Hiện tại số lượng nhà cao tầng, nhà ở mọc lên như nấm sau mưa. Kèm theo đó là điều kiện thời tiết khắc nghiệt tại Việt Nam, khiến chúng cần tới một chiếc áo vừa đẹp vừa có thể chống chọi được với thời gian. Thế nên, Mở cửa hàng bán sơn nước chính là mô hình kinh doanh kiếm lời cực kỳ tốt hiện nay.
Trong bài viết sau đây, POS365 tìm hiểu về kinh nghiệm kinh doanh cửa hàng sơn một cách chi tiết nhất. Hãy cùng xem ngay!
I. Mở cửa hàng bán sơn nước cần có điều kiện gì?
Để thể bắt đầu kinh doanh cửa hàng sơn, bạn cần phải chuẩn bị rất nhiều thứ. Từ thủ tục, địa điểm,... Cụ thể như sau:
1.1. Hoàn thành thủ tục khi muốn mở đại lý sơn
Cá nhân/nhóm cá nhân/người đại diện hộ kinh doanh gửi gửi Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh đến phòng ĐKKD quận/huyện nơi đặt trụ sở kinh doanh. Trên Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh cần nêu rõ:
-
Tên hộ kinh doanh, địa chỉ kinh doanh, số điện thoại, email (nếu có)
-
Ngành nghề kinh doanh
-
Tổng số vốn kinh doanh
-
Số lao động
-
Họ và tên, địa chỉ cư trú, chữ ký, số, ngày cấp, nơi cấp của Thẻ căn cước/hộ chiếu còn hạn của những cá nhân/nhóm cá nhân/đại diện hộ gia đình kèm theo giấy tờ cá nhân tương ứng cùng biên bản họp của nhóm cá nhân (nếu như cửa hàng kinh doanh do 1 nhóm cá nhân thành lập).
Sau khi tiếp nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, phòng ĐKKD quận/huyện sẽ trao giấy biên nhận, sau đó trong 05 ngày làm việc kể từ ngày trao giấy biên nhận, bạn sẽ nhận được giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.
Hồ sơ đăng ký cần đảm bảo được những điều kiện như sau:
-
Ngành nghề kinh doanh phù hợp và không bị cấm kinh doanh (kinh doanh sơn là ngành nghề kinh doanh phù hợp)
-
Tên của hộ kinh doanh phải phù hợp theo yêu cầu của pháp luật
-
Đã nộp đủ lệ phí đăng ký hộ kinh doanh theo quy định.
Nếu như hồ sơ không hợp lệ, phòng ĐKKD sẽ thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung trong 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ.
1.2. Thuê địa điểm kinh doanh
Cửa hàng kinh doanh sơn phải có diện tích tối thiểu từ 50 – 70m2. Địa điểm tại mặt đường lớn có đông người qua lại. Cửa hàng sơn phải được thiết kế theo phong cách hiện đại, có gian trưng bày lớn, thoáng để khách hàng dễ dàng chọn lựa.
Thuê địa điểm kinh doanh
1.3. Chuẩn bị vốn
Chuẩn bị một khoán vốn tương ứng với các điều kiện như thuê mặt bằng, thuê nhân viên, thiết kế cửa hàng, nhập hàng, sắm sửa trang thiết bị,... Nếu trường hợp bạn có số vốn ít ỏi thì có thể lựa chọn trở thành đại lý cho các hãng sơn lớn kèm ưu đãi từ các chương trình khuyến mãi.
Chuẩn bị vốn
1.4. Thực hiện quy chế - quy trình
Cơ chế chung:
-
Ký hợp đồng với đại và cam kết doanh số bán được trong một năm bằng số tiền thu về sau khi đã trừ hết các khuyến mãi.
-
Bạn có thể chọn lựa đơn hàng đầu tiên làm hàng mẫu, trưng bày theo số lượng quy định tuỳ vào từng hãng.
Cơ chế riêng:
-
Những sản phẩm sơn đã pha màu thì đại lý cần đăng ký và cọc máy pha màu. Đối với sản phẩm sơn không có máy pha màu, bạn có thể nhập đơn hàng ban đầu theo giá đặt hàng hoặc theo cơ cấu sản phẩm.
Thực hiện quy chế - quy trình
II. Mở cửa hàng sơn cần bao nhiêu vốn?
Để mở một đại lý sơn nước thì vốn chính là yếu tố quan trọng nhất. Lượng vốn này sẽ phụ thuộc vào tình hình kinh tế của chủ kinh doanh. Có thể nhiều hoặc ít tùy thuộc vào việc thuê địa điểm, nhập loại mặt hàng nào,... cụ thể như sau:
2.1. Vốn thuê mặt bằng
Vốn thuê mặt bằng cho cửa hàng sơn sẽ phụ thuộc vào địa điểm thuê mặt bằng. Cụ thể giống như các mặt hàng khác bạn nên chọn nơi mặt đường thông thoáng, đông người qua lại. Đặc biệt dễ tìm kiếm. Bên cạnh đó, yêu cầu không gian của một cửa hàng sơn thoáng, có kệ trưng bày sản phẩm thế nên mặt bằng thuê không được quá nhỏ.
