Những bài học kinh doanh đắt giá khi mở quán cafe nhỏ dành cho những ai ấp ủ ý tưởng kinh doanh mô hình quán cafe nhỏ được POS365 bật mí ngay trong bài viết này. Đừng bỏ lỡ!
I. Mở quán cafe nhỏ cần giấy phép kinh doanh?
Mở quán cafe nhỏ là hình thức kinh doanh bắt buộc phải đăng ký giấy phép kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Tuỳ thuộc vào mô hình kinh doanh mà chủ kinh doanh đăng ký giấy phép kinh doanh theo danh nghĩa cá nhân, hộ gia đình hoặc doanh nghiệp. Nếu đăng ký kinh doanh cá thể (cá nhân hoặc hộ gia đình) thì thủ tục đăng ký sẽ đơn giản hơn và mức thuế, phí hàng năm cũng thấp hơn so với đăng ký kinh doanh doanh nghiệp.
Mở quán cafe nhỏ phải đăng ký kinh doanh
Để đăng ký kinh doanh quán cafe nhỏ với hình thức cá thể, bạn cần nộp hồ sơ tại Phòng Kinh tế – Kế hoạch – UBND quận, huyện, thành phố nơi bạn đặt địa chỉ quán. Còn với hình thức công ty bạn cần nộp tại Sở kế hoạch đầu tư tỉnh/thành phố.
II. Kinh doanh quán cafe nhỏ cần chuẩn bị gì?
Xác định khách hàng mục tiêu là một trong những cách mở quán cafe nhỏ thành công. Vậy mở quán cafe nhỏ cần chuẩn bị thêm những gì? Bạn hãy theo dõi những thông tin chi tiết dưới đây để có câu trả lời nhé!
2.1. Trang bị kiến thức
Bước đầu tiên trong kế hoạch mở quán cafe nhỏ thành công đó là trang bị kiến thức kinh doanh về mô hình kinh doanh này. Những kiến thức mà bạn nên trau dồi có thể là kiến thức về kinh doanh lĩnh vực F&B, quy trình vận hành quán cafe, kiến thức marketing,... Bên cạnh đó cũng cần chú trọng kiến thức về đào tạo và quản lý nhân sự. Đây là những kiến thức quan trọng mà chủ kinh doanh cần trang bị.
Trang bị kiến thức lĩnh vực kinh doanh quá cafe
2.2. Chuẩn bị vốn đầu tư
Trong bất kỳ lĩnh vực kinh doanh nào, việc chuẩn bị nguồn vốn là bước không thể thiếu trong quy trình chuẩn bị. Việc chuẩn bị vốn đầu tư giúp chủ đầu tư có kế hoạch phân bổ nguồn vốn một cách chính xác cho các khoản mục đầu tư. Ngoài ra, việc chuẩn bị tài chính còn là cách giúp chủ đầu tư theo dõi và kiểm soát những khoản chi không thực sự cần thiết. Từ đó có những điều chỉnh sao cho phù hợp.
Chuẩn bị vốn đầu tư
2.3. Xác định khách hàng mục tiêu
Xác định khách hàng mục tiêu khi mở quán cafe nhỏ là bước quan trọng. Tuy nhiên, có nhiều chủ quán thường bỏ qua bước này vì cho rằng mô hình kinh doanh quán cafe nhỏ nên không cần thiết. Đó là một sai lầm!
Xác định khách hàng mục tiêu
Dù bạn kinh doanh trong lĩnh vực nào, quy mô lớn hay nhỏ đều cần xác định tệp khách hàng mục tiêu. Việc xác định khách hàng mục tiêu cho quán cafe giúp bạn hình dung rõ chân dung đối tượng khách hàng, có kế hoạch truyền thông chính xác nhắm đúng đối tượng mục tiêu và giảm thiểu chi phí marketing.
2.4. Lựa chọn địa điểm mở quán cafe
Địa điểm mở quán cafe nhỏ có vai trò quan trọng, góp phần rút ngắn thời gian thu hồi vốn cho chủ quán. Vì thế, nếu bạn đang có ý định kinh doanh quán cafe thì cần đầu tư thời gian và công sức để lựa chọn địa điểm phù hợp.
