Nhu cầu làm đẹp của người dân ngày càng cao và nhận biết được điều đó nên có không ít salon tóc ra đời. Các salon tóc mọc lên như nấm sau mưa nên sức cạnh tranh ngày càng quyết liệt hơn. Để thu hút thật nhiều khách hàng các chủ kinh doanh cần nắm bắt chiến lược marketing ngành tóc toàn diện, đánh bại mọi đối thủ trong bài viết này của POS365.
1. Các yếu tố ảnh hưởng tới định hướng marketing ngành tóc
Việc phân tích thị trường ngành tóc là một điều hết sức quan trọng trước khi triển khai chiến dịch marketing ngành tóc. Qua hoạt động này bạn sẽ dễ dàng đánh giá được cơ hội, tiềm năng kinh doanh salon tóc. Để xây dựng một chiến lược marketing hiệu quả, mang lại thành công không thể bỏ qua các yếu tố ảnh hưởng dưới đây:
1.1 Phân tích điểm mạnh/điểm yếu của tiệm tóc
Trước tiên bạn cần phân tích điểm mạnh và điểm yếu của salon tóc như thế nào. Cách phân tích đơn giản nhất, đánh trúng trọng tâm và có thể giúp bạn phân tích đầy đủ, chi tiết nhất ưu và nhược điểm đó chính là phân tích SWOT. 4 yếu tố trong SWOT đó là: Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội), Threats (Thách thức).
Phân tích điểm mạnh và điểm yếu của tiệm salon tóc
Có rất nhiều cách để dựa vào thế mạnh của tiệm tóc và tập trung vào nó. Nếu điểm mạnh đó là chuyên về các kỹ năng chuyên biệt như: uốn, duỗi, nhuộm tóc,… Hãy tập trung chủ yếu vào mảng này. Chỉ cần bạn chịu khó nắm bắt, cập nhật xu hướng những kiểu tóc thịnh hành và triển khai tiếp thị mảng này sẽ giúp thu hút thêm khách hàng. Hiện nay, các khách hàng ngày càng trẻ hoá và có xu hướng thích những kiểu tóc đang thịnh hành nên đây là ý tưởng rất tiềm năng.
Bên cạnh thế mạnh thì điểm yếu là yếu tố chủ kinh doanh tiệm tóc cần hết sức chú ý. Hãy cải thiện càng sớm càng tốt để tiệm tóc của bạn không bị đánh mất khả năng cạnh tranh với đối thủ. Một số điểm yếu của các tiệm salon tóc thường gặp phải đó là: tay nghề của thợ làm tóc chưa cao, tên tuổi tiệm tóc chưa được nhiều người biết tới khi mới mở salon tóc,… Khi nắm bắt được nhược điểm bạn sẽ đề ra giải pháp khắc phục và triển khai.
1.2 Tệp khách hàng mục tiêu
Chủ kinh doanh tiệm tóc cần xác định đối tượng khách hàng mục tiêu hướng tới là ai? Họ là nam hay nữ, trong độ tuổi nào, làm lĩnh vực gì, thu nhập ra sao và nhu cầu, thị hiếu làm tóc của họ như thế nào? Khi xác định đúng tệp khách hàng những chiến dịch marketing bạn thực hiện sẽ đi đúng hướng. Từ đó giúp tiết kiệm tối đa chi phí tiếp thị cần phải bỏ ra.
Xác định tệp khách hàng mục tiêu
Xem thêm: 17 cách tiếp cận khách hàng mục tiêu hiệu quả nhất 2023
1.3 Phân tích đối thủ cạnh tranh
Khi mở salon tóc hay khi đã kinh doanh ổn định thì bạn đều phải tiến hành phân tích đối thủ cạnh tranh. Trong quá trình phân tích bạn cần chú trọng đối thủ trực tiếp lẫn đối thủ gián tiếp. Đối thủ trực tiếp là các tiệm salon tóc hoạt động trên địa bàn và gián tiếp đó chính là những đơn vị, nhà bán lẻ có cung cấp các sản phẩm khách hàng có thể lựa chọn thay vì vào tiệm tóc.
