạt động thì bạn cần phải chuẩn bị rất nhiều thứ, ví dụ như quy mô quán, phục vụ bao nhiêu bàn, bao nhiêu khách một ngày? Mức phí phải trả hàng tháng ra sao, thuê bao nhiêu nhân viên, những mặt hàng chính của nhà hàng là gì? cụ thể như sau:

1.1. Lên ý tưởng kinh doanh

Ý tưởng kinh doanh nhà hàng bao gồm bạn sẽ xây dựng nhà hàng của mình theo mô hình nào. Hiện này có những mô hình kinh doanh phổ biến như:

  • Nhà hàng hải sản ven biển: Mô hình này thường được mở ở ven biển gần những nơi du lịch.

  • Nhà hàng hải sản bình dân: Dễ dàng tiếp nhận đa dạng tệp khách hàng.

  • Nhà hàng hải sản phong cách sân vườn: Thiết kế hòa hợp với thiên nhiên. Phục vụ chủ yếu cho khách hàng có nhu cầu ổn định.

  • Nhà hàng Buffet Hải Sản: Khá thu hút khách hàng nhưng phí đầu tư mặt bằng khá tốn kém.


Lên ý tưởng kinh doanh

Lên ý tưởng kinh doanh

1.2. Xác định mục tiêu kinh doanh

Hãy bắt đầu với những mục tiêu cụ thể ví dụ như thuê được mặt bằng chẳng hạn hoặc có thể mục tiêu phục vụ được bao nhiêu khách và doanh thu bao nhiêu doanh thu trong ngày khai trương. Mục tiêu lớn hơn là bao nhiêu lâu thì thu hồi vốn và sinh lời. Để có thể kinh doanh thành công thì bắt buộc nhà hàng của bạn phải đặt mục tiêu.

Xác định mục tiêu kinh doanh

Xác định mục tiêu kinh doanh

1.3. Hoàn tất thủ tục đăng ký kinh doanh

Để bắt đầu mở nhà hàng hải sản, bắt buộc bạn phải được cấp phép từ cơ quan có thẩm quyền. Có 2 loại giấy phép bạn cần phải đáp ứng đó là giấy đăng ký kinh doanh và giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm.

Hoàn tất thủ tục đăng ký kinh doanh

Hoàn tất thủ tục đăng ký kinh doanh

Thường bạn sẽ lên Ủy ban nhân dân quận và phường nơi bạn thuê địa điểm kinh doanh để hoàn tất thủ tục. Thời gian hoàn thành sẽ mất khoảng một tuần, tùy thuộc vào yêu cầu của cơ quan địa phương.

1.4. Lên kế hoạch kinh doanh

Kế hoạch kinh doanh càng kỹ thì việc doanh của bạn sẽ càng trôi chảy và hạn chế tối đa các sai sót. Hãy bắt đầu từ các kế hoạch cụ thể như số vốn ban đầu, thuê mặt bằng, thuê nhân viên, kế hoạch nhập hàng, kế hoạch cho ngày khai trương, kế hoạch marketing, kế hoạch chăm sóc khách hàng,... Việc này khá tốn thời gian, thế nên bạn cần nhờ đến sự giúp sức của những người có kinh nghiệm đi trước.

Lên kế hoạch kinh doanh

Lên kế hoạch kinh doanh

1.5. Thiết kế nhà hàng hải sản

Thường nhà hàng hải sản sẽ lấy tone xanh lam và trắng làm chủ đạo, đây là 2 màu mang đến hơi thở của vùng biển nhất. Để thu hút khách hàng hơn, bạn cần phải chú tâm đến việc lên kế hoạch Marketing thật là chỉn chu.

Thiết kế nhà hàng hải sản

Thiết kế nhà hàng hải sản

Tham khảo thêm: Những ý tưởng thiết kế nhà hàng hải sản đẹp thu hút khách

1.6. Thuê nhân viên

Nhân viên là những người trực tiếp tương tác với khách hàng, chính vì vậy bạn cần đặt ra các tiêu chuẩn cho việc tuyển dụng. Bên cạnh đó là những buổi đào tạo trước khi bắt đầu đi vào làm việc. Có như vậy khi mở nhà hàng hải sản bạn mới có thể phổ biến được văn hóa doanh nghiệp cho họ, bên cạnh đó phục vụ tốt cho các thực khách thì quán của bạn nhận được đánh giá tích cực và dễ dàng phát triển thương hiệu hơn.

Thuê nhân viên

Thuê nhân viên

II. Chi phí mở nhà hàng hải sản là bao nhiêu?

Tiếp theo, câu hỏi mở nhà hàng bao nhiêu vốn cũng khiến nhiều chủ kinh doanh đau đầu. Chi tiết cụ thể được chúng tôi cho thành một danh sách như sau:

2.1. Chi phí mặt bằng

Mặt bằng là yếu tố quan trọng trong kinh doanh. Vị trí đẹp nhất đó chính là khu vực đông dân cư, giao thông thuận tiện, có bãi để xe, mặt tiền thông thoáng. Như vậy khách hàng rất dễ tìm thấy và thoải mái khi tới nhà hàng của bạn.

Chi phí mặt bằng

Chi phí mặt bằng

Các nhà hàng hải sản thường đánh mạnh vào các tệp khách hàng khá giả, thế nên hãy thuê địa điểm tại các trung tâm thương mại, tòa nhà văn phòng, khu đô thị, các cung đường ẩm thực. Tùy vào quy mô nhà hàng, giá thuê sẽ khác nhau, giao động vào khoảng 20 đến 100 triệu tháng.