Lựa chọn địa điểm kinh doanh quán cafe
Nên lựa chọn địa điểm đông dân cư, có thể gần trường hợp, toà nhà văn phòng…. Tuỳ thuộc vào nhóm khách hàng mục tiêu mà lựa chọn cơ sở kinh doanh dễ tiếp cận với khách hàng mục tiêu. Và thu hút thêm những đối tượng khách hàng khác.
Tham khảo thêm: 50+ mẫu decor quán cafe đẹp, mới nhất 2022
2.5. Chuẩn bị trang thiết bị cần thiết
Cách mở quán cafe nhỏ thành công đó là thiết lập danh sách những trang thiết bị cần thiết để bắt đầu kinh doanh mô hình cafe nhỏ. Những trang thiết bị này có thể là: máy pha cafe, máy rang hạt cafe, máy xay sinh tố, máy xay đá… Hãy ghi lại danh sách những trang thiết bị cần thiết để có thể theo dõi và chuẩn bị một cách đầy đủ những thiết bị này.
2.6. Lên ý tưởng thiết kế quán
Mỗi quán cafe thường có những phong cách khác nhau, phù hợp với đối tượng khách hàng mục tiêu, thương hiệu quán cafe mà chủ đầu tư muốn truyền thông. Do đó, ý tưởng thiết kế, trang trí quán độc đáo và ấn tượng là cách thu hút và ghi điểm trong mắt khách hàng.
Các chủ quán nên đầu tư cho hạng mục này. Có thể tham khảo những phong cách thiết kế của những quán cafe nổi tiếng hay các đối thủ cạnh tranh. Đồng thời nghiên cứu thị trường, xu hướng người tiêu dùng để có thể đưa ra những ý tưởng mới lạ và ấn tượng nhất.
Lên ý tưởng thiết kế quán
Những ý tưởng thiết kế quán cafe nhỏ thịnh hành hiện nay có thể kể đến như:
-
Quán cafe nhỏ mang phong cách Vintage
-
Phong cách Châu Âu
-
Phong cách thiết kế và trang trí quán cafe hồi cổ
-
Phong cách thiết kế Scandinavian
2.7. Tìm nguồn cung cấp nguyên liệu
Tìm kiếm và lựa chọn nhà cung cấp nguyên liệu uy tín và chất lượng là cách giữ chân khách hàng, đồng thời đảm bảo vấn đề về an toàn vệ sinh thực phẩm cho thực khách. Do đó, chủ quán nên tham khảo và cân nhắc lựa chọn những đơn vị uy tín và lâu năm. Đồng thời, nên chuẩn bị các trang thiết bị và những phương pháp để bảo quản nguyên vật liệu một cách phù hợp, tránh trường hợp bảo quản sai cách, ảnh hưởng đến chất lượng và gây tốn kém chi phí.
2.8. Thiết lập chiến lược kinh doanh
Mở quán cafe nhỏ cần đầu tư những gì? Thiết lập những chiến lược kinh doanh hay kế hoạch truyền thông, marketing là điều quan trọng và cấp thiết mà chủ quán nên thực hiện càng sớm càng tốt.
Tham khảo chiến lược kinh doanh của các đối thủ cạnh tranh, nghiên cứu những mô hình marketing thành công trên thị trường là cách để bạn thiết lập cho thương hiệu mình những kế hoạch kinh doanh và truyền thông hiệu quả. Với mô hình kinh doanh quán cafe nhỏ thì chi phí này không quá nhiều.
Thiết lập chiến lược kinh doanh
Những chiến lược kinh doanh và truyền thông mà bạn có thể tham khảo: chiến lược về giá, chiến lược về sản phẩm, kế hoạch truyền thông bằng cách phát tờ rơi, đặt biển quảng cáo, banner, áp phích tại những nơi đông người qua lại như chợ, trường học….