Phân tích đối thủ cạnh tranh là rất cần thiết
Khi phân tích đối thủ cạnh tranh bạn cũng cần biết điểm mạnh và điểm yếu của họ là gì? Tiệm salon tóc đó có quy mô như thế nào, phương thức hoạt động ra sao, có đông khách hay không?,… Họ còn điểm gì cần khắc phục,… Việc phân tích này giúp bạn có thể tránh mắc phải điểm yếu mà đối thủ mắc phải và nắm bắt, học hỏi điểm mạnh của họ để mở salon tóc và phát triển cho tiệm tóc của mình. Có cái nhìn tổng quát nhất về đối thủ cạnh tranh sẽ giúp cho bạn tìm ra cách tiếp cận khách hàng tiềm năng chuẩn xác và phù hợp nhất.
Xem ngay: Cách phân tích đối thủ cạnh tranh hiệu quả trong 7 bước
2. Tổng hợp những chiến lược marketing ngành tóc hiệu quả
Trong thời đại công nghệ phát triển và xu hướng kinh doanh thay đổi thường xuyên thì bạn không thể trông cậy vào nguồn khách hàng tự nhiên. Thay vào đó, bạn cần thu hút khách hàng bằng những chiến dịch marketing ngành tóc. Việc xây dựng thương hiệu uy tín, chất lượng sẽ là cách làm cho khách hàng đến với salon tóc bền vững nhất.
2.1 Tìm kiếm khách hàng mới và chăm sóc khách hàng cũ
Việc tìm kiếm khách hàng mới rất cần thiết và bạn cần tìm thật nhiều cách để khách hàng tiềm năng tiếp cận với salon tóc của mình. Tuy nhiên, đừng quá chú trọng vào công việc đó mà quên mất chăm sóc khách hàng cũ. Đây là những khách hàng đã có và bạn cần duy lòng trung thành của họ. Để tìm được khách hàng mới hãy áp dụng nhiều phương thức tiếp thị khác nhau như: chạy ads, PR báo chí, banner, phát tờ rơi, tổ chức sự kiện, tạo các chương trình khuyến mãi,…
Tìm kiếm khách hàng mới và chăm sóc khách hàng cũ
Chăm sóc khách hàng cũ không phải là công việc quá khó khăn. Ngược lại nó rất đơn giản và bạn có thể áp dụng một số cách thức như: tặng ưu đãi giảm giá, tặng liệu trình chăm sóc tóc, chăm sóc khách hàng qua điện thoại, sms hoặc email,… Những cách này sẽ giúp khách hàng nhớ tới bạn nhiều hơn, lâu hơn ngay khi có nhu cầu.
2.2 Tăng nhận diện thương hiệu trên các kênh online
Bạn hãy xây dựng thương hiệu bằng cách lập fanpage, kênh instagram, tiktok, website,… để thương hiệu phủ sóng mạnh mẽ. Mỗi chiến lược tiếp thị cần phải lên kế hoạch cụ thể và chi tiết, tiến hành triển khai trong vòng 3 – 6 tháng. Sau thời gian đó hãy đánh giá hiệu quả của chiến lược marketing và những điểm còn hạn chế cần phải được khắc phục ở những lần sau. Khi thương hiệu đã có tên tuổi khách hàng tự nhiên sẽ đến với tiệm tóc.
Phủ sóng thương hiệu trên facebook, website, TikTok,...
2.3 Chạy quảng cáo đa kênh
Phương thức được không ít chủ kinh doanh áp dụng phổ biến hiện nay đó chính là chạy quảng cáo. Chạy quảng cáo trên nhiều nền tảng như: Google, facebook, youtube, tiktok,… giúp bạn tiếp cận nhiều lượt khách hàng, đồng thời góp phần gia tăng mức độ phủ sóng của thương hiệu. Tuy nhiên, chi phí chạy quảng cáo không hề nhỏ nên trước khi lựa chọn phương thức này hãy dành thời gian để nghiên cứu và đưa ra thời gian, chiến lược phù hợp để tiết kiệm tối đa chi phí.
Chạy quảng cáo đa kênh là điều hết sức cần thiết
Đọc thêm: Cách chạy quảng cáo facebook hiệu quả cho người mới bắt đầu
2.4 Xây dựng cộng đồng
Mở rộng các mối quan hệ để nhiều người biết tới thương hiệu salon của bạn. Tiến hành xây dựng cộng đồng thông qua quảng bá “truyền miệng”, tham gia vào hội nhóm hoặc những tổ chức có liên quan tới ngành tóc ở trên thực tế lẫn các kênh online.
