Logistics và quản lý chuỗi cung ứng có lẽ là cái tên không xa lạ gì với nhiều học sinh đang bước vào ngưỡng cửa đại học. Trong nhiều năm gần đây ngành học này đã trở thành xu hướng tại hầu hết các trường học ở Việt Nam. Vậy tại sao ngành học này lại trở nên hot đến như vậy, cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết ngay sau đây.
I. Ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng là gì
Logistics và quản lý chuỗi cung ứng hay còn gọi là Logistics and Supply Chain Management là ngành nghiên cứu, phát triển cũng như quản trị các hoạt động vận chuyển trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Ngành học này cung cấp cho người học một bức tranh toàn cảnh về hệ thống kinh doanh của một doanh nghiệp nhằm giúp người quản trị có thể hoạch định được chiến lược phát triển sản xuất hiệu quả nhất đồng thời phân phối hàng hóa đến tay người dùng một cách nhanh chóng.
Ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng là gì
Nhiều người khi chưa tìm hiểu vẫn còn mơ hồ giữa quản trị logistics và quản lý chuỗi cung ứng là một. Nhưng thực tế hai khái niệm này hoàn toàn khác nhau.
-
Ngành logistics: Ngành này liên quan đến quá trình vận chuyển, lưu trữ và quản lý hàng hóa từ điểm xuất phát đến điểm đến. Nó bao gồm các hoạt động như đóng gói, vận chuyển, kho bãi, quản lý tồn kho, thông quan và giao hàng. Mục tiêu của ngành logistics là tối ưu hoá hoạt động để đảm bảo hàng hóa được chuyển đến đúng nơi, đúng thời gian và đủ chất lượng. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo rằng hàng hóa được chuyển đến khách hàng một cách hiệu quả và đúng thời gian.
-
Quản lý chuỗi cung ứng: SCM liên quan đến việc quản lý và kiểm soát toàn bộ quá trình từ nguồn gốc nguyên liệu cho đến sản phẩm cuối cùng được tiêu thụ bởi khách hàng. Nó bao gồm việc kết nối giữa các đối tác trong chuỗi cung ứng, như nhà cung cấp, nhà sản xuất, nhà phân phối và khách hàng. Mục tiêu của nó là tối ưu hoá quá trình sản xuất, vận chuyển, lưu trữ và quản lý thông tin để đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách hiệu quả và đảm bảo sự linh hoạt và đáng tin cậy trong chuỗi cung ứng.
>> Xem thêm: Tất tần tất những điều cần biết về quản lý chuỗi cung ứng
II. Có nên học logistics và quản lý chuỗi cung ứng
Hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp đánh giá rất cao vai trò của quá trình quản trị dữ liệu hàng hoá và hoạch định chiến lược nhằm có thể phân phối sản phẩm đến tất cả khách hàng trong và ngoài nước một cách nhanh chóng và hiệu quả. Vậy nên đó là lý do mà ngành học này đã trở thành xu hướng tại nhiều trường học. Vậy có nên lựa chọn ngành học này không, cùng POS365 trả lời câu hỏi này.
Có nên học logistics và quản lý chuỗi cung ứng
2.1 Cơ hội việc làm đa dạng
Dù logistics được biết đến là một còn khá mới nhưng trong ngành này vẫn sẽ có rất nhiều mảng bạn có thể lựa chọn để theo đuổi. Cụ thể bạn có thể tìm hiểu một số công việc như sau:
-
Chuyên viên hoạch định và sản xuất: Chịu trách nhiệm tập hợp cũng như phân tích dữ liệu, xác định vấn đề và phát triển những khả năng hỗ trợ quản lý chuỗi cung ứng.
-
Nhân viên thu mua: Xác định nguồn hàng cung ứng, đánh giá và lựa chọn đơn vị cung ứng phù hợp, và giữ mối quan hệ với các đối tác.
-
Chuyên viên kiểm kê: Chịu trách nhiệm kiểm tra chất lượng, độ chính xác của hàng hoá, giám sát lưu lượng hàng hoá, làm việc với các kho hàng và có chiến lược phân phối hàng hóa để tối ưu công việc, tăng năng suất trong các cơ sở phân phối.
