Máy in tem là thiết bị phổ biến, không thể thiếu đối với các nhà bán lẻ. Nó dễ sử dụng, chi phí rẻ và giúp các doanh nghiệp quản lý hàng hóa, tra cứu thông tin sản phẩm một cách nhanh chóng,...
Có hàng trăm các loại máy in nhãn khác nhau hiện nay. Vậy, làm thế nào để bạn lựa chọn loại máy in tem nhãn dán tốt nhất? Bài viết này sẽ giúp bạn có câu trả lời!
I. Máy in tem là gì?
Máy in tem (tên tiếng anh là Label Printer) còn được gọi là máy in mã vạch (Barcode Printer), máy in tem nhãn, máy in nhãn dán. Đây là thiết bị ngoại vi có thể kết nối với máy tính, máy bán hàng nhằm in thông tin và mã vạch lên bề mặt của tem nhãn theo nhu cầu người dùng.
II. Lợi ích của máy in mã vạch
Hiện nay, các loại máy in đã trở nên phổ biến, được dùng trong cả những cửa hàng bán lẻ và các doanh nghiệp lớn. Vậy, tại sao nó lại được sử dụng phổ biến như vậy, hãy xem những lợi ích mà các loại máy in tem nhãn mang lại.
Quản lý hàng tồn kho
Máy in nhãn dán giúp các doanh nghiệp nhỏ dễ dàng theo dõi kho hàng và truy cập thông tin sản phẩm. Với việc quét mã vạch, bạn sẽ có thể truy cập thông tin sản phẩm có liên quan như:
-
số lượng hàng
-
giá tiền
-
kích thước
-
màu sắc và các biến số khác.
Nếu sử dụng những loại tem nhãn có thể ảnh hưởng kém đến trải nghiệm khách hàng và thậm chí liên quan đến lợi nhuận của bạn.
Ví dụ: Nếu địa chỉ trên nhãn vận chuyển không được in chính xác hoặc không rõ ràng, bạn có thể gặp sự cố trong quá trình xử lý đơn đặt hàng của mình. Kết quả cuối cùng là hàng hóa của khách hàng có thể không được vận chuyển và giao hàng, dẫn đến sự chậm trễ và khiếu nại của khách hàng.
Máy in tem giúp quản lý hàng tồn kho hiệu quả
Chuyên nghiệp hơn so với nhãn dán thủ công
Nhiều cửa hàng bán lẻ vẫn thực hiện kinh doanh với cách làm thủ công. Điều này có thể phù hợp với những công ty nhỏ mới bắt đầu kinh doanh, nhưng nó sẽ mất nhiều thời gian khi doanh nghiệp của bạn bắt đầu mở rộng quy mô.
Đối với các quán cafe, trà chanh, nếu bạn dán tem nhãn bằng tay, điều này trông kém chuyên nghiệp hơn rất nhiều.
Máy in tem nhãn dán cho quán trà sữa, quán trà chanh
Tìm kiếm hàng hóa nhanh chóng
Bạn có thích có một kho chứa hàng có tổ chức hay dành hàng giờ đồng hồ để tìm kiếm các mặt hàng?
Việc sử dụng các loại tem nhãn giúp bạn phân chia các sản phẩm trong kho hàng của mình theo một hệ thống. Từ đó, việc kiểm soát hàng hóa cũng trở nên hiệu quả hơn và tiết kiệm thời gian. Đặc biệt là khi doanh nghiệp nhỏ của bạn bắt đầu mở rộng và số lượng Đơn vị lưu giữ hàng hóa (SKU) của bạn bắt đầu tăng lên.