Xây dựng cộng đồng để quảng bá thương hiệu
Việc xây dựng cộng đồng những người yêu tóc, thích làm đẹp và chia sẻ kinh nghiệm, bí quyết chăm sóc tóc, làm tóc,… là một ý tưởng hay. Khi các thành viên cảm thấy hội nhóm này hữu ích sẽ giới thiệu cho những người khác cùng biết. Và khi hội nhóm có đông số lượng thành viên sẽ dễ dàng tiếp cận thêm những người dùng khác. Đây là ý tưởng marketing ngành tóc hiệu quả các chủ kinh doanh nên áp dụng. Nếu cộng đồng phát triển ổn định, bạn hoàn toàn có thể giới thiệu và bán dịch vụ. Từ đó giúp gia tăng doanh thu cho tiệm tóc của mình.
2.5 Bán sản phẩm kèm dịch vụ
Bên cạnh việc cung cấp dịch vụ làm tóc như: gội đầu, cắt tóc, uốn, sấy, nhuộm tóc,… thì bạn có thể tham khảo cách bán thêm các sản phẩm chăm sóc tóc, dụng cụ làm tóc để gia tăng lợi nhuận. Cách này rất tiện lợi khi bán có thể bán các sản phẩm, đồng thời khách hàng sẽ tiết kiệm được thời gian tìm kiếm sản phẩm, tiết kiệm chi phí mua hàng và còn nhận được tư vấn của nhân viên để lựa chọn sản phẩm phù hợp với chất tóc của mình. Một số sản phẩm có thể bán kèm dịch vụ để bạn tham khảo đó là:
Bán sản phẩm kèm dịch vụ
-
Một số vật dụng duy trì nếp tóc như: kẹp càng cua, lô cuốn,…
-
Bộ dầu gội xả dành cho tóc nhuộm
-
Bộ gầu gội xả dành cho tóc hư tổn
-
Keo xịt cố định tạo kiểu tóc
2.6 Hợp tác truyền thông với những đơn vị khác
Hợp tác truyền thông với các đơn vị khác là cách marketing chéo được nhiều đơn vị áp dụng ở các lĩnh vực khác nhau không chỉ riêng ngành tóc. Bạn có thể lựa chọn hợp tác với các thương hiệu như: nhà hàng, khách sạn,… Phương thức truyền thông có thể đặt banner quảng cáo hoặc đề nghị hỗ trợ truyền thông.
Hợp tác truyền thông với các đơn vị khác
Khách hàng chỉ tới khi bạn chủ động tìm kiếm mọi cơ hội để quảng bá cho thương hiệu của mình. Bạn có thể đồng tổ chức một chương trình hay bất kỳ cuộc thi tạo mẫu tóc nào đó và tài trợ cho những bạn trẻ có niềm đam mê với ngành tóc,…. Cách tiếp thị thương hiệu này được áp dụng rộng rãi và nó đã mang lại hiệu quả.
2.7 Sức mạnh của KOL, influencer
KOL và influencer là những người có tầm ảnh hưởng tới một nhóm người hoặc một cộng đồng nào đó. Chính vì thế, bạn có thể tham khảo cách tiếp thị thương hiệu thông qua việc hợp tác với đội ngũ KOL, influencer này. Tuy nhiên, để biết cách thức này có phù hợp với bạn hay không, hãy tìm hiểu qua các trường hợp dưới đây:
Hợp tác với KOL và influencer để tăng độ nhận diện thương hiệu
-
Đối với KOL: chi phí thuê KOL không hề rẻ và người càng nổi tiếng thì chi phí sẽ càng cao. Đòi hỏi bạn cần có nguồn kinh phí dồi dào. Và nếu bạn mở tiệm tóc ở khu vực thành phố lớn, đông dân cư sinh sống thì nên kết hợp với đội ngũ này để thương hiệu phủ sóng mạnh mẽ.
-
Còn đối với influencer phù hợp với những tiệm tóc kinh doanh tại khu vực địa phương nhỏ. Vì chủ yếu là người của địa phương đó nên bạn có thể nghĩ tới phương án chọn những người có sức ảnh hưởng tại khu vực đó để quảng bá thương hiệu cho salon của bạn. Cách này giúp khách hàng yên tâm và tin tưởng hơn về độ uy tín và chất lượng của tiệm tóc.
