“Lợi nhuận gộp là gì?” là câu hỏi mà nhiều doanh nhân đang gặp phải nhiều khúc mắc cần được giải đáp. Đây là số liệu không thể thiếu trong báo cáo kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào. Đối với nhiều người, đây vẫn là một trong những khái niệm có phần “mơ hồ”. Vậy lợi nhuận gộp là gì? Công thức tính ra sao? Hãy cùng POS365 tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.
1. Lợi nhuận gộp là gì?
Lợi nhuận gộp (tên tiếng Anh: Gross Profit) còn được gọi là “lãi gộp”, là phần chênh lệch của doanh thu sau khi trừ đi phần vốn, tiền dịch vụ và các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất cho đến khi sản phẩm tới tay người dùng. Nói một cách dễ hiểu hơn thì nó là lợi nhuận bán hàng hay tổng thu nhập của công ty khi kinh doanh các mặt hàng, sản phẩm, dịch vụ nào đó.
Lợi nhuận gộp là tổng thu nhập của doanh nghiệp khi kinh doanh dịch vụ, sản phẩm
Ngoài ra, có thể coi Gross Profit là chỉ số đánh giá năng suất của doanh nghiệp, công ty trong quá trình sản xuất, kinh doanh và quản lý lao động.
2. Lợi nhuận gộp phụ thuộc những yếu tố nào?
Dựa vào loại hình kinh doanh của doanh nghiệp cùng với cách thức sản xuất, giá trị của lãi gộp phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như:
-
Chi phí nguyên vật liệu tiến hành thu mua bao gồm chi phí vận chuyển trên thực tế.
-
Chi phí trả lương cho công nhân.
Lãi gộp phụ thuộc vào chi phí vận chuyển, trả lương công nhân,...
-
Chi phí vận chuyển chế phẩm và chi phí nhập kho.
-
Hao hụt chi phí trong công đoạn sản xuất, cung cấp hàng hoá, dịch vụ.
3. Tính lợi nhuận gộp để làm gì?
Mục đích của tính lãi gộp đó là theo dõi và đánh giá chính xác một đơn vị kinh doanh, doanh nghiệp hay cửa hàng có thực sự hoạt động hiệu quả không. Thế nhưng không phải người nào cũng biết cách tính chuẩn xác, đặc biệt là những người không có nhiều kiến thức, kinh nghiệm về tài chính – kế toán, những người tự kinh doanh – buôn bán nhỏ lẻ.
Chỉ số này giúp đánh giá doanh nghiệp hoạt động hiệu quả không
Việc không biết cách tính lợi nhuận gộp khiến những người này có thể thua lỗ nặng nề và khi biết được điều đó thì có thể không kịp sửa sai. Và đó là lý do cần phải biết cách tính lãi gộp.
4. Ý nghĩa của lợi nhuận gộp trong kinh doanh
Việc xác định được lãi gộp mang ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc đánh giá khả năng phát triển của công ty, doanh nghiệp bạn đang sở hữu. Dưới đây là một vài ý nghĩa của Gross Profit:
4.1 Đánh giá tính hiệu quả trong hoạt động của doanh nghiệp
Khi nắm rõ được lãi gộp, các chủ doanh nghiệp hay nhà đầu tư sẽ biết được công việc kinh doanh đang sinh lời hay gặp khó khăn. Qua đó, họ sẽ có được cái nhìn cụ thể về chiến lược, mô hình kinh doanh của toàn bộ hệ thống công ty. Từ đó, họ có thể đưa ra được định hướng giúp cho công ty làm việc hiệu quả hơn.
Doanh nghiệp biết hoạt động kinh doanh sinh lời hay thua lỗ nhờ lãi gộp
4.2 Đánh giá lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp
Chỉ số lợi nhuận gộp có thể cho thấy nhu cầu của thị trường. Khi Gross Profit tăng, nhu cầu của thị trường về dịch vụ hay sản phẩm đó sẽ tăng cao và ngược lại. Từ đó, các chủ doanh nghiệp sẽ cần có kế hoạch định hướng cụ thể để đáp ứng nhu cầu của thị trường nói chung và sự phát triển của công ty nói riêng.
Doanh nghiệp đánh giá đúng lĩnh vực kinh doanh
4.3 Đánh giá đối thủ cùng lĩnh vực kinh doanh
Nếu như tính trong cùng một năm tài chính, công ty của bạn có chỉ số lãi gộp thấp hơn đối thủ cạnh tranh, rõ ràng, những định hướng và hoạt động kinh doanh của bạn đang gặp phải những vấn đề lớn. Qua đó, nếu như sớm phát hiện tình hình thông qua chỉ số Gross Profit, việc đưa doanh nghiệp trở lại “cuộc đua tài chính” sẽ trở nên kịp thời hơn.