2.9. Thuê nhân sự
Mở quán cafe nhỏ bạn cần cân nhắc có nên thuê nhân sự hay không. Vì quy mô không quá lớn, nên bạn có thể tự quản lý và thực hiện hết công việc của nhân viên phục vụ. Hoặc nhờ sự giúp đỡ của bạn bè hay người thân.
Thuê nhân sự quán cafe
Tuy nhiên, nên thuê những nhân viên có kiến thức và kỹ năng pha chế, đảm bảo chất lượng đồ uống và đem đến sự mới lạ, sáng tạo trong cách pha chế và trang trí đồ uống. Đây cũng là một trong những yếu tố giúp bạn thu hút và tìm kiếm khách hàng thân thiết một cách dễ dàng.
Tìm hiểu thêm: Kinh nghiệm mở quán cà phê cóc từ A đến Z
III. Mở quán cafe nhỏ cần bao nhiêu vốn?
Bạn đang có ý định mở quán cafe nhỏ nhưng chưa biết những chi phí cần thiết khi mở quán là gì? POS365 liệt kê những chi phí mở quán cafe nhỏ dưới đây giúp bạn có kế hoạch chuẩn bị tài chính một cách chính xác.
3.1. Chi phí mặt bằng
Là chi phí đầu tiên và quan trọng khi mở quán cafe nhỏ bạn cần biết là chi phí thuê mặt bằng. Đây là chi phí cố định hàng tháng, do đó chủ kinh doanh cần lưu ý đến khoản chi phí này. Thông thường chi phí thường sẽ đóng theo quý hoặc năm mà nhiều chủ quán thường bỏ qua, không liệt kê vào danh sách chi phí quán cafe.
Chi phí thuê mặt bằng mở quán
Kinh doanh mô hình quán cafe nhỏ nên diện tích không cần quá rộng rãi. Vì thế mà chi phí này không quá nhiều. Phụ thuộc vào địa điểm mà mức chi phí thuê mặt bằng sẽ khác nhau, thông thường chi phí này khoảng từ 10 - 30 triệu.
3.2. Chi phí mua trang thiết bị
Vốn mở quán cafe nhỏ mà bạn cần liệt kê rõ ràng và đầy đủ trong danh sách chi phí mở quán cafe nhỏ đó là chi phí mua thiết bị. Đầu tư các trang thiết bị là khoản chi được coi là nhiều nhất trong tất cả các khoản chi phí cần thiết.
Chi phí mua trang thiết bị
Những trang thiết bị mà bạn nên đầu tư đã được nhắc đến ở trên và POS365 gợi ý cho bạn cách tiết kiệm chi phí nếu ngân sách đầu tư của bạn hạn chế đó là mua những trang bị đã qua sử dụng. Tuy nhiên bạn cần kiểm tra chúng còn hoạt động tốt hay không để đảm bảo không ảnh hưởng đến quá trình pha chế cũng như không phải tốn thêm chi phí sửa chữa.
Tham khảo thêm: TOP 5 máy tính tiền quán cafe đáng sử dụng nhất hiện nay
3.3. Chi phí mua nguyên vật liệu
Chi phí tiếp theo mà bạn cần quan tâm là chi phí nguyên vật liệu. Việc lựa chọn đơn vị cung cấp nguyên vật liệu chất lượng và uy tín thì giá cả có thể sẽ cao hơn so với mặt bằng chung của thị trường nhưng chất lượng được đảm bảo. Do đó, bạn cần cân nhắc và có thể hãy thương lượng với đơn vị cung cấp để có được mức giá tốt nhất.
Chi phí mua nguyên liệu
Bên cạnh đó, chủ kinh doanh nên lựa chọn nhiều hơn một đơn vị cung cấp. Để phòng tránh trường hợp có đơn vị không cung cấp kịp thời mà vẫn có những đơn vị khác và không gây ảnh hưởng đến quá trình kinh doanh quán của bạn.