2.8 Chương trình Khách hàng thân thiết
Chương trình khách hàng thân thiết dành riêng cho những khách hàng lâu năm, những người đã tin tưởng sử dụng dịch vụ của salon tóc. Đây là cách chăm sóc khách hàng tốt, tạo thiện cảm cho khách hàng. Có rất nhiều chương trình ưu đãi như: chiết khấu % trên tổng số tiền họ đã chi trả tại tiệm tóc, giới thiệu bạn bè nhận ưu đãi, ưu đãi dịch vụ salon tóc đang thúc đẩy,…
Tạo chương trình khách hàng thân thiết
Đọc ngay: Tri ân khách hàng - bí quyết gia tăng khách hàng thân thiết
2.9 Tài trợ các buổi từ thiện
Tài trợ cho các buổi từ thiện là hoạt động thiết thực vừa giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn vừa có thể quảng bá cho thương hiệu của mình. Trong buổi từ thiện này, bạn có thể đề nghị thêm hoạt động trao phiếu quà tặng cho sự kiện đấu giá. Đây là cách tiếp thị hoàn toàn khác biệt với đối thủ cạnh tranh lại có thể thu hút khách hàng. Hãy áp dụng nếu bạn chưa từng thực hiện qua cách thức này nhé.
2.10 Mở lớp học đào tạo học viên hoặc hội thảo
Thêm một cách marketing ngành tóc hiệu quả đó là mở lớp đào tạo học viên. Một salon tóc uy tín và có tên tuổi khi đủ khả năng mở lớp đào tạo học viên, cao hơn đó chính là mở hội thảo. Tiệm làm tóc nào cũng có thể đào tạo học viên nếu có kinh nghiệm.
Mở lớp đào tạo học viên
Tuy nhiên, để có thể mở lớp học đòi hỏi bạn là người có ảnh hưởng, có kiến thức – kinh nghiệm và kỹ năng. Không những vậy, thương hiệu của tiệm tóc còn phải nhiều người biết tới và được khách hàng ủng hộ đông đảo. Bạn có thể mở những buổi hội thảo ngay tại địa phương để thu hút những người có niềm đam mê với ngành tóc. Đồng thời bạn có thể thu hút, khuyến khích mọi người tới làm tóc để trải nghiệm.
2.11 Ưu đãi khi khách hàng giới thiệu bạn bè
Hãy phát triển thương hiệu của mình bằng cách ưu đãi khi khách hàng giới thiệu bạn bè. Những người đã từng làm tóc tại tiệm của bạn thì họ là người hiểu nhất về dịch vụ. Những người này khi giới thiệu sẽ thuyết phục hơn. Và khách hàng sẽ chủ động quảng bá bởi khi họ giới thiệu thành công sẽ nhận được nhiều ưu đãi khác. Bạn có thể kết hợp các hình thức khuyến mãi như tặng quà cho người đã giới thiệu khách hàng và tặng quà cho khách hàng mới sử dụng dịch vụ.
Ưu đãi dành cho khách hàng khi giới thiệu bạn bè
2.12 Kêu gọi đánh giá dịch vụ
Đánh giá chất lượng dịch vụ trên fanpage hay qua google góp phần tạo độ uy tín của thương hiệu. Cách này giúp khách hàng biết được thế mạnh của tiệm tóc là gì và nếu họ thấy phù hợp, ưng ý có thể trực tiếp tới để trải nghiệm. Tuy nhiên, không phải khách hàng nào cũng biết cách đánh giá nên bạn hãy làm video hoặc bài post để hướng dẫn nhé.
2.13 Gửi thiệp sinh nhật khách hàng
Vào ngày sinh nhật bạn đừng quên gửi thiệp sinh nhật cho khách hàng. Đây là cách chăm sóc khách hàng tạo ấn tượng và làm cho họ cảm thấy vui vẻ hơn. Khi khách hàng sử dụng xong dịch vụ, bạn đừng quên lưu lại thông tin của họ để duy trì mối quan hệ. Bạn có thể gửi thiệp sinh nhật thông qua sms hoặc email. Bên cạnh gửi thiệp hãy kết hợp tặng kèm một số chương trình ưu đãi dành riêng cho khách hàng vào ngày đặc biệt này.
