Để có thể tồn tại cũng như phát triển để tìm ra định hướng kinh doanh cho doanh nghiệp thì bạn phải lên một kế hoạch kinh doanh cụ thể. Kế hoạch này sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng nắm bắt được tình hình thực tế và lên kế hoạch cụ thể cho định hướng tương lai. Dưới đây là mẫu kế hoạch kinh doanh bán lẻ mới nhất và các bước xây dựng kế hoạch chi tiết nhất.
I. Tại sao bạn nên cần đến mẫu kế hoạch kinh doanh bán lẻ?
Mẫu kế hoạch kinh doanh bán lẻ là công cụ hữu ích để xây dựng và quản lý một doanh nghiệp bán lẻ thành công. Dưới đây là một số lý do tại sao bạn nên sử dụng mẫu kế hoạch kinh doanh bán lẻ:
Tại sao bạn nên cần đến mẫu kế hoạch kinh doanh bán lẻ?
-
Hướng dẫn chi tiết: Mẫu kế hoạch này sẽ cung cấp cho bạn một bản mô tả chi tiết về mục tiêu, mô hình kinh doanh, sản phẩm và dịch vụ, khách hàng mục tiêu và cách tiếp cận thị trường.
-
Đánh giá tài chính: Nó còn giúp bạn xác định và đánh giá tình hình tài chính, bao gồm chi phí khởi nghiệp, dự báo doanh thu và lợi nhuận, tiền mặt và nguồn vốn cần thiết.
-
Xác định thị trường: Kế hoạch kinh doanh bán lẻ giúp bạn nghiên cứu và phân tích thị trường để xác định mục tiêu khách hàng, cạnh tranh và các cơ hội kinh doanh. Điều này giúp bạn tạo ra chiến lược tiếp thị hiệu quả.
-
Quản lý rủi ro: Mẫu kế hoạch kinh doanh bán lẻ sẽ hỗ trợ bạn trong việc xác định rủi ro kinh doanh có thể phát sinh và tìm cách giảm thiểu chúng. Bạn cũng có thể sử dụng kế hoạch này để đánh giá khả năng ứng phó với các tình huống khó khăn.
-
Thuyết phục nhà đầu tư: Nếu bạn đang tìm kiếm vốn đầu tư hoặc đối tác kinh doanh, mẫu kế hoạch này giúp bạn tạo ra một bản thuyết trình sáng tạo và thuyết phục.
-
Định hình chiến lược: Tạo một kế hoạch kinh doanh bán lẻ rõ ràng và cụ thể giúp bạn định hình chiến lược kinh doanh và mục tiêu dài hạn.
-
Mẫu kế hoạch kinh doanh bán lẻ giúp bạn tổ chức ý tưởng và kế hoạch thành một bản vẽ rõ ràng và thực tế để điều hành doanh nghiệp một cách hiệu quả.
>> Xem thêm: Mô hình kinh doanh bán lẻ là gì? Các mô hình bán lẻ phổ biến
II. 2 mẫu kế hoạch kinh doanh bán lẻ phổ biến
Sau đây sẽ là các mẫu kế hoạch cơ bản mà bạn có thể tham khảo nếu đang không biết bắt đầu tạo bảng kế hoạch từ đâu:
Mẫu kế hoạch kinh doanh chung dành cho mọi lĩnh vực
Mẫu kế hoạch kinh doanh chung dành cho mọi lĩnh vực
Mẫu kế hoạch kinh doanh dành riêng cho quán ăn, quán cafe
Mẫu kế hoạch kinh doanh dành riêng cho quán ăn, quán cafe
Mẫu kế hoạch kinh doanh bán lẻ trên Excel
Mẫu kế hoạch kinh doanh bán lẻ trên Excel
>> Xem thêm: Cách lập kế hoạch kinh doanh chi tiết nhất 2023
III. Một số mẫu kế hoạch căn bản
Bên cạnh 2 mẫu báo cáo cơ bản trên bạn có thể tham khảo thêm một số mẫu kế hoạch phổ biến chắc chắn sẽ hữu ích cho quá trình kinh doanh bán lẻ của bạn.