-
Nhân viên quản lý hàng hoá: Kết hợp với các chuyên viên thu mua để phân phối và cung ứng để đảm bảo quá trình phân phát hàng hoá sao cho tin cậy và hiệu quả.
-
Điều phối viên chuyên vận tải: Quản lý các mối quan hệ với các hãng vận tải và khách hàng để đảm bảo hàng hóa được phân phát đúng thời hạn.
-
Điều phối viên sản xuất/ Phân tích viên: Phân tích số liệu và dự đoán nhu cầu sản xuất trong tương lai.
Bên cạnh đó khi theo đuổi ngành học này bạn có thể làm việc trong một lĩnh vực liên quan mật thiết đến logistics và quản lý chuỗi cung ứng chẳng hạn như: phòng thanh toán quốc tế tại các ngân hàng, phòng kinh doanh dịch vụ bảo hiểm tàu,..
Không chỉ thế bạn hoàn toàn có thể làm việc tại các công ty trong nước và nước ngoài mang đến cho bạn nhiều cơ hội để khám phá những vùng đất mới và tích luỹ được nhiều vốn kinh nghiệm cho bản thân.
2.2 Nhân lực khan hiếm
Bởi vì cơ hội làm việc của ngành này đa dạng nên đây sẽ là một ngành thiếu nguồn nhân lực chất lượng trong tương lai. Đây chính là cơ hội tốt dành cho các bạn khi theo học ngành này, nó sẽ tương đối dễ dàng cho bạn để tìm được một công việc ổn định.
2.3 Mức lương cạnh tranh
Tại Việt Nam, mức lương khởi điểm của nhân viên Logistics sẽ khoảng 8-10 triệu/tháng và sẽ cao hơn nếu bạn đáp ứng được nhiều yêu cầu của nhà tuyển dụng và có thể tăng dần qua các năm. Nếu trở thành quản lý Logistics thì mức lương trung bình của bạn sẽ rơi vào khoảng 3.000 – 4.000 USD/tháng và là 5.000 – 7.000 USD/tháng đối với giám đốc chuỗi cung ứng.
2.4 Cơ hội thăng tiến tốt trong công việc
Bạn sẽ có cơ hội hiểu sâu về chuỗi cung ứng bao gồm quy trình và cách thức vận hành trong từng lĩnh vực. Trong quá trình làm việc bạn sẽ thường xuyên sử dụng các kiến thức này để trao đổi và đàm phán với đồng nghiệp, quản lý hoặc cả khách hàng. Từ đó củng cố các kỹ năng về giao tiếp, thuyết trình, đàm phán và thương lượng.
>>> Tìm hiểu thêm: Quản lý sản xuất là gì? Quy trình và công việc của quản lý sản xuất
III. Các câu hỏi về logistics và quản lý chuỗi cung ứng
Chắc chắn bạn vẫn sẽ có rất nhiều câu hỏi khi lựa chọn học ngành này, cùng chúng tôi tìm hiểu thêm trong phần sau:
3.1 Logistics và quản lý chuỗi cung ứng làm nghề gì
Không ít người thắc mắc về câu hỏi này, vậy những vị trí làm việc phù hợp với ngành Logistics là gì. Như đã phân tích thì đây là ngành có tính thực tiễn cao vậy nên sinh viên sẽ có cơ hội lựa chọn công việc ở nhiều vị trí khác nhau như:
-
Chuyên viên hoạch định sản xuất
-
Nhân viên thu mua
-
Nhân viên kiểm kê, thống kê
-
Nhân viên quản lý kho, quản lý hàng hóa dự trữ
-
Điều phối viên trong vận tải
-
Chuyên viên tư vấn và phân tích chuỗi cung ứng.
Logistics và quản lý chuỗi cung ứng làm nghề gì
3.2 Các trường đào tạo logistics và quản lý chuỗi cung ứng tốt nhất
Dưới đây là một số trường đào tạo ngành này tốt nhất tại Việt Nam:
1. Đại học Công nghệ TP.HCM (HCMUT): Trường có chuyên ngành Quản lý kho và logistics trong khoa Quản lý công nghiệp.
