Mô hình 4P Marketing được xem là một trong những yếu tố cốt lõi của chiến dịch marketing và có mặt trong hầu hết các chiến dịch marketing dù lớn hay nhỏ. Mô hình 4P là kim chỉ nam trong mọi hoạt động truyền thông kinh doanh, tuy nhiên có rất nhiều người chưa thật sự hiểu về mô hình 4P marketing và chưa có cách áp dụng hiệu quả. Vậy trong bài viết này, hãy cùng POS365 tìm hiểu rõ hơn về mô hình này nhé!
I. 4P marketing là gì?
4P trong marketing là mô hình gồm có 4 yếu tố cơ bản bao gồm: sản phẩm, giá, địa điểm và khuyến mại. Đây là 4 yếu tố cơ bản nhất trong mọi hoạt động marketing và truyền thông. 4 yếu tố này còn được gọi là marketing hỗn hợp hay Marketing mix. Việc áp dụng những yếu tố này như thế nào sẽ ảnh hưởng mạnh tới doanh thu và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
4P trong marketing là gì?
Để kinh doanh và lên được chiến lược kinh doanh sát nhất với thị trường cũng như khả quan nhất với doanh nghiệp thì bạn phải trả lời 4 câu hỏi trong marketing 4P là:
-
Bạn sẽ bán cái gì?
-
Bạn tính chi phí cho sản phẩm đó như thế nào?
-
Bạn sẽ bán sản phẩm đó ở đâu?
-
Cách tiếp cận khách hàng như thế nào?
Mội một chiến lược marketing bán hàng được đưa ra thì cơ bản nó phải trả lời được 4 câu hỏi trên. Chiến dịch marketing có được đánh giá là tốt như thế nào đi chăng nữa, theo thời gian cũng như xu hướng của thị trường sẽ có rất nhiều yếu tố thay đổi. Từ đó bạn phải thường xuyên theo dõi các yếu tố chính trong chiến lược marketing 4P của mình, có thể thay đổi sao cho phù hợp nhất với nhu cầu của thị trường và khách hàng.
II. Cách yếu tố chính trong marketing 4P
4 yếu tố trong marketing là hướng đi giúp cho xác định được hướng kinh doanh đúng của mình. Hãy cùng tìm hiểu các yếu tố cơ bản nhất trong marketing 4P ngay sau đây nhé!
1. Product (sản phẩm)
Sản phẩm là yếu tố cơ bản nhất trong kinh doanh. Để xác định nên bán gì? thì bạn cần phải thấu hiểu nhu cầu của khách hàng, lựa chọn kinh doanh những sản phẩm tiềm năng. Có điều chỉnh sao cho phù hợp nhất với nhu cầu của thị trường và người tiêu dùng.
Bạn càng đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng thì bạn càng có cơ hội kinh doanh thành công. Để thành công trong chiến dịch marketing của mình, bạn phải thấu hiểu được vòng đời của sản phẩm, lên kế hoạch điều chỉnh sản phẩm theo từng giai đoạn vòng đời của nó.
Product (sản phẩm)
Theo thời gian và sự thay đổi của thị trường thì sản phẩm và dịch vụ cũng có nhiều thay đổi. Bạn không thể áp dụng cùng một chiến lược marketing cho sản phẩm tại tất cả các thời điểm trong chu kỳ sống của nó được. Vì vậy, hãy xác định sản phẩm mình kinh doanh là gì? vòng đời của sản phẩm trong bao lâu? đặc trưng tại mỗi thời điểm trong chu kỳ sống của nó như thế nào?
Một sản phẩm sẽ có chu kỳ sống nhất định, bao gồm: tăng trưởng, phát triển, bão hòa và giai đoạn suy thoái. Điều mà chủ doanh nghiệp cần làm là xác định được các giai đoạn của sản phẩm, đưa ra những chiến lược phù hợp nhất.
2. Price (giá)
Giá bán là chi phí mà khách hàng phải bỏ ra để sở hữu hay sử dụng sản phẩm, dịch vụ. Giá cả là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng trong marketing. Việc tối ưu giá như thế nào cho thu hút khách hàng mà vẫn mang lại doanh thu cho công ty sẽ là một bài toán khó cần doanh nghiệp giải quyết.
Bạn cần phải xem xét về chi phí cung ứng nguyên vật liệu, chiết khấu cũng như cạnh tranh với giá của đối thủ… Có nhiều nhà kinh doanh lựa chọn việc tăng giá sản phẩm để tăng sự cao cấp cũng như thu hút tập khách hàng có mức chi tiêu cao và ngược lại.
Hiện nay cạnh tranh giá rẻ đã trở thành một chiến lược mạnh của thị trường, điều đó khiến cho giá cả được giảm xuống rất nhiều, đôi khi sẽ là khó khăn cho các nhà kinh doanh.