3.4. Chi phí quản lý
Là chi phí mà nhiều chủ quán thường bỏ qua. Chi phí quản lý này bao gồm: chi phí sử dụng các phần mềm quản lý hoặc chi phí thuê các đơn vị hay cá nhân quản lý các kênh thương hiệu của doanh nghiệp.
Những chi phí này không quá nhiều, thông thường khoảng từ vài trăm nghìn đến vài triệu mỗi tháng. Nhưng bạn vẫn phải liệt kê vào chi phí mở quán cafe nhỏ, điều này đảm bảo bạn kiểm soát các khoản chi một cách chính xác, tránh thất thoát.
Chi phí quản lý
3.5. Chi phí thuê nhân viên
Vì quy mô quán cafe nhỏ không quá lớn nên chi phí này có thể không nhiều nhưng vẫn cần thiết. Tuỳ thuộc vào mục đích và quy mô mà bạn có thể không tốn chi phí thuê nhân viên quản lý, nhân viên phục vụ hay nhân viên bảo vệ.
Chi phí thuê nhân viên
Tuy nhiên, như đã gợi ý ở trên bạn nên thuê nhân viên pha chế. Vì họ là những người có kiến thức và kinh nghiệm pha chế. Chất lượng đồ uống chính là một trong những yếu tố quyết định đến việc thu hút và giữ chân khách hàng. Hoặc bạn có thể thuê nhân viên vừa pha chế vừa phục vụ, đó cũng là cách giúp tiết kiệm chi phí. Chi phí này dao động từ 8 - 15 triệu đồng.
3.6. Chi phí duy trì hoạt động
Những chi phí này bao gồm: chi phí điện, nước, chi phí hao mòn các trang thiết bị máy móc, chi phí sửa chữa các thiết bị… Chi phí duy trì hoạt động quán cafe này là những khoản chi không cố định. Vì thế, khi cần chi cho những khoản này thì bạn cần ghi chép lại cách cẩn thận trong danh sách những khoản chi phí mở quán cafe.
3.7. Chi phí khác
Việc dự phòng cho những khoản chi phát sinh là điều cần thiết nhưng rất nhiều chủ quán cafe bỏ qua. Dự phòng những chi phí khác chính là cách giúp bạn chủ động trong việc tài chính khi không may có những sự cố có thể xảy ra. Tuỳ thuộc vào nhu cầu mà mức dự phòng này có thể khác nhau, thông thường khoảng từ 3 - 5 triệu đồng với quy mô quán cafe nhỏ.
Bạn có ý định kinh doanh quán cafe nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu? Tham khảo ngay:
https://www.pos365.vn/mo-quan-cafe-bat-dau-tu-dau-6480.html
IV. Kinh nghiệm mở quán cafe nhỏ ít vốn thành công
Cách mở quán cafe nhỏ thành công như thế nào? Kinh nghiệm đắt giá khi mở quán cafe nhỏ là gì? Hãy tham khảo những thông tin hữu ích sau:
4.1. Lựa chọn địa điểm thuận lợi
Lựa chọn địa điểm kinh doanh mở quán cafe nhỏ phù hợp góp phần giúp bạn rút ngắn thời gian thu hồi vốn một cách nhanh chóng. Tuỳ thuộc vào phong cách quán cafe mà lựa chọn những địa điểm thích hợp.
Lựa chọn địa điểm kinh doanh thuận lợi
Chẳng hạn, với phong cách quán cafe Vintage thì địa điểm kinh doanh không nhất thiết ở mặt đường lớn hay khu vực đông người qua lại. Bạn có thể lựa chọn vị trí trong ngõ và yên tĩnh. Tuy nhiên với địa điểm này thì bạn phải đầu tư cho chi phí quảng cáo để tiếp cận với nhiều đối tượng khách hàng.
4.2. Chú trọng đến chất lượng đồ uống
Được coi là “vũ khí” cạnh tranh với các đối thủ, việc chú trọng đến chất lượng đồ uống chính là cách để thương hiệu quán cafe bạn thu hút khách hàng và cách xa đối thủ cạnh tranh. Thử tưởng tượng, phong cách thiết kế quán có đẹp đến mấy mà chất lượng đồ uống không đảm bảo, không đặc sắc và độc đáo thì chắc chắn khách hàng sẽ không quay lại quán cafe của bạn.
