Tính thu nhập ròng của công ty thước đo tốt nhất giúp bạn đánh giá sức khỏe tài chính của công ty. Đây là chỉ số quan trọng giúp đo lường các doanh nghiệp bán lẻ, sàn thương mại điện tử. Trong bài viết này, hãy cùng POS365 tìm hiểu về định nghĩa lợi nhuận ròng, ưu điểm, công thức tính, so sánh với lợi nhuận thuần.
1. Lợi nhuận ròng là gì?
Lợi nhuận ròng tiếng Anh là Net Profit hay còn gọi là lãi ròng, lợi nhuận sau thuế, thu nhập ròng (net income). Vậy lợi nhuận ròng là gì? Đây là số tiền còn lại sau khi đã trừ đi tất cả các khoản chi phí khác nhau khỏi tổng doanh thu. Các chi phí bị trừ có thể là lãi vay, chi phí hoạt động, tiền thuế,…. trong một khoảng thời gian nhất định.
Net Profit (lãi ròng) chính là mấu chốt cho biết tình hình kinh doanh của bạn. Nó cho thấy khả năng sinh lời của một công ty hay dự đoán về khả năng công ty không trả được nợ. Thông thường, trong những bản kế hoạch kinh doanh hay báo cáo kết quả kinh doanh không thể thiếu điều này.
Ví dụ:
Trong trường hợp thu nhập ròng thấp hoặc âm có thể là dấu hiệu của:
Lợi nhuận ròng còn gọi là lãi ròng
-
Doanh số bán hàng ít hơn
-
Tiếp thị kém
-
Quản lý chi phí yếu
-
Định giá không hiệu quả
-
Trải nghiệm khách hàng kém,....
Trong trường hợp thu nhập ròng dương có thể là dấu hiệu cho thấy sự thuận lợi của những biến số trên.
2. Công thức tính lợi nhuận ròng chuẩn nhất
Bạn đã biết cách tính lợi nhuận ròng chuẩn xác hay chưa? Nếu chưa hãy để chúng tôi chia sẻ công thức và cách tính cụ thể để bạn tham khảo nhé.
Lợi nhuận ròng (Net profit) = Tổng doanh thu (Total revenue) – Tổng chi phí (Total cost)
Khi tổng doanh thu đã được thực hiện trên tất cả các dòng thu nhập. Lợi nhuận ròng lúc này đạt được bằng các trừ đi tất cả những khoản chi phí trong một khoảng thời gian nhất định.
Trong trường hợp Tổng chi phí > Tổng doanh thu thì sẽ tạo ra số âm và lúc này sẽ gọi là “lỗ ròng”.
Có nhiều yếu tố tác động đến thu nhập ròng của công ty.
Ví dụ: Quản lý tài chính không đầy đủ, doanh số bán hàng giảm, dịch vụ chăm sóc khách hàng kém,... đều có thể dẫn đến lợi nhuận thấp hoặc thua lỗ.
Một công ty thương mại điện tử có doanh thu: 350.000.000 đồng, giá vốn hàng bán: 50.000.000 đồng. Nếu trong trường hợp 75.000.000 đồng được phân bổ vào tiền lương, 25.000.000 đồng là chi phí hoạt động, 5.000.000 đồng là tiền trả thuế. Hãy tính lãi ròng của công ty đó?
Công thức tính lãi ròng
Cách 1: Tính trực tiếp
Cách tính lợi nhuận ròng của công ty thương mại điện tử đó là: 350.000.000 - 50.000.000 - 75.000.000 - 25.000.000 - 5.000.000 = 195.000.000 đồng.
Cách 2: Tính lãi ròng từ lợi nhuận gộp
Lợi nhuận gộp của công ty đó là: 350.000.000 - 50.000.000 = 300.000.000 đồng.
Lãi ròng là:
300.000.000 - 75.000.000 - 25.000.000 - 5.000.000 = 195.000.000 đồng.
Chú ý: Báo cáo thu nhập của bạn có thể gồm nhiều chi phí không dùng tiền mặt, chẳng hạn như chiết khấu, khấu hao,... Do đó, bạn cần tính toán chi tiết tất cả các chi phí từ các nguồn mà bạn đã bỏ ra vào việc kinh doanh của mình.