Vốn thuê mặt bằng
Vốn thuê mặt bằng cho đại lý sơn sẽ rơi vào khoảng 5 đến 20 triệu/ đồng một tháng.
2.2. Vốn nhập hàng
Đây sẽ là chi phí bạn bỏ ra để thực hiện để nhập hàng từ nhà sản xuất. Không bao gồm chi phí phòng ngừa rủi ro, mặt bằng, duy trì hoạt động kinh doanh cửa hàng. Bên cạnh đó vốn nhập hàng này còn bao gồm cả vốn tồn đọng nhằm phòng ngừa những trường hợp khách không chịu thanh toán nợ, xử lý những trường hợp hàng hóa tồn kho.
Vốn nhập hàng
Vốn nhập hàng lần đầu sẽ rơi vào khoảng 50 triệu đồng trở lên.
2.3. Vốn thiết kế cửa hàng
Cửa hàng sơn chắc chắn phải yêu cầu không gian nội thất làm nổi bật lên tính chuyên nghiệp về việc tư vấn màu sơn. Bên cạnh đó bạn cần có những giá kệ và bảng giới thiệu màu cho khách hàng dễ dàng lựa chọn.
Vốn thiết kế cửa hàng
Vốn đầu tư cho việc thiết kế sẽ rơi vào khoảng 10 đến 20 triệu đối với cửa hàng quy mô nhỏ. Còn những cửa hàng lớn hơn thì chi phí sẽ phụ thuộc vào các kế hoạch tiếp thị và phong cách thiết kế.
Tham khảo >> Những ý tưởng thiết kế cửa hàng sơn siêu cuốn hút
2.4. Vốn đầu tư trang thiết bị
Để thuận lợi cho việc kinh doanh thì đầu tư trang thiết bị cực kỳ cần thiết cho cửa hàng sơn của bạn. Nhiều cửa hàng lựa chọn máy bán hàng máy quét mã vạch, máy in hóa đơn để thuận tiện hơn trong việc quản lý kinh doanh của mình. Để tiết kiệm chi phí, các chủ kinh doanh đại lý sơn tin tưởng sử dụng phần mềm quản lý bán hàng POS365. Bởi đây là phần mềm chuyên dụng giá trị sử dụng cao mà chi phí đầu tư hợp lý.
Vốn đầu tư trang thiết bị
Tham khảo thêm: Phần mềm quản lý chuỗi cửa hàng sơn tối ưu nhất có những gì?
2.5. Chi phí thuê nhân viên
Đối với những cửa hàng có quy mô lớn thì việc thuê nhân viên là bắt buộc. Chi phí cho mỗi nhân viên vào khoảng 5 đến 7 triệu đồng tùy thuộc vào vị trí và doanh thu.
Chi phí thuê nhân viên
2.6. Vốn dự phòng
Để duy trì hoạt động kinh doanh của cửa hàng sơn thì bạn cần phải chuẩn bị một khoản vốn khoảng 50 triệu đồng trở lên để phòng ngừa các rủi ro. Bên cạnh đó có thể đáp ứng được những chi phí phát sinh trong quá trình buôn bán, quản lý.
Vốn dự phòng
III. Kinh nghiệm mở cửa hàng sơn nước
Không phải cứ mở cửa hàng là có thể kinh doanh có lãi, mà việc này phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau. Sau đây chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn những kinh nghiệm được đúc kết từ nhiều chủ cửa hàng sơn.
3.1. Khảo sát thị trường
Khảo sát thị trường sẽ giúp bạn c nhận biết tại khu vực bạn muốn kinh doanh đã có cửa hàng kinh doanh sơn nước nào không? Họ chủ yếu kinh doanh loại mặt hàng nào? Họ bán với giá bao nhiêu? Nhu cầu sử dụng sơn của người tiêu dùng ra sao?
Khảo sát thị trường
Sau khi đã trả lời được những câu hỏi trên thì bạn mới có thể đưa ra những kế hoạch bán hàng đúng đắn. Từ đó nhanh chóng thu hồi vốn và tạo được tệp khách hàng trung thành.
3.2. Nhập hàng chất lượng
Độ uy tín chính là mấu chốt để khách hàng tìm tới cửa hàng của bạn. Vì thế, bạn tìm được nguồn hàng chất lượng, với giá ưu đãi tốt. Ở thị trường Việt Nam có rất nhiều các hãng sơn lớn nhỏ khác nhau. Thế nên khi nhập hàng, bạn cần lưu ý những điều sau:
-
Thương hiệu: Những hãng sơn có thương hiệu lớn sẽ là một lợi thế để giúp cửa hàng của bạn quảng cáo và tạo niềm tin cho người tiêu dùng. Nếu như bạn có số vốn nhỏ thì có thể trở thành đại lý của nhãn hiệu Dulux hoặc Mykolor.