Chú trọng đến chất lượng đồ uống
4.3. Trang trí không gian quán ấn tượng
Cách mở quán cafe thành công là đầu tư trang trí không gian quán độc đáo và ấn tượng.
Trước tiên, bạn cần xác định phong cách quán cafe là gì từ đó xây dựng những ý tưởng trang trí quán cafe một cách độc đáo phù hợp với phong cách của quán. Nếu bạn không có nhiều kinh nghiệm trong việc này, nên tham khảo các đối thủ cạnh tranh hoặc thuê những đơn vị setup và thiết kế quán cafe uy tín trên thị trường.
Trang trí không gian quán ấn tượng
4.4. Trang trí khu vực pha chế
Thêm một kinh nghiệm mở quán cafe thành công mà bạn nên lưu ý là thiết kế và trang trí khu vực pha chế. Xu hướng thiết kế quầy pha chế mở hiện nay rất phổ biến, có nghĩa là khách hàng hoàn toàn có thể quan sát toàn bộ quy trình pha chế của nhân viên.
Trang trí khu vực pha chế
Vì thế mà việc trang trí khu vực pha chế ấn tượng cũng là điểm cộng cho khách hàng. Đồng thời nên giữ vệ sinh khu vực pha chế và yêu cầu những nhân viên pha chế mặc đồng phục gọn gàng để đảm bảo quá trình pha chế đảm bảo chất lượng, tránh những rủi ro không đáng có.
4.5. Xây dựng kênh bán online trên các nền tảng
Muốn mở quán cafe nhỏ thu hút đông khách thì ngoài việc phát triển bán hàng tại quán thì chủ quán nên đẩy mạnh truyền thông trên các kênh bán online.
Hiện nay, xu hướng đặt đồ ăn uống online rất nhiều, vì thế quán cafe nhỏ của bạn có thể mở rộng thêm hình thức kinh doanh bằng cách mở các gian hàng trên các nền tảng bán online như: Shopee Food, Grab, Be… Hoặc trên các nền tảng xã hội như Facebook, Instagram….cũng rất hiệu quả mà không tốn nhiều chi phí quảng cáo.
Xây dựng kênh bán online trên các nền tảng
4.6. Sử dụng phần mềm quản lý cửa hàng
Trong thời đại công nghệ 4.0 như hiện nay, việc sử dụng các phần mềm quản lý cửa hàng là điều cần thiết. Giải quyết một cách triệt để những vấn đề của phương pháp quản lý truyền thống.
Bạn có thể tham khảo phần mềm quản lý quán cafe thông minh POS365, hiện đại nhất hiện nay. Giúp chủ quán quản lý quy trình bán hàng, quản lý nhân viên, theo dõi báo cáo doanh thu một cách đơn giản và chính xác. Bên cạnh đó, phần mềm POS365 còn giúp tối ưu quy trình bán hàng, rút ngắn thời gian thanh toán từ 5 - 10 lần, đem đến trải nghiệm tốt cho khách hàng.
Phần mềm quản lý quán cafe thông minh POS365
Ngoài ra, việc tính toán hoa hồng cho nhân viên cũng rất đơn giản hay việc kiểm soát nguyên liệu tồn kho cũng rất dễ dàng và đơn giản chỉ với vài thao tác. Đặc biệt, bạn có thể quản lý từ xa, dù bạn ở bất cứ đâu.
Như vậy, thông qua những thông tin hữu ích về mở quán cafe nhỏ mà POS365 gửi đến bạn đọc. Hy vọng rằng sẽ giúp ích cho bạn trong việc xây dựng kế hoạch mở quán cafe. Đừng quên lưu lại hoặc chia sẻ cho người thân, bạn bè đang có ý định kinh doanh mô hình này nhé. Chúc bạn kinh doanh thành công!