3. Vai trò của lợi nhuận ròng đối với doanh nghiệp
Lãi ròng của một doanh nghiệp đóng vai trò hết sức quan trọng đối với doanh nghiệp đó. Sau đây là một số vai trò của lợi nhuận ròng để bạn đọc có thêm sự hiểu biết.
3.1 Xác định tình hình kinh doanh
Thông qua chỉ số này đội ngũ quản lý dễ dàng theo dõi, kiểm soát tình hình kinh doanh của một công ty. Thu nhập ròng thể hiện tổng doanh thu từ các bộ phận trong công ty đem về có lớn hơn so với tổng chi phí doanh nghiệp đã bỏ ra không. Nếu lãi ròng dương tức là doanh nghiệp làm ăn có lời còn lãi ròng âm tức là doanh nghiệp đang làm ăn thua lỗ.
Xác định tình hình kinh doanh
3.2 Giúp doanh nghiệp duy trì hoạt động kinh doanh
Những con số này giúp nhà quản lý của các doanh nghiệp biết được khoảng thời gian nào nên mở rộng hoạt động kinh doanh và thời điểm nào nên cắt giảm chi phí. Qua đó chúng ta thấy được mức độ quan trọng của chỉ số thu nhập ròng đối với hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp.
3.3 Tác động tới công việc nội bộ
Lãi ròng là một tiêu chí tác động tới nội bộ của một doanh nghiệp. Bởi đây là phần tiền cuối cùng đội ngũ lãnh đạo và các cổ đông thu về. Chỉ số này giúp các cổ đông biết được hoạt động kinh doanh thu lãi hay không, từ đó đưa ra quyết định nên hay không duy trì đội ngũ ban lãnh đạo ở thời điểm hiện tại.
3.4 Phục vụ cho nghiên cứu và đầu tư
Các nhà đầu tư, nhà nghiên cứu có thể dựa vào lợi nhuận ròng này để xác định khả năng sinh lời của một doanh nghiệp và quyết định có nên đầu tư vào doanh nghiệp đó hay không.
Phục vụ hoạt động nghiên cứu, đầu tư
Tuy nhiên, các nhà đầu tư không phải lúc nào cũng lựa chọn thời điểm chỉ số này có giá trị dương để rót vốn đầu tư. Có thể giai đoạn đó doanh nghiệp đang rơi vào tình cảnh thua lỗ nhưng nhà đầu tư nhận thấy khả năng vực dậy sau giai đoạn khó khăn thông qua sản phẩm, cách điều hành của ban quản lý, thị trường,… thì họ vẫn có thể quyết định đầu tư.
3.5 Thu hút đầu tư, tài trợ bên ngoài
Nếu doanh nghiệp đạt lãi ròng với chỉ số dương sẽ giúp gia tăng uy tín của doanh nghiệp trên thị trường. Dù doanh nghiệp đó có quy mô lớn hay nhỏ đều cần phải gọi vốn để phát triển, mở rộng quy mô. Và chỉ số này chính là cơ sở khách quan nhất để các nhà đầu tư quyết định rót vốn.
Thu hút đầu tư và tài trợ từ bên ngoài
Chưa dừng lại ở đó, các ngân hàng cũng xem xét chỉ số này để quyết định có nên cho doanh nghiệp đó tiến hành vay vốn hay không, họ có đủ khả năng trả được mọi khoản vay và thoả thuận của ngân hàng hay không. Đây chính là chỉ số tín nhiệm do ngân hàng đặt ra đối với doanh nghiệp.
3.6 Gia tăng giá trị doanh nghiệp
Một doanh nghiệp có làm ăn tốt hay không thì lợi nhuận ròng chính là một trong những yếu tố để xem xét. Giá trị doanh nghiệp tăng lên khi đơn vị này có hoạt động kinh doanh tốt và mang về lợi nhuận có chỉ số dương. Từ đó danh tiếng của doanh nghiệp tốt hơn, gia tăng niềm tin đối với các nhà đầu tư và công ty của bạn có giá trị hơn so với đối thủ cạnh tranh.