-
Chất lượng: Bạn cần tiến hành đánh giá chất lượng thường xuyên. Nếu chưa có kinh nghiệm thì bạn cần sự trợ giúp của các chuyên gia.
-
Mức chiết khấu: Mức chiết khấu mỗi hãng sơn khác nhau và khá chênh lệch. Thế nên bạn cần cân nhắc để lựa chọn.
Nhập hàng chất lượng
3.3. Thực hiện bán hàng đa kênh
Hãy tận dụng mọi kênh bán hàng để tiếp cận được nhiều khách hàng nhất có thể. Ví dụ như mạng xã hội, Facebook, Zalo,... trên các sàn thương mại điện tử như tiki, lazada, shopee. Bên cạnh đó để chuyên nghiệp hơn, bạn hãy thiết kế một trang web bán hàng riêng cho cửa hàng của mình.
Thực hiện bán hàng đa kênh
3.4. Trưng bày sản phẩm ấn tượng
Để thu hút khách hàng, thì việc trưng bày sản phẩm sẽ giúp bạn làm được điều này một cách dễ dàng hơn. Hãy bắt đầu bằng việc phân loại sơn có cùng thương hiệu vào một khu và chia nhỏ thành các dòng sơn khác nhau.
Hãy bày những dòng sơn bán chạy ra ngoài kèm theo những mặt hàng đang có trong chương trình khuyến mãi. Mọi thứ trong cửa hàng cần được sắp xếp gọn gàng có khoa học, tiện lợi cho khách hàng lựa chọn.
>>> Xem thêm: 5 cách quản lý cửa hàng sơn hiệu quả và chuyên nghiệp nhất
3.5. Áp dụng chiết khấu và quà tặng
Người tiêu dùng rất thích nhận được ưu đãi. Thế nên cửa hàng của bạn nên có những chương trình khuyến mãi thường xuyên vào những dịp lễ Tết, tuần lễ vàng,... để kích thích mua hàng.
Áp dụng chiết khấu và quà tặng
3.6. Đầu tư giá kệ trưng bày sản phẩm
Bên cạnh đó bạn cần đầu tư hệ thống giá kệ là điều cần thiết. Tốt nhất bạn nên trang bị: Kệ siêu thị tôn lưới; Kệ tôn đục lỗ; Kệ tôn liền; Kệ sắt V lỗ đa năng,… Điều này giúp cho khách hàng dễ dàng quan sát, lựa chọn sản phẩm phù hợp với nhu cầu. Bên cạnh đó còn giúp cho cửa hàng trông chuyên nghiệp hơn.
Đầu tư giá kệ trưng bày sản phẩm
3.7. Sử dụng phần mềm quản lý bán hàng
Để quản lý hiệu quả việc kinh doanh cửa hàng sơn bạn phải sử dụng POS365, phần mềm quản lý bán hàng số 1 hiện nay. Phần mềm giúp cửa hàng của bạn hợp lý hóa quy trình bán hàng với một số tính năng nổi bật như:
Sử dụng phần mềm quản lý bán hàng
-
Quản lý kho: Hiện thị chính xác loại mặt hàng, số lượng và số lượng trong kho. Nắm bắt hàng hóa nhanh chóng, chi tiết.
-
Tương thích nhiều thiết bị: Chỉ với một tài khoản, các chủ cửa hàng có thể biết mọi hoạt động kinh doanh tại cửa hàng ở bất cứ đâu.
-
Thanh toán không tiền mặt: Tính tiền nhanh chóng, chính xác trong các trường hợp, khấu hao, khuyến mãi, cộng dồn,...
-
Thanh toán đa dạng: Tích thanh toán không tiền mặt qua banking, thẻ ngân hàng, mã QR,...
-
Tích điểm khách hàng: Lưu thông tin khách hàng, tích điểm sau mỗi lần mua hàng.
-
Báo cáo bán hàng: Tổng kết cuối ngày, Báo cáo trả hàng, Tình trạng công nợ, Báo cáo hoa hồng, Sổ quỹ thu & chi.
Để bắt đầu quản lý cửa hàng một cách hiệu quả hơn, hãy nhanh tay đăng ký tài khoản POS365 ngay tại đây:
Tổng kết
Việc mở cửa hàng bán sơn nước không phải một sớm một chiều. Chính vì thế bạn cần phải có kế hoạch cụ thể. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn có thêm kinh nghiệm vững chắc để bắt đầu kinh doanh mặt hàng này. Chúc các bạn thành công!