Yếu tố về giá
Để đưa ra được chiến lược giá hiệu quả, nhà kinh doanh cần phải xác định thời điểm, giá chiết khấu, tham khảo thị trường xem liệu rằng giá mình đưa ra có phù hợp hay không. Giá rẻ đôi khi sẽ thu hút được nhiều khách hàng nhưng nó cũng có thể khiến cho người bán hoài nghi về sản phẩm, làm giảm giá trị thương hiệu, kém sang trọng trong mắt khách hàng.
Để xác định chi phí sản phẩm trong mô hình 4p thì bạn phải trả lời được các câu hỏi như:
-
Chi phí để sản xuất là bao nhiêu?
-
Giá sản phẩm của đối thủ cạnh tranh như thế nào?
-
Số tiền mà khách hàng có thể chi cho sản phẩm là bao nhiêu?
Việc trả lời được câu hỏi này giúp bạn xác định được mức giá bán phù hợp nhất cho sản phẩm của mình. Việc điều chỉnh giá cũng ảnh hưởng không nhỏ tới chiến lược marketing của công ty cũng như toàn bộ doanh thu. Bạn cần nhớ nguyên tắc là giá cả và chất lượng luôn đi đôi với nhau, bạn cần dựa vào phân khúc thị trường và tập khách hàng của mình để đưa ra chiến lược giá sao cho hiệu quả.
Bạn có thể định giá sản phẩm của mình theo 3 chiến lược bao gồm:
-
Chiến lược giá thâm nhập thị trường
-
Định giá tập trung
-
Chiến lược hớt váng sữa
3. Place (phân phối)
Khi đưa ra những quyết định liên quan tới lựa chọn địa điểm, người kinh doanh cần phải xác định được rất nhiều yếu tố trong kênh phân phối của mình. Mục tiêu của doanh nghiệp là tìm được vị trí trưng bày sản phẩm sao cho tiếp cận được với lượng lớn khách hàng mục tiêu.
Phân phối ở đây không đơn giản chỉ là nơi bán hàng, nó còn là cả quá trình phân phối sản phẩm tới tay khách hàng. Nó bao gồm cả địa điểm thực tế và địa điểm mà sản phẩm của bạn xuất hiện trên các kênh online.
Ơ đây, bạn cần xác định được mô hình kinh doanh của mình là gì, bạn bán hàng trực tiếp cho khách hàng cuối cùng hay sử dụng các bên trung gian khác. Sau đó, bạn còn phải lên các chiến lược bán hàng online hay bán hàng truyền thống. Mỗi kênh bán hàng sẽ có những đặc thù riêng và mối chiến lược bán hàng riêng.
Yếu tố phân phối
Vì vậy, bạn cần lựa chọn được những vị trí thu hút khách hàng nhất, vị trí mà khách hàng dễ dàng tìm thấy bạn khi lựa chọn mua hàng. Dù là mới kinh doanh hay kinh doanh lâu năm thì bạn cũng cần xác định các yếu tố như:
-
Thiết lập địa điểm: Lựa chọn địa điểm đặt bán hàng ổn định ngay từ đầu, nhất là bán hàng truyền thống. Việc thay đổi địa điểm bán hàng không những gây khó khăn cho bạn mà nó còn ảnh hưởng tới việc khách hàng tìm đến bạn.
-
Quản lý chặt chuỗi cung ứng: Việc quản lý chuỗi cung ứng có thể giúp bạn có quy trình phân phối tốt nhất, giúp gắn kết chặt chẽ giữa hàng với doanh nghiệp.
-
Xuất khẩu: Ở đây nói đến những doanh nghiệp hiện đang kinh doanh các sản phẩm và dịch vụ xuất khẩu sang nước ngoài. Thường mục tiêu kinh doanh hiện nay không chỉ bó hẹp trong nước mà là kinh doanh ra thị trường quốc tế.
4. Promotion (khuyến mãi)
Chắc chắn không thể thiếu khuyến mãi trong các chương trình marketing được. Nó là cách mà các doanh nghiệp kinh doanh thu hút khách hàng và gia tăng số lượng đơn hàng một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Việc này còn giúp khách hàng nhận ra được nhu cầu của bản thân và thuyết phục khách hàng lựa chọn mua sản phẩm của mình thay vì đối thủ cạnh tranh. Các doanh nghiệp kinh doanh hiện nay đang có xu hướng kết hợp cùng lúc nhiều chương trình khuyến mại hay nhiều yếu tố khác nhau của quảng cáo để gia tăng mức độ hiệu quả. Mô hình 4P trong marketing rất coi trọng yếu tố khuyến mại.
Yếu tố khuyến mãi
Để khách hàng mua sản phẩm của bạn, thì đầu tiên họ phải biết về sản phẩm của bạn là gì, bạn phải tạo được ấn tượng tốt cho sản phẩm trong lòng khách hàng.