Tem nhãn giúp bạn tìm kiếm hàng hóa nhanh chóng
III. Các loại máy in tem nhãn phổ biến hiện nay
Có nhiều loại máy in mã vạch, chúng khác nhau về cơ bản là chế độ phun mực, laser, nhiệt, ma trận điểm. Trong đó, máy in phun và tia laser có tác dụng tạo ra những loại mã vạch có chất lượng trung bình - khá, chi phí cao. Máy in nhiệt lại là dòng máy được sử dụng phổ biến hiện nay, với ưu điểm cho chất lượng in cao, chi phí thấp và thân thiện với môi trường.
Đối với máy in dạng nhiệt được chia làm 2 loại:
-
In nhiệt trực tiếp: Các loại nhãn này được làm với vật liệu khi qua xử lý hóa học sẽ bị đen lại khi tác động nhiệt qua phần đầu in nhiệt. Những máy in tem bằng nhiệt này không sử dụng mực in hay bột mực. Hầu hết các nhãn in nhiệt có tuổi thọ cao. Tuy nhiên, chúng không phù hợp với môi trường tiếp xúc với nhiệt, ánh sáng mặt trời trực tiếp trong thời gian dài hoặc mài mòn vì vật liệu sẽ tối đi, làm cho văn bản không đọc được hoặc mã vạch không hợp lệ. Do đó, hãy nhớ rằng in nhiệt trực tiếp không phải là lựa chọn tốt nhất cho các sản phẩm và ứng dụng có tuổi thọ cao.
-
In truyền nhiệt: Khác với in trực tiếp, những loại nhãn này sử dụng đầu in nhiệt và tác động nhiệt lên mực in mã vạch khiến tan chảy mực trên bề mặt của nhãn dán. Về đặc điểm, các loại nhãn này được in với chất lượng tuyệt vời, có thể in màu sắc, đồ họa, logo, decal,...
Đối với những quán cafe, đa phần sử dụng các loại máy in tem dạng in nhiệt trực tiếp. Được sử dụng để in thông tin của đồ uống và dán vào những loại cốc giấy, cốc nhựa hay đồ đựng mang đi.
IV. Cách chọn máy in tem dán phù hợp với doanh nghiệp
Có tất cả các loại máy in tem nhãn khác nhau về kích thước, chi phí và tốc độ in, hãy xem xét các tính năng phù hợp cho doanh nghiệp nhỏ của mình:
4.1. Giá bán
Chi phí là yếu tố tiếp theo mà bạn nên xem xét, nhưng đừng chỉ tập trung vào chi phí của chính máy in tem nhãn dán. Bạn xem xét chi phí của vật tư tiêu hao như hộp mực nếu có, đầu in, băng nhãn, nhãn dán, cuộn giấy dán,.... Nhiều trường hợp khi mua máy in giá rẻ, chi phí mua vật tư tiêu hao lại tốn quá nhiều.
Giá bán máy in tem
4.2. Tốc độ in
Tốc độ in của nhà sản xuất có thể ảnh hưởng đến công việc kinh doanh của bạn. Đặc biệt nếu khối lượng in của bạn quá nhiều và thường phải hoạt động trong những khung giờ đông khách trong ngày.
Lựa chọn máy in tem có thể tạo ra nhiều nhãn dán hơn với tốc độ nhanh hơn chắc chắn sẽ tối ưu cho các quy trình kinh doanh của bạn. Số lượng nhãn mỗi phút trên giây là thông số kỹ thuật mà bạn phải xem xét khi lựa chọn.
4.3. Khối lượng in
Tương tự, khối lượng in của máy có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của bạn. Nếu bạn cần in một khối lượng lớn nhãn, một máy in tem nhãn hiệu quả hơn thường có chức năng tự động cắt. Điều này giúp bạn tiết kiệm thời gian thay đổi liên tục hộp mực hoặc cuộn giấy in tem.
Lựa chọn với khối lượng in phù hợp với quy mô doanh nghiệp
4.4. Chất lượng in
Bạn cần tem in có chất lượng cao hay chỉ cần chất lượng trên trung bình là đủ? Bạn có cần nhãn dán của mình không bị nhòe và chống phai màu không?