Biểu mẫu xây dựng kế hoạch kinh doanh
Mẫu kế hoạch kinh doanh marketing plan
Mẫu timeline marketing
Mẫu dữ liệu sản phẩm
IV. Các quy tắc xây dựng kế hoạch kinh doanh bán lẻ
Để có thể xây dựng được một bản kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh thì bạn cần lưu ý một số quy tắc sau đây.
4.1 Cần ngắn gọn và súc tích
Nếu bạn kế hoạch của bạn quá lan man dài dòng sẽ chỉ khiến người đọc không thể chọn lọc được hết thông tin thậm chí bỏ dở giữa chừng vì quá nhàm chán. Mục đích của bản kế hoạch là quản lý dự án hiệu quả cũng như phát triển doanh nghiệp trong thời gian dài. Đồng thời nó cần được điều chỉnh cũng như bổ sung liên tục. Vậy nên quy tắc đầu tiên của mẫu kế hoạch kinh doanh bán lẻ chính là ngắn gọn nhưng vẫn đảm bảo đủ ý nghĩa.
Các quy tắc xây dựng kế hoạch kinh doanh bán lẻ
4.2 Phù hợp với người đọc
Không phải ai cũng có thể hiểu hết được những thuật ngữ quá chuyên môn trong bản cáo cáo. Vậy nên trước khi bắt tay vào xây dựng kế hoạch kinh doanh bạn cần sự tính trước nó sẽ được gửi đến ai và sử dụng ngôn ngữ phù hợp cũng như dễ hiểu nhất. Không chỉ thế nếu không thể tránh được những từ ngữ chuyên ngành thì bạn cần có phần giải thích rõ ràng đối với các danh từ riêng.
4.3 Đừng quá sợ hãi khi lập kế hoạch kinh doanh
Không phải chuyên gia kinh doanh với bằng cấp cao mà chỉ tích lũy kiến thức, kinh nghiệm và hình thành thói quen tốt trong quá trình làm việc. Vậy nên đừng quá lo lắng khi chưa thể lập một kế hoạch kinh doanh hoàn hảo.
Trong trường hợp bạn đã trang bị đủ kiến thức về lĩnh vực kinh doanh cũng như đam mê với nó thì việc viết ra một kế hoạch kinh doanh sẽ không khó khăn như bạn nghĩ. Trên thực tế bạn sẽ có thể bắt đầu với bản kế hoạch kinh doanh đơn giản sau đó tiến hành triển khai sau.
>> Xem thêm: 10 Chiến lược kinh doanh bán lẻ đột phá năm 2023
V. Các bước xây dựng mẫu kế hoạch kinh doanh bán lẻ
Sau đây POS365 sẽ hướng dẫn bạn các bước để thiết kế một kế hoạch kinh doanh bán lẻ hoàn chỉnh và có thể phù hợp với bất cứ lĩnh vực nào.
5.1 Nghiên cứu thị trường bán lẻ
Nhằm tăng doanh số bán hàng chắc chắn việc nguyên cứu thị trường để có các dữ liệu chuyên sâu là không thể thiếu. Ngoài ra bạn cũng cần phân tích đối thủ cạnh tranh và theo dõi các xu hướng bán lẻ sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan nhất về ngành mà bạn đang kinh doanh từ đó xây dựng một lợi thế cạnh tranh so với các cửa hàng khác bằng cách phục vụ tốt hơn nhu cầu của khách hàng.
