Mô hình kinh doanh thương mại điện tử đã không còn quá xa lạ gì với người tiêu dùng Việt. TMĐT được hình thành và phát triển mạnh trong thời đại Internet được phủ sóng toàn cầu. Tại Việt Nam đây là mô hình được nhiều doanh nghiệp chú trọng tìm hiểu và phát triển.
Thế nhưng nếu thực sự bạn có kế hoạch kinh doanh online và chưa thực sự nắm rõ về các hình thức kinh doanh trên mô hình thương mại điện tử. POS365 sẽ giúp bạn tìm hiểu một cách chi tiết nhất.
I. Mô hình kinh doanh thương mại điện tử là gì?
Thương mại điện tử hay (e-commerce) bao gồm tất cả các thị trường trực tuyến kết nối người mua với các gian hàng trên mạng internet, mọi giao dịch điện tử đều được xử lý tại đây.
Mô hình kinh doanh thương mại điện tử là gì
Theo Ủy ban Thương mại điện tử của Tổ chức Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) định nghĩa: “Thương mại điện tử liên quan đến các giao dịch thương mại trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa các nhóm (cá nhân) mang tính điện tử chủ yếu thông qua các hệ thống có nền tảng dựa trên Internet.”
II. Các mô hình kinh doanh trong thương mại điện tử phổ biến
Các doanh nghiệp tại Việt Nam hay thế giới hiện nay đều sử dụng hình thức kinh doanh thương mại điện tử song song với mở gian hàng truyền thống. Việc này giúp họ kết nối được với khách hàng khắp mọi nơi không chỉ bó buộc tại một địa phương nhất định.
2.1. B2B (Business to Business)
B2B là thuật ngữ giao dịch thương mại như trao đổi sản phẩm, dịch vụ giữa các doanh nghiệp với nhau. Chẳng hạn như giữa nhà sản xuất và người bán buôn hay giữa người bán buôn và người bán lẻ.
B2B (Business to Business)
Bán hàng qua hình thức B2B phức tạp hơn các hình thức khác. Lý do bởi nó có một danh sách các sản phẩm phức tạp. Để hoạt động, doanh nghiệp cần một lượng lớn tiền mặt để có thể khởi nghiệp.
Bạn có biết: B2B là gì?
2.2. B2C (Business to Consumer)
B2C là hình thức doanh nghiệp bán hàng cho các cá nhân, những người tiêu dùng cuối cùng. Hoạt động kinh doanh của những người này được thực hiện trực tuyến chứ không phải tại cửa hàng cụ thể.
B2C (Business to Consumer)
B2C khá phổ biến hiện nay, thế nhưng quy mô chỉ bằng một nửa B2B. Và mô hình này khá được ưa chuộng tại Việt Nam. Lý do bởi người tiêu dùng cảm thấy thoải mái hơn trong việc lựa chọn sản phẩm và thực hiện mua hàng đơn giản chỉ qua một vài thao tác. Sản phẩm được giao tới tận nhà, không mất thời gian di chuyển.
Tìm hiểu về B2C là gì?
2.3. C2C (Consumer to Consumer)
C2C là hình thức hoạt động trên các trang trao đổi, mua bán, đấu giá qua internet mà người dùng trao đổi hàng hóa với nhau. Có thể là sản phẩm họ tự sản xuất như đồ thủ công, mỹ nghệ.
C2C (Consumer to Consumer)
Cá nhân người mua và người bán kết nối với nhau thông qua các sàn thương mại điện tử và thực hiện giao dịch trực tuyến. Các sàn thương mại điện tử C2C có thể kể đến: Ebay, Craigslist và Chợ Tốt hoặc Shopee, Sendo …
2.4. C2B (Consumer to Business)
Hoạt động kinh doanh này là hình thức người tiêu dùng bán hàng hóa hoặc dịch vụ cho doanh nghiệp. Người tiêu dùng để lại đánh giá hoặc ý tưởng giúp doanh nghiệp phát triển sản phẩm một cách tốt hơn. Nếu như người tiêu dùng tạo giá trị cho doanh nghiệp nếu doanh nghiệp chấp nhận những thông tin đó.
