Hàng tạp hóa là nơi cung cấp đa dạng các dòng sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hằng ngày của dân cư xung quanh. Để chuẩn bị cho việc kinh doanh hàng tạp hóa thì việc lựa chọn sản phẩm kinh doanh là điều cực kỳ quan trọng. Vậy hàng tạp hóa gồm những gì? Những mặt hàng nào thì bán chạy? Bạn hãy cùng POS365 tìm hiểu ngay dưới đây nhé!
I. Các nhóm hàng tạp hóa bán chạy nhất hiện nay
Hiện nay mô hình kinh doanh quán tạp hóa đang rất phổ biến, bạn có thể dễ dàng tìm được một cửa hàng tạp hóa nào đó ở bất kỳ nơi đâu, thậm chí trên một tuyến đường có tới 3-4 cửa hàng tạp hóa. Để cạnh tranh được với các quán tạp hóa xung quanh thì bạn phải lên kế hoạch nhập nhàng phù hợp với nhu cầu của người dùng. Đây là các nhóm hàng tạp hóa bán chạy mà bạn nên tham khảo:
1. Nhóm hàng thực phẩm
Hàng tạp hóa bao gồm những gì? Thực phẩm đứng vị trí đầu bảng trong list các nhóm hàng bán chạy nhất tại cửa hàng tạp hóa. Thực phẩm rất đa dạng, tuy nhiên nó được chia thành các loại phổ biến:
- Đồ ăn nhanh, ăn vặt:
Các sản phẩm đồ ăn nhanh như bim bim, bánh, kẹo, mì tôm, xúc xích... thường có lượng tiêu thụ cao mỗi ngày. Khi mới đầu kinh doanh, bạn có thể nhập hàng của những thương hiệu phổ thông được nhiều người dùng ưa thích. Sau đó mở rộng với các thương hiệu mới chất lượng để đa dạng hóa sản phẩm.
- Các loại hoa quả, trái cây tươi:
Hoa quả, trái cây tươi thường có hạn sử dụng ngắn ngày nên bạn hãy chọn lọc những loại hoa quả phù hợp với mức thu nhập và nhu cầu của người dân xung quanh. Tránh trường hợp mua quá nhiều nhưng hàng bán chậm phải bỏ đi.
Hoa quả, trái cây tươi
- Thực phẩm khô:
Các loại thực phẩm khô như cá khô, mực khô, mộc nhĩ, miến, nguyên liệu khô (hành, tỏi…) cũng là nhu yếu phẩm cho khách hàng. Tuy nhiên, đối với những sản phẩm này bạn phải thường xuyên khảo sát chất lượng sản phẩm vì có thể sẽ dễ bị lên men, nấm mốc.
- Đồ uống giải khát:
Đây là mặt hàng có nhiều chủng loại, thương hiệu và nhóm hàng khác nhau như: Bia rượu, nước ngọt, sữa, các loại trà, cafe… bán rất chạy quanh năm, đặc biệt là mùa hè. Khách hàng tiêu thủ những dòng sản phẩm này khá thích dùng lạnh nên ngoài việc trưng bày sản phẩm trên kệ thì bạn có thể để một ít vào tủ mát nhằm đáp ứng nhu cầu người dùng.
Đồ uống giải khát
- Thực phẩm đông lạnh:
Thực phẩm đông lạnh thường không có nhiều chất dinh dưỡng như thực phẩm tươi sống. Hãy dựa vào vị trí cửa hàng và thói quen ăn uống của người dân xung quanh để quyết định xem có kinh doanh mặt hàng này không bạn nhé. Nếu khu vực của bạn không có chợ, quán tạp hóa đặt ở các khu chung cư thì đây sẽ là nhóm thực phẩm bán chạy. Tuy nhiên hãy tìm nguồn hàng chất lượng, đừng ham rẻ và bảo quản tốt, nhập hàng với số lượng vừa đủ tránh gây lãng phí.
Thực phẩm đông lạnh
- Sữa chua, kem, sữa chua uống:
Những sản phẩm này không chỉ là sở thích của trẻ nhỏ mà còn được mọi người ưa chuộng vì rất tốt cho hệ tiêu hóa. Các ngành hàng này không mang lại lượng doanh thu lớn nhưng nếu đáp ứng được thì chỉ số hài lòng của khách hàng khi mua sắm tại cửa hàng của bạn sẽ tăng cao. Giúp giữ chân, thu hút khách hàng quay lại trong lần tiếp theo.
- Các loại ngũ cốc, bánh mì, gạo, bột:
+ Gạo: Cơm là thực phẩm không thể thiếu đối với mỗi bữa ăn gia đình. Bạn có thể bán những loại gạo được nhiều người sử dụng hiện nay. Đừng thiếu gạo, bạn sẽ thiếu nguồn thực phẩm chiếm phần lớn lượng thức ăn hàng ngày đấy.
+ Bánh mì: Được sử dụng hàng ngày, chúng có thể dùng trong những bữa ăn nhanh, khi bạn đói. Tuy nhiên, bánh mì thường có thời gian sử dụng ngắn, vì vậy, bạn nên cân nhắc mua với số lượng vừa đủ đối với bánh mì tươi nhé.
+ Các loại bột: Món đồ không thể thiếu được sử dụng để làm nước sốt, lăn thực phẩm tạo độ giòn khi chiên.
+ Ngũ cốc ăn sáng: Hãy tránh những loại có nhiều đường và chọn loại có nhiều chất xơ, vì điều này giúp khách hàng no được lâu hơn. Các loại bột yến mạch, cháo yến mạch là ví dụ hay ho mà bạn có thể áp dụng.