2. Đại học Quốc gia TP.HCM (HCMUSSH): Trường có chương trình đào tạo Quản lý chuỗi cung ứng tại khoa Quản trị kinh doanh.
3. Đại học Kinh tế TP.HCM (UEH): Trường có chủng ngành Quản lý vận tải và logistics trong khoa Kinh tế vận tải và logistics.
4. Đại học Ngoại thương (FTU): Trường có chương trình đào tạo Quản lý chuỗi cung ứng và logistics trong khoa Khoa học và Kỹ thuật giao thông.
5. Trường đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông TP.HCM (UIT): Trường có chuyên ngành Quản lý chuỗi cung ứng và logistics.
6. Trường Đại học Giao thông Vận tải (UTC): Trường có chương trình đào tạo Quản lý vận tải và logistics trong khoa Quản lý hệ thống vận tải.
Các trường đại học này đều có chương trình và môn học liên quan đến logistics và quản lý chuỗi cung ứng. Tuy nhiên, thông tin này có thể thay đổi theo thời gian và nhu cầu của trường. Vậy nên sinh viên cần tra cứu và nghiên cứu chi tiết về từng trường để chọn trường phù hợp với nhu cầu cá nhân.
>>> Xem thêm: Quản lý kinh tế là gì? Cơ chế và chính sách quản lý kinh tế
3.3 Logistics và quản lý chuỗi cung ứng điểm chuẩn những năm gần đây
Mã ngành: 7510605
Ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng xét tuyển các tổ hợp môn sau:
-
A00 (Toán, Lý, Hóa)
-
A01 (Toán, Lý, Anh)
-
C01 (Toán, Văn, Lý)
-
D01 (Toán, Văn, Anh)
-
D07 (Toán, Hóa, Anh)
-
D90 (Toán, KHTN, Anh)
-
A16 (Toán, Văn, KHTN)
-
C15 (Toán, Văn, KHXH)
Trong những năm trở lại đây, điểm chuẩn của ngành này tại các trường đại học được đánh giá là khá cao so với các ngành khác vì rất nhiều sinh viên đã nắm được xu thế của nhiều doanh nghiệp và cơ hội nghề nghiệp đa dạng phù hợp với nhiều người.
Cụ thể sau đây là điểm chuẩn của ngành này tại một số trường đại học năm 2022 như sau:
-
Đại học Kinh tế quốc dân: 28.2
-
Đại học Kinh tế TP HCM: 27.7
-
Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM: 28.75
-
Đại học Thương Mại: 27.4
Logistics và quản lý chuỗi cung ứng làm nghề gì
>>> Xem thêm: Chi tiết top 5 Phần mềm quản lý chuỗi cung ứng hàng đầu hiện nay
3.4 Logistics và quản lý chuỗi cung ứng chương trình học có gì
Khi đã hiểu về ngành học logistics và quản lý chuỗi cung ứng là gì thì bạn cần trang bị cho mình những kiến thức nền tảng như: toán học, thống kê và tư duy phân tích, nắm rõ cơ chế hoạt động của chuỗi cung ứng,...
Bên cạnh những kiến thức chuyên môn thì người học cần có những kỹ năng mềm nhưng vô cùng cần thiết như: kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng ứng xử, kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng giao tiếp,...
Không chỉ thế người học nếu trang bị cho mình những tố chất sau sẽ vô cùng dễ dàng đạt được thành công:
-
Tư duy sáng tạo, thích ứng nhanh với sự thay đổi của môi trường
-
Thành thạo ngoại ngữ, tin học là một lợi thế
-
Năng động có tinh thần trách nhiệm
-
Khả năng lên kế hoạch
-
Kỹ năng đàm phán
Trên đây là những kiến thức về logistics và quản lý chuỗi cung ứng mà chúng tôi đã cung cấp cho bạn hy vọng chúng sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình lựa chọn ngành học phù hợp.