3.7 Xác định mức lỗ
Đối với những công ty startup (khởi nghiệp) thông thường sẽ xác định trong vòng 6 tháng tới vài năm sẽ phải nhận thua lỗ trong những năm đầu khởi nghiệp. Nếu xác định chuẩn lãi ròng sẽ giúp các doanh nghiệp này biết chuẩn xác mức lỗ ròng có đúng như họ mong muốn hay không và khoảng thời gian dự kiến doanh nghiệp có thể duy trì mức lỗ này.
Giúp các doanh nghiệp startup xác định mức lỗ
4. Các yếu tố ảnh hưởng tới lợi nhuận ròng
Dựa vào cách tính ở trên chúng ta dễ dàng biết được những yếu tố ảnh hưởng tới lợi nhuận ròng đó là:
4.1 Chi phí hoạt động của doanh nghiệp
Chi phí hoạt động của một doanh nghiệp chính là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất tới chỉ số này. Nếu đội ngũ điều hành, quản lý không biết chi tiêu, phân bổ chi phí phù hợp tới lúc đó thu nhập ròng bị giảm sút do chi phí không được tối giản.
4.2 Doanh thu của doanh nghiệp
Một doanh nghiệp có đa dạng các khoản doanh thu từ doanh thu bán hàng, doanh thu từ tài chính, doanh thu cung cấp dịch vụ,… Doanh thu của doanh nghiệp có tác động tới lãi ròng thế nhưng đây chưa phải là yếu tố duy nhất, nhưng cũng là một kênh để ban lãnh đạo xác định doanh nghiệp của mình có rơi vào tình trạng thua lỗ hay không.
Doanh thu của doanh nghiệp ảnh hưởng tới lợi nhuận ròng
Tham khảo thêm: Hướng dẫn cách quản lý doanh thu nhà hàng chặt chẽ, chi tiết
4.3 Thuế thu nhập của doanh nghiệp
Nhà nước quy định mức thu thuế thu nhập đối với các doanh nghiệp và mức thu này không được phép tăng, giảm theo mong muốn của bất kỳ đối tượng, cơ quan, tổ chức nào. Doanh nghiệp sẽ phải đóng mức thuế cao hơn nếu không thể chứng minh các chi phí phát sinh bằng hồ sơ chứng từ.
Xem thêm: Cách tính và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp đúng cách năm 2021
5. So sánh sự khác nhau giữa lợi nhuận ròng và lợi nhuận thuần
Lợi nhuận ròng và lợi nhuận thuần không hề giống nhau về khái niệm. Tuy nhiên, có không ít người đã nhầm lẫn định nghĩa giữa hai chỉ số này. So sánh dưới đây sẽ giúp cho bạn đọc phân biệt dễ dàng hơi hai khái niệm này.
Khái niệm lợi nhuận ròng và lợi nhuận thuần hoàn toàn khác nhau
- Lợi nhuận ròng là số tiền thu về sau khi doanh nghiệp đã trừ đi các chi phí liên quan như: giá vốn bán hàng, khấu hao, chi phí hành chính, lãi thuế,…
Bản chất của nó là mức lợi nhuận thu về sau khi trừ thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Lợi nhuận thuần là khoản tiền thu về của một doanh nghiệp khi đã trừ tất cả khấu hao về các khoản thuế xuất nhập khẩu, giảm giá bán hàng, các đơn hàng lỗi bị trả lại.
Bản chất của lợi nhuận thuần đó chính là khoản lợi nhuận trước khi trừ các khoản chi phí thu nhập thuế doanh nghiệp.
Thông qua bài viết này, chúng ta đã hiểu được khái niệm lợi nhuận ròng, ý nghĩa và yếu tố ảnh hưởng tới chỉ số này. Mong rằng những thông tin hữu ích ở trên sẽ giúp doanh nghiệp, nhà đầu tư, nhà nghiên cứu đánh giá đúng tình hình kinh doanh của một đơn vị một cách tổng quan.