2. Gia vị chế biến:
+ Dầu ăn, bột canh, muối, đường…: Bạn sẽ cần những thứ này để nấu hầu hết mọi thứ. Riêng đối với dầu ăn, hãy chọn dầu ô liu, dầu từ các loại hạt hoặc các loại dầu khác chứa đầy omega 3.
+ Bơ: Nếu làm bánh sandwich bạn sẽ không thể thiếu bơ để phết lên những lát bánh mì. Nó cũng được sử dụng nhiều với những món ăn rán, chiên, chế biến, đồ nướng.
Gia vị chế biến
3. Chất tẩy rửa, làm sạch:
+ Dầu gội, dầu xả, sữa tắm, nước rửa tay: Đây là những mặt hàng cần có trong cửa hàng tạp hóa của bạn. Khi mua những mặt hàng này ở hàng tạp hóa, khách thường lựa chọn các sản phẩm phổ thông chứ không cần quá cao cấp. Tuy nhiên nếu nguồn vốn nhiều, bạn có thể bày bán thêm các dòng sản phẩm thiên nhiên bởi hiện nay người dùng rất ưa chuộng các sản phẩm này.
+ Nước rửa bát, bột giặt, nước lau sàn…: Là những sản phẩm cơ bản bắt buộc phải có trong cửa hàng tạp hóa. Nếu bạn không bán những sản phẩm này khách hàng sẽ có suy nghĩ cửa hàng của bạn ít đồ, không đáp ứng được nhu cầu của họ.
+ Tã bỉm, khăn giấy: Mặt hàng tã bỉm, khăn giấy luôn được người dùng quan tâm, mang lại doanh thu cao cho cửa hàng. Cùng với các loại chất tẩy rửa, làm sạch thì bạn nên khảo sát thói quen mua sắm của mọi người xung quanh khu bạn kinh doanh để nhập các sản phẩm phù hợp.
+ Đồ gia dụng: Các sản phẩm đồ gia dụng như găng tay, móc treo quần áo, cọ xong nồi, chổi, khăn lau bếp… cũng rất phổ biến ở các cửa hàng tạp hóa bởi những sản phẩm này thường xuyên bị hư hỏng sau một thời gian sử dụng. Đồ gia dụng nên nhập những sản phẩm có giá thành rẻ để dễ bán hơn.
Chất tẩy rửa
4. Đồ dùng sinh hoạt cá nhân:
Bao gồm bàn chải đánh răng, khăn mặt, dao cạo râu… Loại mặt hàng này có nhu cầu sử dụng rất cao nhưng giá thành thấp, vì thế bạn cũng nên dành một góc của cửa hàng để bày bán nó.
II. Những lưu ý khi kinh doanh các mặt hàng tạp hóa
Sau khi tìm hiểu được hàng tạp hóa gồm những mặt hàng gì? Bạn đừng vội đi mua ngay mà hãy lưu ý những vấn đề sau:
1. Số lượng của các mặt hàng
Muốn thu hút được khách hàng thì bạn phải đầu tư cho cửa hàng tạp hóa đa dạng các dòng sản phẩm nhất có thể. Tuy nhiên để tránh bị tồn đọng vốn, bạn cần nắm chắc nhu cầu của khách hàng để lựa chọn những sản phẩm phù hợp. Hãy cân bằng số lượng sản phẩm nhập vào để tránh trường hợp sản phẩm bán kém bị tồn hàng nhiều còn sản phẩm bán chạy thì không có hàng bán.
Ngoài những thực phẩm chính không thể thiếu đối với cửa hàng tạp hóa. Bạn hoàn toàn có thể thêm nhiều loại sản phẩm khác xung quanh để tạo sự đa dạng, phong phú. Hơn nữa, với lượng khách hàng thường xuyên, bạn có thể tìm kiếm và bổ sung những loại sản phẩm mà khách hàng đang có nhu cầu. Từ đó hoàn thiện được danh sách hàng tạp hóa gồm những gì của riêng bạn.
Số lượng các mặt hàng
2. Chất lượng của các mặt hàng
Các sản phẩm phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, bao bì đẹp mắt. Bạn có thể nhập hàng từ các đại lý lớn hoặc cơ sở chuyên sỉ lẻ các mặt hàng tạp hóa uy tín để đảm bảo chất lượng và được hưởng chính sách giá phù hợp.
3. Hạn sử dụng của sản phẩm
Các sản phẩm đồ ăn nhanh hay đông lạnh thường có hạn sử dụng ngắn nên bạn cần lưu ý. Bán những sản phẩm hết hạn sử dụng không chỉ ảnh hưởng đến uy tín cửa hàng mà còn tác động xấu đến sức khỏe của người tiêu dùng. Vì thế bạn hãy chú ý đến hạn sử dụng của các sản phẩm khi nhập hàng và thường xuyên kiểm tra lại.
Check hạn sử dụng sản phẩm
4. Sử dụng phần mềm bán hàng để quản lý hàng hóa
Hãy sử dụng phần mềm quản lý bán hàng để có thể quản lý và thực hiện những thao tác bán hàng. POS365 là phần mềm quản lý bán hàng tốt nhất hiện nay, giúp bạn nhanh chóng quản lý hàng tồn kho, thuận tiện trong việc làm báo cáo doanh số hàng ngày. POS365 tích hợp với những loại máy bán hàng, máy in, máy quét mã vạch… mang lại sự tiện lợi trong bán hàng, quản lý.
Tham khảo thêm: Mở cửa hàng tạp hóa cần bao nhiêu vốn là đủ?
Với danh sách các sản phẩm để trả lời cho câu hỏi hàng tạp hóa gồm những gì ở trên, bạn hoàn toàn có thể tự tin và bắt đầu cho mô hình kinh doanh của mình đúng không nào. Hy vọng bài viết này hữu ích với bạn, chúc bạn thành công!