Tìm hiểu thêm: Bí quyết chọn mặt bằng nhà hàng cho chủ kinh doanh

2.2. Chi phí trang thiết bị

  • Bể kính nuôi hải sản tươi: Đây là loại bể đặc trưng tại các nhà hàng hải sản. Tất cả đều phải được trang bị thiết bị lọc nước, bơm oxy cùng với đó đảm bảo độ pH, độ mặn theo tiêu chuẩn.

  • Thiết bị nhà bếp: bếp công nghiệp, tủ đông, tủ mát công nghiệp, thiết bị hút mùi hay các loại nồi hầm, chảo quân dụng…

  • Thiết bị quản lý bán hàng: Máy bán hàng (phần mềm bán hàng), Máy in hóa đơn, Máy quét mã vạch,... 

Chi phí trang thiết bị

Chi phí trang thiết bị

2.3. Chi phí nguyên vật liệu

Nguồn hải sản tươi sống sẽ quyết định chất lượng món ăn và quyết định thành bại cho nhà hàng của bạn. Thế nên bạn cần cực kỳ phải có kế hoạch và chú trọng đầu tư về phần này. Chi phí cho việc nhập hàng sẽ vào khoảng 20% số vốn của của bạn.

Chi phí nguyên vật liệu

Chi phí nguyên vật liệu

Xem thêm: Gợi ý các mẫu menu nhà hàng hải sản độc lạ thu hút

2.4. Chi phí thuê nhân viên

Để vận hành một nhà hàng hải sản, bạn cần đảm bảo các vị trí sau đây: Quản lý nhà hàng, Bếp trưởng, nhân viên bếp, nhân viên phục vụ, nhân viên lễ tân, bảo vệ,...

  • Mức lương cho vị trí cao cấp sẽ khoảng 10 triệu đồng trở lên.

  • Mức lương cho các vị trí còn lại sẽ khoảng 7 triệu đồng trở lên

III. Kinh nghiệm mở nhà hàng hải sản thành công

Để việc mở nhà hàng hải sản trở nên trôi chảy và ít gặp rủi ro nhất thì bạn cần phải tham khảo những kinh nghiệm của những người đi trước. Biết được điều này, chúng tôi đã tổng hợp những việc cần làm cơ bản nhất cho những chủ nhà hàng tương lai.

3.1. Đồ ăn đa dạng

Hải sản là thực phẩm dành cho những người sành ăn. Chính vì thế nhà hàng của bạn phải có một thực đơn đa dạng và hấp dẫn với nhiều món ăn độc đáo. Nhà hàng có thể tham khảo các món khai vị Canh rong biển, salad, các món ốc hấp, rang muối, sốt me, nướng, món hàu,... Món chính gầm các cách chế biến như làm Sushi, hấp, gỏi, chiên giòn, nướng, lẩu,...

Đồ ăn đa dạng

Đồ ăn đa dạng

Xem thêm: Top 7 phần mềm tính tiền miễn phí trên máy tính, điện thoại

3.2. Đồ ăn đảm bảo vệ sinh

Để hải sản luôn tươi ngon, bạn phải đầu tư thiết bị bảo quản từ bể tươi sống đến thiết bị bảo quản lạnh. Tiếp đến đó chinh là nhập nguồn hàng trực tiếp từ các cơ sở cung cấp uy tín. Chất lượng nhất đó chính là từ thuyền của ngư dân ven biển Hải Phòng, Quảng Ninh, Nghệ An, Phan Thiết…

Đồ ăn đảm bảo vệ sinh

Đồ ăn đảm bảo vệ sinh

3.3. Chất lượng phục vụ khách hàng

Để đảm bảo chất lượng phục vụ khách hàng khi mở nhà hàng hải sản thì bạn cần phải tuyển đầu vào nhân viên phù hợp. Để làm được điều này, bạn cần xây dựng các tiêu chí tuyển dụng, các quy tắc khi làm việc, mở khóa training cho người mới. Lập bảng nội quy và thường xuyên đánh giá nhân viên của mình.

Chất lượng phục vụ khách hàng

Chất lượng phục vụ khách hàng

3.4. Quản lý nhà hàng

Để thuận tiện cho việc này, nhiều chủ kinh doanh đã tiếp cận công nghệ và sử dụng phần mềm trong việc quản lý. Biết được nhu cầu của họ, phần mềm quản lý nhà hàng POS365 mang đến hàng loạt các tính năng nổi bật. Đặc biệt POS365 mang đến quy trình  “order - báo bếp - thu ngân”. Đây là tính năng giúp tăng hiệu quả hoạt động bằng việc việc order ngay tại bàn, in bill báo chế biến nhanh chóng tại bếp và đồng bộ với bộ phận thu ngân.

Quản lý nhà hàng

Quản lý nhà hàng

Xu hướng chuyển đổi số trong thời đại 4.0 ngày càng phát triển, phần mềm quản lý nhà hàng POS365 chính là giải pháp toàn diện và là lựa chọn tin cậy dành cho các chủ kinh doanh F&B.

Xem thêm: Kinh doanh hải sản tươi sống cần bao nhiêu vốn?

Tổng kết 

Mở nhà hàng hải sản là ý tưởng kinh doanh tuyệt vời. Thế nhưng các chủ kinh doanh cần phải chuẩn bị kỹ càng và điều hòa vốn một cách tốt nhất để tránh những rủi ro. Hy vọng những nội dung trên mà chúng tôi gửi đến đã giúp bạn đọc hiểu hơn về chủ đề này. Chúc các bạn thành công!