Đây là một số câu hỏi cần suy ngẫm, đặc biệt là vì chất lượng in thường tương quan với giá tiền của nó. Nếu độ phân giải là quan trọng đối với bạn, bạn có thể muốn tìm một máy in nhãn cung cấp có dpi cao hơn (điểm trên mỗi inch).
4.5. Tính di động
Một yếu tố khác cần xem xét là tính di động của máy in tem nhãn. Bạn có cần phải thường xuyên mang máy đem theo di chuyển không? Những chiếc máy in mini nhỏ gọn có thể phù hợp nếu bạn muốn thực hiện thanh toán tại quầy của khách.
Nhưng những loại máy in bluetooth này thường bị hỏng, có tuổi thọ không cao. Hiện nay, mọi người thường lựa chọn những chiếc máy bán hàng cầm tay thông minh, chẳng hạn như máy Sunmi V1S. Nó tích hợp máy in và phần mềm trên cùng 1 thiết bị. Ngoài việc sử dụng in, bạn có thể order trên máy, thực hiện kiểm soát hàng tồn kho, xem báo cáo bán hàng,....
4.6. Khả năng chống nước
Khi bạn sử dụng trong bếp, bạn sẽ cần những loại máy in tem nhãn có tác dụng chống nước. Nó giúp bạn thực hiện hoạt động in trong những không gian dễ bị nước hay các tác động từ nước bắn vào.
4.7. Tính linh hoạt
Tính linh hoạt của máy in nhãn cung cấp cho bạn nhiều cách để gửi lệnh in từ máy tính PC, thiết bị điện thoại di động,....
Hầu hết các máy in nhãn có thể được kết nối với máy tính qua cổng USB. Các mẫu cao cấp hơn khác có thể đi kèm với kết nối Wifi hoặc Bluetooth.
V. Top 5 máy in tem phổ biến nhất hiện nay
Trước rất nhiều lựa chọn trên thị trường, dưới đây là 5 lựa chọn về các loại máy in tem được sử dụng nhiều nhất hiện nay.
5.1. Máy in tem mã, mã vạch Xprinter XP-350BM
Một trong số những dòng máy được lựa chọn nhiều nhất hiện nay. Về thiết kế, máy in Xprinter khá gọn nhẹ, đẹp mắt, thích hợp với các cửa hàng thời trang, cửa hàng tạp hóa, bán lẻ, quán cafe, quán trà sữa, nhà hàng,.... Sản phẩm có phần đựng cuộn giấy in tem nhãn. Sau khi được in ra có thể bóc lớp dính và dán lên sản phẩm.
Máy sử dụng công nghệ in nhiệt, tiết kiệm chi phí không phải mua mực in. Nó cũng có thể cài đặt in thông qua bluetooth hay dây USB, mạng LAN. Tốc độ in cực nhanh, 152mm/giây, độ phân giải 203dpi.
Thông số kỹ thuật:
-
In nhiệt trực tiếp.
-
Kết nối USB 2.0, Ethernet Lan
-
Độ phần giải 203 DPI.
-
Khả năng in : 400-620 tem/phút.
-
Tốc độ in nhanh chóng: 127 mm/s.
-
Máy đa chức năng: in tem mã vạch, tem trà sữa, trà chanh,…
-
Khả năng tự căn chỉnh giấy.
-
Bảo hành 12 tháng.
Máy được bán chính hãng tại POS365 - Công ty phần mềm quản lý bán hàng hàng đầu Việt nam. POS365 hỗ trợ khách hàng kết nối, in và lắp đặt từ xa một cách nhanh chóng. Ngoài ra, bạn cũng có thể mua những combo phần mềm bán hàng, máy bán hàng cầm tay và máy in giúp tiết kiệm chi phí đầu tư kinh doanh.
Xem thêm: Máy in tem Xprinter XP có tốt không, giá bao tiền?