C2B (Consumer to Business)
2.5. B2G (Business to Government)
B2G là hình thức công ty tư nhân trao đổi hàng hóa hoặc dịch vụ với một cơ quan công cộng. Mô hình này được thực hiện dưới dạng hợp đồng kinh doanh với tổ chức công cộng. Chẳng hạn, một công ty được thuê đấu thầu trực tiếp thực hiện nhiệm vụ trồng cây tại ủy ban quận…
B2G (Business to Government)
2.6. C2G (Consumer-to-Government)
Mô hình C2G (Người tiêu dùng đến chính phủ) gồm những hình thức nộp thuế trực tuyến và mua hàng hóa của cơ quan chính phủ trực tuyến, hay các cá nhân phải trả tiền học phí cho các trường đại học. Bất cứ việc chuyển tiền đến một cơ quan công cộng qua internet là bạn đang tham gia vào C2G.
C2G (Consumer-to-Government)
III. Các sàn thương mại điện tử lớn tại Việt Nam
Thị trường thương mại điện tử phát triển khá mạnh tại Việt Nam hiện nay. Trong đó nổi bật nhất 5 sàn TMĐT sau:
3.1. Shopee
Shopee thuộc quyền sở hữu của tập đoàn SEA Ltd tại Singapore được thành lập vào 2015. Tới nay, sàn thương mại điện tử này đã xuất hiện tại Malaysia, Thái Lan, Việt Nam Đài Loan, Indonesia, Philippines và Brazil.
Shopee
Shopee ban đầu phát triển theo mô hình C2C, thế nhưng nay đã thêm B2C và đã tiếp cận được rất nhiều người sử dụng. Ưu điểm của sàn TMĐT này đó là giao diện thân thiện với người dùng, bán đa dạng chủng loại sản phẩm, giá cả cạnh tranh, xử lý đơn hàng nhanh và thường xuyên có chương trình khuyến mãi,...
3.2. Lazada
Lazada cũng là sàn thương mại điện tử thu hút lượng lớn người tiêu dùng tại Việt Nam. Sàn TMĐT này được sở hữu bởi tập đoàn Alibaba. Lazada có chi nhánh ở Việt Nam, Singapore, Thái Lan, Indonesia, Philippin, Malaysia …
Lazada
Tương tự như Shopee, Lazada bán đa dạng chủng loại sản phẩm, giá cả cạnh tranh. Bên cạnh đó cũng thường xuyên có những chương trình quảng cáo, giảm giá, các sự kiện âm nhạc sôi động.
3.3. Tiki
Tiki (Công ty TNHH Tiki) viết tắt của Tiết Kiệm được thành lập tại Việt Nam. Sàn thương mại điện tử này cung cấp các sản phẩm, dịch vụ đúng với cái tên và tôn chỉ mà công ty này hướng đến.
Tiki
Thời gian đầu, Tiki chỉ tập chung vào các mặt hàng sách và văn phòng phẩm. Một thời gian sau, công ty đã mở rộng hơn lượng hàng hóa như thời trang, giày dép, gia dụng, điện tử, điện thoại, mỹ phẩm, sản phẩm mẹ và bé, bách hóa, nhà cửa … Tiki có chế độ giao hàng nhanh siêu tốc 2h. Mọi hàng hóa trên đây đều chất lượng, đầy đủ thông tin và nguồn gốc.
3.4. Sendo
Sendo là thương hiệu thuộc tập đoàn phần mềm FPT. Sendo là từ viết cách điệu của từ Sen đỏ, loài hoa tượng trưng cho sự thuần khiết của đạo Phật và đồng quê Việt Nam. Sàn thương mại này hiện nay đã thu hút được hơn 12 triệu khách hàng và hơn 400,000 nhà bán hàng toàn quốc.
Sendo
3.5. GoMUA
Gomua là sàn thương mại điện tử được công ty TNHH Mediastep Software phát triển. Dù mới xuất hiện, thế nhưng sàn đã có lượng người tiêu dùng không hề nhỏ. Ưu điểm của GoMUA là chủ shop tham gia gian hàng miễn phí, không thu hoa hồng bán hàng theo doanh số như các sàn TMĐT khác. Người bán hàng thoải mái đăng Video, livestream trực tuyến trên GoMUA không mất bất kỳ chi phí nào.
GoMUA
Tổng kết
Trên đây là các mô hình kinh doanh thương mại điện tử mà chúng tôi giới thiệu cho bạn. Nếu như đang có ý định kinh doanh online thì bên cạnh mạng xã hội thì đây là nơi bạn nên tìm hiểu và chuẩn bị kỹ càng để nâng cao doanh thu hàng ngày.