Mô hình SMART đóng vai trò quan trọng trong việc giúp doanh nghiệp đạt được năng suất và hiệu quả cao trong các chiến dịch marketing. Vậy mô hình SMART là gì? Nguyên tắc, vai trò và các ví dụ thực tiễn? Tham khảo ngay nội dung bài viết dưới đây của POS365 để được giải đáp nhé!
I. Mô hình SMART là gì?
SMART là viết tắt của gì? Đây là viết tắt 5 chữ đầu của 5 từ: Specific (Cụ thể), Measurable (Có thể đo lường), Achievable (Có thể đạt được), Relevant (Có liên quan), Time bound (Giới hạn thời gian).
SMART là một mô hình giúp chuyên gia marketing hay các doanh nghiệp thiết lập và đánh giá tính cụ thể về mức độ khả thi và tính hợp lý của các mục tiêu trong kế hoạch marketing. Áp dụng mô hình này sẽ giúp doanh nghiệp xác định được mục tiêu marketing phù hợp với chiến lược kinh doanh theo từng thời điểm khác nhau.
Mô hình SMART là gì?
Tiêu chí SMART là gì? Mô hình SMART sẽ đánh giá các mục tiêu marketing dựa trên 5 yếu tố sau:
-
S - Specific (Tính cụ thể)
-
M - Measurable (Đo lường được)
-
A - Actionable (Tính Khả thi)
-
R - Relevant (Sự Liên quan)
-
T - Time-Bound (Thời hạn đạt được mục tiêu)
Tìm hiểu thêm: SWOT là gì? Hướng dẫn phân tích SWOT chi tiết nhất
II. Công thức đặt mục tiêu SMART là gì?
Công thức đặt mục tiêu SMART xác định như sau:
Mục tiêu của bạn là đạt được [mục tiêu có thể định lượng được] trước [thời hạn thời gian]. [Nhóm chủ chốt] sẽ hoàn thành mục tiêu này bằng [cách thức và cách bước thực hiện để đạt được mục tiêu]. Hoàn thành mục tiêu này sẽ [kết quả hoặc lợi ích].
Công thức đặt mục tiêu theo nguyên tắc Smart
III. Tại sao nên áp dụng nguyên tắc SMART?
Trong bối cảnh kinh tế hiện nay thì các doanh nghiệp nên áp dụng SMART trong marketing vì mô hình này mang lại nhiều lợi ích sau:
3.1. Cụ thể hóa mục tiêu
Trong mỗi quý, các nhà quản lý và đội ngũ nhân viên sẽ xây dựng các mục tiêu. Các doanh nghiệp càng lớn thì càng đặt ra những mục tiêu vĩ mô và tham vọng lớn. Tuy nhiên, đa số mục tiêu đó vẫn còn mơ hồ và không có tính khả thi trong thực tế.
Áp dụng mô hình SMART sẽ giúp các doanh nghiệp cụ thể hóa mục tiêu của mình bằng những chỉ số đo lường cụ thể. Mục tiêu của doanh nghiệp sẽ được hiện ra trên một bức tranh rõ ràng và cụ thể.
Cụ thể hóa mục tiêu rõ ràng
3.2. Tăng độ phù hợp, chính xác của mục tiêu
Áp dụng nguyên tắc SMART thành công, người quản lý sẽ loại bỏ được những mục tiêu không phù hợp với quá trình phát triển của doanh nghiệp. Từ đó, doanh nghiệp sẽ có một định hướng phát triển hiệu quả hơn với những mục tiêu đã được xác định.
Tăng độ phù hợp, chính xác của mục tiêu
3.3. Cải thiện tính đo lường của mục tiêu
Mô hình SMART giúp các quản lý cải thiện khả năng đo lường mục tiêu hiệu quả. Ngay từ khi thiết lập mục tiêu, mô hình SMART sẽ giúp người quản trị xác định được kết quả và mức độ hoàn thành công việc mà đội ngũ nhân viên cần phải đạt được.
Cải thiện tính đo lường của mục tiêu
3.4. Phù hợp với mục tiêu của công ty
Yếu tố Relevant (liên quan) của mô hình SMART giúp liên kết những mục tiêu riêng của từng phòng ban với mục tiêu chung của doanh nghiệp. Sự liên kết này sẽ là cầu nối gắn kết giúp doanh nghiệp tăng thêm sức mạnh tập thể khi đối diện với những vấn đề khó khăn.
Phù hợp với mục tiêu công ty
3.5. Nâng cao năng suất làm việc của nhân viên
Mô hình SMART cũng sẽ giúp nhân viên có định hướng rõ ràng trong quá trình làm việc nhằm hướng tới mục tiêu cụ thể hơn. Bên cạnh đó, các kết quả làm việc của nhân viên cũng sẽ được đo lường và đánh giá chính xác khi áp dụng mô hình SMART.