Máy in tem Xprinter XP - 350BM chính hàng bán tại POS365
5.2. Máy in tem nhãn Godex EZ1100 Plus
Với thiết kế thông minh, Godex EZ1100 Plus là máy in sử dụng công nghệ cảm biến kép. Bạn có thể in trên nhiều thiết bị khác nhau, như tem vạch thông thường, tem đục lỗ,... mà vẫn đảm bảo độ sắc nét. Tốc độ in 127mm/s, ngoài in trên giấy thì máy in tem Godex EZ1100 Plus có thể in trên những chất liệu khác như vàng, vải,...
Đặc điểm:
-
Chế độ in: Truyền nhiệt / sử dụng kép
-
Độ phân giải: 203dpi (8 chấm/mm)
-
Hỗ trợ ruy băng carbon dài 300M
-
CPU 32 bit, Flash 4M tích hợp, SDRAM 8M
-
Được cung cấp với phần mềm chỉnh sửa nhãn với chức năng liên kết cơ sở dữ liệu
-
Được trang bị giao diện truyền USB, song song và nối tiếp
-
Có thể kết hợp với máy cắt, máy bóc giấy tự động, giá đỡ cuộn giấy bên ngoài.
Máy in tem nhãn Godex EZ1100 Plus
5.3. Máy in mã vạch Zebra GT800
Tốc độ in 127mm/giây. Máy Zebra sử dụng chế độ in truyền nhiệt gián tiếp. Chiều dài in của máy là 990mm. Do đó, nó có thể in được nhiều các thông tin khác nhau trong cùng một tờ dãn mã vạch.
Thông số kỹ thuật:
-
Là loại máy để bàn. In truyền nhiệt gián tiếp
-
Độ phân giải: 203 dpi/ 8 dots per mm
-
Tốc độ in tối đa: 5 inches/giây (127mm)
-
Bề rộng nhãn tối đa có thể in: 110 mm
-
Sản phẩm sử dụng loại giấy tiêu chuẩn : Giấy decal khổ 3 tem/hàng - 3.5cm*2.2cm 50m (GIAY047). Các cỡ giấy và chất liệu giấy khác (PVC, Xi Bạc) vui lòng liên hệ đặt hàng.
Máy in mã vạch Zebra GT800
5.4. Máy in nhãn dán Antech BTP-2300E
Máy in tem nhãn Antech BTP-2300E có độ phân giải cao lên đến 300 dpi, tốc độ in từ 100-125mm/giây. Nó được sử dụng nhiều trong những cửa hàng bán lẻ, siêu thị.
Thông số kỹ thuật:
-
Loại máy in: Máy in mã vạch
-
Tốc độ in: 100mm/s ( max )
-
Độ phân giải: 300 dpi
-
Bộ nhớ: 64Mb flash, 64Mb Sdram
-
Kết nối: USB + RS-232 + LPT
Máy in nhãn dán Antech BTP-2300E
5.5. Máy in tem TSC TE 200
Thiết kế vuông vức, máy TSC TE200 được làm từ chất liệu nhựa cao cấp, do đó có thể chống chịu được những tác động va đập mạnh. Tốc độ in 102mm/giây, in ấn đa dạng từ decal đến ribbon.
Thông số kỹ thuật:
-
Tốc độ in: 6 IPS. Độ phân giải: 203 dpi"
-
Bề rộng in được: 108 mm (4.25”)
-
Bộ nhớ: 16 MBDRAM, 8 MB FLASH
-
Giao tiếp: USB
Máy in tem TSC TE 200
Tổng kết:
Có rất nhiều những lựa chọn khác trên thị trường. Tuy nhiên, hãy lựa chọn những máy in tem chính hãng, phù hợp nhất với nhu cầu của doanh nghiệp bạn. Với những thông tin hữu ích trên, mong rằng các bạn sẽ đưa ra quyết định mua máy in tem tốt nhất.