Hiện nay trong chiến lược marketing cũng có rất nhiều cách giúp bạn quảng bá sản phẩm hiệu quả như
-
Các phương thức quảng bá truyền thống thông qua báo đài, tivi, thông qua các bảng quảng cáo, hay tạp chí giấy…
-
Quảng cáo trên internet cũng đang là cách hiện nay được áp dụng nhiều nhất và mang lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp, với chi phí ít mà lượt tiếp cận cao. Các kênh như social media, các kênh kỹ thuật quảng cáo hay website…
Việc xác định kênh truyền thông hiệu quả sẽ giúp bạn tiếp cận được với khách hàng nhanh chóng hơn, đáp ứng nhanh những nhu cầu mà khách hàng mong muốn. Việc lựa chọn kênh truyền thông còn tùy thuộc vào sản phẩm, có những sản phẩm áp dụng phương pháp truyền thông này hiệu quả nhưng với sản phẩm khách thì không.
Các yếu tố liên quan tới bộ mặt của sản phẩm như thương hiệu, bao bì, thiết kế cũng là yếu tố không nhỏ ảnh hưởng tới quá trình quảng bá của doanh nghiệp.
III. Cách áp dụng 4P trong marketing giúp gia tăng doanh thu
Việc sử dụng 4P trong marketing sao cho hiệu quả được rất nhiều nhà kinh doanh quan tâm. Mô hình 4p trong marketing sẽ phát huy được hiệu quả khi nó được kết hợp tốt với các chiến lược marketing khác như:
1. Phối hợp các yếu tố marketing 4P một cách hiệu quả
Chúng ta không thể tách riêng 4 yếu tố trong 4P được, mà phải thực hiện tối ưu cả 4 yếu tố sao cho hiệu quả. Với nhân tố về giá, doanh nghiệp cần đưa ra các chiens lược sản phẩm đúng đắn, mỗi sản phẩm sẽ có những chiến lược khác nhau, dù là sản phẩm mới hay những sản phẩm được cải tiến lại.
Về yếu tố giá, chúng ta phải thực hiện tối ưu giá dựa trên nhiều yếu tố là sản phẩm, phân phối và xúc tiến, Mọi yếu tố phải có liên quan chặt chẽ với nhau. Giá rẻ đôi khi không phải là tốt, vì vậy hãy biết cân bằng lẫn nhau.
Cách áp dụng 4P trong marketing mang lại hiệu quả
Các kênh phân phối hiện nay rất đa dạng, có nhiều kênh cho bạn lựa chọn. Hiện nay kênh online đang được xem là kênh phân phối và bán hàng hiệu quả nhất. Mang lại sự tiện lợi cho cả người bán và người mua. Lựa chọn địa điểm thích hợp sẽ giúp cho việc kinh doanh của bạn tốt hơn, vì vậy hãy cân nhắc thật kỹ khi lựa chọn địa điểm kinh doanh.
Các yếu tố về truyền thông, khuyến mại là một phần không thể thiếu trong marketing 4P. Các hoạt động quảng bá phổ biến bao gồm PR, tài trợ, chạy quảng cáo… hãy lựa chọn hình thức phù hợp với sản phẩm, ngân sách của mình.
2. Kết hợp mô hình 4P và 4C trong marketing
2.1. Đấu tiên là Customer - Product
Yếu tố khách hàng và sản phẩm luôn đi kèm với nhau. Điều này cho thấy các sản phẩm được ra đời đề giải quyết một hoặc một số nhu cầu nhất định của khách hàng. Để phục vụ tốt khách hàng, chủ kinh doanh cần đưa ra những chiến thuật, những phương pháp nghiên cứu khách hàng, sao cho đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu của khách hàng.
2.2. Customer cost - Price
Điều này cho thấy, chi phí mà khách hàng bỏ ra phải tương xứng với giá trị mà họ nhận được. Giá trị mà họ nhận được có thể là vật chất cũng có thể là tinh thần.
Kết hợp mô hình 4P và 4C trong marketing
2.3. Convenience - Place
Vị trí bán sản phẩm, địa điểm kinh doanh phải mang lại sự thuận lợi nhất định, nó có thể là sự thuận lợi dành cho khách hàng và cả doanh nghiệp kinh doanh. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp kinh doanh cần chú trọng nhiều hơn tới vấn đề phân phối sản phẩm làm sao thuận lợi nhất cho khách hàng và cả doanh nghiệp.
2.4. Communication - Promotion
Yếu tố giao tiếp được gắn liền với xúc tiến, truyền thông. Sự kết hợp này cần đòi hỏi chiến lược truyền thông quảng cáo có độ tương tác cao, có thể gắn kết được khách hàng với doanh nghiệp. Lắng nghe khách hàng là yếu tố quan trọng tạo nên một chiến dịch truyền thông thành công. Việc lắng nghe khách hàng nghe có vẻ dễ nhưng nó lại yêu cầu rất nhiều kỹ thuật cũng như đòi hỏi nhiều thời gian nghiên cứu khách hàng.
IV. Tổng kết
Trên đây là những thông tin vô cùng bổ ích về mô hình 4p trong marketing. Mong rằng những kiến thức mà POS365 mang đến sẽ giúp bạn có thêm nhiều ý tưởng kinh doanh hiệu quả cho mình. Chúc bạn thành công!