Nâng cao năng suất làm việc của nhân viên
IV. Cách thiết lập quy tắc SMART là gì?
Muốn thiết lập mục tiêu SMART thì bạn cần phải xác định từng thành phần để xây dựng một mục tiêu có thể đo lường bao gồm: Những việc cần phải hoàn thành, cách thực hiện và khoảng thời gian cụ thể để thành công.
4.1. Specific: Cụ thể
Để đảm bảo mục tiêu sẽ thực hiện hiệu quả thì mục tiêu đó cần phải cụ thể:
-
Mục tiêu nào cần được hoàn thành?
-
Tại sao mục tiêu này lại quan trọng đến vậy?
-
Ai sẽ chịu trách nhiệm về nó?
-
Cách thức và các bước cần thực hiện để đạt được mục tiêu?
Ví dụ về một mục tiêu cụ thể: Tăng số lượng người sử dụng hàng tháng cho ứng dụng di động. Để thực hiện được mục tiêu này cần phải tối ưu hóa danh sách những cửa hàng ứng dụng và tạo các quảng cáo trên mạng xã hội để tiếp cận được nhiều đối tượng khách hàng.
Tính cụ thể
4.2. Measurable: Có thể đo lường
Mục tiêu trong công việc cần gắn liền với những con số cụ thể. Việc này sẽ giúp bạn theo dõi tiến độ và xác định thành công hay hiệu suất công việc. Khi mục tiêu hoàn thành, bạn hãy đo lường mức độ hiệu quả để đánh giá kết quả dựa trên những con số thực tế.
Ví dụ: Muốn tăng người sử dụng ứng dụng di động lên 1000 người/tháng. Việc này sẽ được thực hiện bằng cách tối ưu hóa danh sách cửa hàng ứng dụng và tạo quảng cáo trên 4 nền tảng truyền thông xã hội: Facebook, Twitter, Instagram và LinkedIn.
Tính đo lường
4.3. Achievable: Có thể đạt được
Các mục tiêu đặt ra phải thực tế. Khả năng đạt được phải đảm bảo rằng mục tiêu của bạn khả thi và nằm trong năng lực, nguồn lực nhất định.
Ví dụ: Muốn tăng người sử dụng ứng dụng di động lên 1000 người/tháng. Sau khi đã xem xét khối lượng công việc cảm thấy khó khăn, chủ kinh doanh đã quyết định mở rộng quy mô 3 mạng xã hội có nhiều khả năng tìm được khách hàng mới nhất: Facebook, Twitter và Instagram.
Tính khả thi
4.4. Relevant: Có liên quan
Khi đã có mục tiêu phải đi kèm với một lợi ích cụ thể. Xác định được lợi ích, hãy kết hợp nó vào mục tiêu SMART để mọi người có thể nắm bắt được bức tranh toàn cảnh hơn.
Ví dụ: Muốn tăng người sử dụng ứng dụng di động lên 1000 người/tháng. Mục đích chính là tăng lợi nhuận nhờ lượng người dùng sản phẩm lâu hơn trên thiết bị di động. Đây là điểm chuyển đổi chính đối với các đăng ký khách hàng trả phí. Ứng dụng là một động lực to lớn đối với sự trung thành của khách hàng và mục tiêu này có ý nghĩa quan trọng đối với mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp.
Tính thực tế
4.5. Time bound: Giới hạn thời gian
Yếu tố cuối cùng của các mục tiêu SMART là cần phải có thời hạn. Đây là phần quan trọng để bạn có thể đo lường thành công.
Ví dụ: Muốn tăng người sử dụng ứng dụng di động lên 1000 người/tháng trong quý 1 năm 2022. Việc này sẽ được thực hiện bằng cách tối ưu hóa danh sách cửa hàng ứng dụng và tạo các quảng cáo truyền thông xã hội trên 3 nền tảng truyền thông xã hội: Facebook, Twitter và Instagram.
Thiết lập thời gian
Hãy thiết lập nguyên tắc SMART dựa trên mục tiêu Marketing, mục tiêu Marketing sẽ quyết định thời gian cụ thể để thực hiện. Cố gắng thiết lập mục tiêu SMART một cách rõ ràng, không nên đặt mục tiêu của bạn quá chung chung, không thể đo lường và không có một mốc thời gian cụ thể.