Đánh giá đúng đối thủ trong cùng lĩnh vực kinh doanh
Nếu chưa biết cách đánh giá đối thủ cùng lĩnh vực kinh doanh bạn hãy học cách phân tích đối thủ qua bài viết này:
5. Hướng dẫn cách tính lợi nhuận gộp chuẩn xác
5.1 Công thức tính lợi nhuận gộp
Nắm vững được công thức tính lợi nhuận gộp sẽ là điều cực kỳ quan trọng đối với bất kỳ cá nhân, doanh nghiệp nào. Bởi lẽ, đây là một trong những phương pháp đánh giá hiệu quả của toàn bộ quá trình kinh doanh, bao gồm khả năng quản lý sản xuất. Sau đây là công thức tính Gross Profit:
Lợi nhuận gộp = Doanh thu thuần – Giá vốn hàng bán
5.2 Cách tính lợi nhuận gộp
Doanh thu thuần tức là tổng doanh thu đạt được từ việc bán ra hàng hoá, sản phẩm hoặc dịch vụ của một doanh nghiệp.
Doanh thu thuần = Tổng doanh thu – Các khoản giảm trừ chi phí
Giá vốn bán hàng là toàn bộ chi phí doanh nghiệp bỏ ra gồm: mua nguyên vật liệu, kho hàng, marketing, quản lý doanh nghiệp,… để tạo ra hàng hoá, sản phẩm.
Các khoản giảm trừ doanh thu gồm các khoản đó là : thuế giá trị gia tăng, thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ, các khoản liên quan khác như: giảm giá sản phẩm, đổi trả hàng hoá, chiết khấu sản phẩm,…
Cách tính lãi gộp chuẩn xác
Ví dụ:
-
Một doanh nghiệp thu về 1.000.000.000 đồng sau khi chốt doanh thu. Chi phí hàng hóa thống kê gồm 100.000.000 đồng cho chi phí sản xuất sản phẩm cùng với 300.000.000 đồng phí trả lương lao động.
-
Lãi gộp của doanh nghiệp này là: 1.000.000.000 – (100.000.000 + 300.000.000) = 600.000.000 (đồng).
-
Sau khi trừ đi giá vốn hàng bán, công ty có mức lãi gộp là 600.000.000 đồng.
Biên lợi nhuận của một doanh nghiệp càng lớn có nghĩa là lợi nhuận ròng của chính doanh nghiệp càng cao. Lãi ròng là minh chứng thể hiện khả năng quản lý, khả năng kiểm soát chi phí của doanh nghiệp hiệu quả.
6. Điểm khác nhau giữa lợi nhuận gộp và lợi nhuận ròng
Những ai khi bước vào con đường kinh doanh luôn biết rất rõ rằng có sự khác biệt rõ ràng giữa lãi gộp và thu nhập ròng và giữ cho tỷ suất lợi nhuận của họ sao cho sau khi đã loại trừ tất cả chi phí, doanh nghiệp vẫn sẽ nhận được một khoản lợi nhuận nhất định.
Đây là một trong những điều cực kỳ quan trọng đối với những người chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc kinh doanh và những ai đang có ý định khởi nghiệp. Việc nắm rõ được sự khác biệt giữa lợi nhuận gộp và thu nhập ròng chính là “ranh giới” mong manh giữa thành công và thất bại đối với các doanh nhân khi mới dấn thân vào con đường kinh doanh.
Lãi gộp và lợi nhuận ròng là hai khái niệm khác nhau
Lợi nhuận được phân loại thành lãi gộp, lợi nhuận ròng và lợi hoạt động. Lãi gộp là số tiền còn lại từ doanh thu sau khi đã trừ đi chi phí sản xuất, qua đó cho thấy hiệu quả của doanh nghiệp trong toàn bộ quá trình sản xuất và kinh doanh.
Trong khi đó, lợi nhuận ròng cho thấy số tiền thu nhập còn lại của doanh nghiệp sau khi đã khấu trừ tất cả các chi phí của lãi vay và thuế. Đây là chỉ số chính về khả năng chuyển đổi doanh thu thành lợi nhuận của doanh nghiệp.
Tìm hiểu thêm lợi nhuận ròng là gì? Vai trò và cách tính lợi nhuận ròng chi tiết trong bài viết:
https://www.pos365.vn/loi-nhuan-rong-6239.html
7. Sự khác nhau giữa lợi nhuận gộp với lợi nhuận sau và trước thuế
Lợi nhuận trước thuế được tính sau khi đã lấy lãi gộp trừ đi các chi phí vận hành. Sau đó lại tiếp tục trừ đi các khoản thuế doanh nghiệp cần phải trả thì lúc này lợi nhuận sau thuế chính là khoản tiền doanh nghiệp thu về.
Làm rõ sự khác biệt giữa lãi gộp với lợi nhuận sau và trước thuế
Còn lãi gộp chính là minh chứng rõ ràng nhất phản ánh tình hình kinh doanh của một doanh nghiệp có hiệu quả hay không. Đối với lợi nhuận sau thuế thì đó là khoản tiền lãi trên thực tế sau khi đã trừ tất cả các chi phí và thuế. Qua đó chúng ta có thể hiểu được sự khác nhau của lợi nhuận gộp và lợi nhuận sau thuế.
Vừa rồi là tất cả những thông tin, kiến thức liên quan đến lợi nhuận gộp. Hy vọng rằng, thông qua bài viết của chúng, quý độc giả đã có được cái nhìn tổng quan nhất về lợi nhuận gộp. Tiếp tục đồng hành cùng chúng tôi trong những bài viết tiếp theo.
>>> Tìm hiểu thêm: Lợi nhuận thuần là gì? Cách tính lợi nhuận thuần chính xác và đơn giản