Gửi thiệp sinh nhật khách hàng
2.14 Đầu tư in ấn
Chủ kinh doanh salon tóc cần phải xem xét quy mô tiệm tóc, tệp khách hàng hướng tới có cần phải đầu tư in ấn tài liệu quảng cáo hay không? Bạn có thể thiết kế bưu thiếp, tờ rơi,... thật hấp dẫn để giới thiệu về tiệm tóc, dịch vụ cung cấp, giới thiệu xu hướng kiểu tóc, sự kiện sắp tới, các chương trình khuyến mãi hiện có dành cho khách hàng. Cách tiếp thị truyền thống này vẫn mang lại hiệu quả và có không ít người vẫn trung thành với hình thức này nên bạn có thể tham khảo đầu tư chi phí.
Đầu tư in ấn để quảng bá thương hiệu
2.15 Giải pháp marketing với phần mềm quản lý salon tóc
Trong thời đại công nghệ phát triển như hiện nay, các chủ kinh doanh đã quản lý, thực hiện các chiến lược marketing ngành tóc hiệu quả hơn nhờ tới sự hỗ trợ đắc lực của các phần mềm, cụ thể là phần mềm quản lý bán hàng POS365. Phần mềm thông minh, chuyên nghiệp có những tính năng nổi bật đó là:
Chăm sóc khách hàng dễ dàng
Một trong những dữ liệu cực kỳ quan trọng đối với các chủ kinh doanh salon tóc đó chính là thông tin khách hàng. Nhờ có nguồn dữ liệu này mà bạn có thể tổng hợp và chấm điểm cho những khách hàng tiềm năng để tập trung chăm sóc họ tốt hơn và tạo ấn tượng để họ có thể quay lại khi có nhu cầu.
Tuy nhiên, không phải chủ kinh doanh nào cũng có thể làm tốt công việc này và họ còn gặp nhiều khó khăn do sử dụng phương thức lưu trữ sổ sách, file excel cũ thiếu chuyên nghiệp. Từ đó việc nghiên cứu, phân tích thông tin mắc phải không ít khó khăn. Khi sử dụng phần mềm quản lý bán hàng của POS365 thì vấn đề này được giải quyết triệt để. Từ đó việc chăm sóc khách hàng trở nên chuyên nghiệp và dễ dàng hơn bao giờ hết.
Marketing ngành tóc với phần mềm quản lý bán hàng POS365
Quản lý thông tin khách hàng
Phần mềm cho phép người dùng lưu trữ thông tin khách hàng đầy đủ và chi tiết như: họ tên, ngày sinh, địa chỉ email, số điện thoại, nhóm khách,… Chưa dừng lại ở đó, phần mềm còn cung cấp tính năng phân loại để chủ kinh doanh dễ dàng quản lý khách hàng phân theo nhóm đối tượng đó là: khách hàng thân thiết, khách hàng tiềm năng, khách hàng VIP, khách hàng cần tư vấn thêm…
Quản lý chương trình khuyến mãi
Tính năng thiết lập và quản lý tất cả các chương trình khuyến mãi góp phần giúp chủ kinh doanh thực hiện các hoạt động marketing ngành tóc một cách hiệu quả. Việc này không chỉ giúp tiệm tóc duy trì khách hàng trung thành mà còn giúp tăng thêm lượng khách hàng mới nhờ các chương trình ưu đãi thích hợp.
Chưa dừng lại ở đó, phần mềm còn quản lý và phân loại khách hàng tham gia các chương trình khuyến mãi. Ngoài ra, nó còn hỗ trợ tạo các chương trình khuyến mãi sau các dịp lễ, tết. Đây là tính năng rất ưu việt bạn hoàn toàn có thể tham khảo.
Hệ thống tích hợp nhiều tính năng
Bên cạnh những tính năng ở trên thì bạn còn cung cấp những tính năng khác nhau: quản lý nhân viên, quản lý thu chi, theo dõi hoạt động kinh doanh, quản lý từ xa các chi nhánh…. Đặc biệt giao diện phần mềm rất dễ để sử dụng và thao tác rất thuận tiện cho các chủ kinh doanh trong quá trình quản lý tiệm tóc.
Qua bài viết về marketing ngành tóc chúng ta hiểu được rằng nó không hề đơn giản và đòi hỏi bạn cần có chiến lược cụ thể mới mang lại hiệu quả. Hãy tham khảo bài viết trên để những chiến dịch tiếp thị của bạn luôn thành công.