V. Nguyên tắc đặt mục tiêu SMART
Cùng tìm hiểu nguyên tắc đặt mục tiêu SMART nhé:
5.1. Trong việc quản lý thời gian
Thiết lập mục tiêu SMART là một trong những chiến lược quản lý thời gian cá nhân tốt nhất để bạn tham khảo:
-
Theo dõi tiến độ công việc của bạn trong suốt dự án.
-
Tiến độ công việc trở nên năng suất và hiệu quả hơn.
-
Lập kế hoạch các chiến lược để tránh trì hoãn.
-
Tăng cơ hội dự án.
-
Thiết lập danh sách những việc cần làm, mức độ ưu tiên trong ngày/tuần và phân chia công việc, theo dõi hiệu suất.
Nguyên tắc đặt mục tiêu SMART trong việc quản lý thời gian
5.2. Nguyên tắc SMART trong kinh doanh
Trong kinh doanh thường sẽ kết hợp mục tiêu SMART với OKR (Objective & Key Results). OKR là một phương pháp xác định mục tiêu kinh doanh nổi tiếng mà nhiều doanh nghiệp áp dụng.
SMART tạo ra mục tiêu, OKR kết nối các kết quả quan trọng với các mục tiêu để xây dựng chiến lược về nguồn lực, thời gian đảm bảo kết quả quan trọng.
Trong quá trình đặt mục tiêu theo nguyên tắc SMART thì bạn có thể tạo ra các mục tiêu rõ ràng. Đồng thời phát triển động lực, kế hoạch hành động và hỗ trợ cần thiết để đạt được hiệu quả. Nguyên tắc SMART sẽ giúp bạn tổ chức quy trình và cung cấp cấu trúc trước khi bắt đầu, công việc sẽ trở nên thuận lợi hơn.
Tìm hiểu thêm: Tháp nhu cầu Maslow là gì? Ứng dụng trong kinh doanh & Marketing
VI. Mô hình SMART ví dụ
Ví dụ 1: Mô hình SMART của Vinamilk
-
Specific: Vinamilk đưa ra cách Marketing cụ thể cho từng nhóm đối tượng khách hàng, nhằm đảm bảo hiệu quả, tiết kiệm thời gian và công sức.
-
Measurable: Thương hiệu có tính toàn mức độ cần đạt được cho từng nhân viên. Số liệu tính theo ngày, tuần, tháng.
-
Achievable: Luôn khảo sát tình hình thị trường để xác định hướng đi đúng đắn trong việc mở rộng mô hình sản xuất từ các dòng sản phẩm cơ bản.
-
Relevant: Sản xuất các sản phẩm mới có những cải tiến hoặc đặc điểm phù hợp với người tiêu dùng.
-
Time-bound: Theo từng năm cần phải đặt ra các mục tiêu lớn. Tiếp theo là chia nhỏ thành nhiều hạng mục phải đạt theo quý và tiếp tục chia nhỏ ở các cấp độ thấp hơn.
Ví dụ về mô hình SMART
Ví dụ 2: Mở cửa hàng kinh doanh riêng
-
Specific (Tính cụ thể): Muốn mở cửa hàng kinh doanh riêng.
-
Measurable (Tính đo lường): Muốn mở quán ăn tại nhà với quy mô 30 khách hàng để kinh doanh riêng.
-
Attainable (Tính khả thi): Với nguồn vốn, địa điểm và nhân lực sẵn có, chủ đầu tư muốn mở quán ăn tại nhà với quy mô 30 khách hàng.
-
Relevant (Tính liên quan): Với nguồn vốn, địa điểm và nhân lực sẵn có, chủ đầu tư muốn mở quán ăn tại nhà với quy mô 30 khách hàng, với mục đích phát triển kinh nghiệm kinh doanh của bản thân.
-
Timely (Tính thời điểm): Với nguồn vốn, địa điểm và nhân lực sẵn có, chủ đầu tư muốn mở quán ăn tại nhà với quy mô 30 khách hàng, với mục đích phát triển kinh nghiệm kinh doanh của bản thân. Quán ăn sẽ bắt đầu khai trương vào ngày 20/12/2022.
Với những thông tin mà POS365 chia sẻ trên đây thì các bạn đã hiểu rõ được “Mô hình SMART là gì? Nguyên tắc, vai trò và các ví dụ thực tiễn” để tham khảo và đánh giá. Khi đặt mục tiêu theo nguyên tắc SMART, người quản lý có thể tạo ra các mục tiêu rõ ràng, có thể đạt được và có ý nghĩa, đồng thời phát triển động lực, kế hoạch hành động và hỗ trợ cần thiết để đạt được chúng.
Tham khảo thêm: IMC là gì? Bí quyết thành công của mọi chiến dịch Marketing