Nghiên cứu thị trường bán lẻ
5.2 Lựa chọn hàng hóa thích hợp
Chắc chắn việc sở hữu những sản phẩm có chất lượng tốt để khách hàng cảm thấy rằng những sản phẩm đó là hoàn toàn xứng đáng với giá tiền mà họ bỏ ra. Trường hợp bạn có đủ khả năng xây dựng danh mục sản phẩm khác với đối thủ cạnh tranh chính của bạn. Chẳng hạn như: Nếu bạn bán quần áo, bạn cần đảm bảo bán đủ size. Điều quan trọng hơn cả là bạn muốn định vị cửa hàng của mình trở thành một cửa hàng khác biệt với các cửa hàng cùng loại.
5.3 Tìm nguồn hàng, nhà cung cấp chất lượng
Nhà cung cấp chính là mắt xích vô cùng quan trọng liên quan trực tiếp đến các giai đoạn sau như: giá bán sản phẩm, lượng hàng nhập về đáp ứng đủ khả năng tiêu thụ của cửa hàng… Do đó nguồn cung cấp hàng hoá là yếu tố đặc biệt quan trọng tạo nên sự thành công của cửa hàng.
Khi đã chọn được nguồn hàng chất lượng việc tiếp theo là bạn quan tâm đến giá cả của mặt hàng cung cấp, chất lượng hàng hoá, thời gian giao hàng… từ đó sẽ không ảnh hưởng đến doanh thu của doanh nghiệp. Bên cạnh đó bạn cũng nên xem xét số lượng hàng hoá vừa đủ để nhận được giá chiết khấu hợp lý nhất.
5.4 Chuẩn bị các chi phí cần thiết để mở cửa hàng bán lẻ
Một số chi phí phổ biến sẽ bao gồm:
-
Thuê mặt bằng bán lẻ: Địa điểm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu bán hàng nên lựa chọn cửa hàng ở những nơi đông người và gần các đường lớn và thông thoáng
-
Trang bị các thiết bị hỗ trợ bán hàng chuyên nghiệp chẳng hạn như máy tính, phần mềm quản lý bán hàng, máy in hoá đơn…
-
Các chi phí Marketing quảng cáo
Chuẩn bị các chi phí cần thiết để mở cửa hàng bán lẻ
5.5 Lên kế hoạch kinh doanh tạo mặt bằng ấn tượng cho cửa hàng
Sự phát triển chóng mặt của thương mại điện tử đã khiến các cửa hàng truyền thống phải tăng sức hấp dẫn về trải nghiệm của họ. Dù nhiều chủ doanh nghiệp nhỏ chủ quan bỏ qua khía cạnh quan trọng này trong hoạt động tiếp thị bán lẻ cho họ nhưng cách duy nhất để bạn có thể thu hút khách hàng qua trải nghiệm sản phẩm chính là tối ưu hóa thiết kế mặt bằng của cửa hàng.
5.6 Đào tạo nhân sự bán hàng
Việc đào tạo nhân viên chắc chắn có thể tạo ra sự khác biệt giữa bạn và đối thủ cạnh tranh. Bạn nên có những buổi đào tạo và hội nghị để trang bị cho nhân viên của mình những kiến thức tốt nhất về sản phẩm cũng như thái độ đúng mực với khách hàng.
5.7 Xây dựng chính sách cho cửa hàng
Thời gian phù hợp nhất để xây dựng các chính sách quy định cho doanh nghiệp chính là trong giai đoạn lập kế hoạch mở cửa hàng. Việc xây dựng các hướng dẫn và quy định cho cửa hàng sẽ dựa trên những dự đoán về tương lai chẳng hạn như những tình huống xảy ra trong quá trình bán hàng hay trong mối quan hệ nhân viên với nhau hoặc giữa nhân viên và khách hàng.
Các chính sách sẽ giúp cửa hàng của bạn bám sát các quy tắc cũ ngay từ đầu và hạn chế những sai lầm đáng tiếc trong giao dịch với khách hàng.
Bài viết trên đây chúng tôi đã chia sẻ với bạn những mẫu kế hoạch kinh doanh bán lẻ phổ biến nhất năm 2023 và các bước xây dựng một kế hoạch hoàn chỉnh.