Mô hình kinh doanh cafe truyền thống đang dần chuyển mình thành những mô hình kinh doanh đa dạng, độc đáo và hấp dẫn hơn phục vụ giới trẻ, đặc biệt thế hệ GenZ. Ý tưởng mở quán cafe bánh ngọt là một trong những mô hình mới lạ và đang trở thành xu hướng. Cùng POS365 khám phá tất tần tật về mô hình kinh doanh này trong bài viết dưới đây nhé.
I. Mở quán cafe bánh ngọt có thực sự tiềm năng?
Kinh doanh cafe bánh ngọt hiện nay không còn xa lạ với nhiều người, đặc biệt các bạn trẻ. Mô hình này không chỉ đơn thuần là sự kết hợp giữa vị đắng của cafe và vị ngọt của bánh tạo nên hương vị hài hoà. Mà mô hình quán cafe bánh ngọt còn là nơi gặp gỡ, giao lưu bạn bè hay tổ chức các buổi party, tiệc sinh nhật…
Có nên mở quán cafe bánh ngọt?
Mở tiệm cafe bánh ngọt đang là xu hướng thị trường, hứa hẹn đem lại tiềm năng cho nhà đầu tư. Tuy nhiên, trong bất kỳ lĩnh vực kinh doanh nào cũng vậy để thành công bạn cần có kế hoạch cũng như chiến lược kinh doanh rõ ràng và bài bản để có lộ trình bài bản.
II. Kinh doanh quán cafe bánh ngọt cần chuẩn bị gì?
Mở quán cafe bánh ngọt cũng không quá phức tạp, dưới đây là list những công việc bạn nên làm trước khi kinh doanh mô hình này. Điều này gia tăng cơ hội thành công và đảm bảo giúp bạn chế rủi ro không đáng có.
2.1. Trang bị kiến thức về mô hình kinh doanh quán cafe bánh ngọt
Trong bất kỳ ngành nghề kinh doanh nào cũng vậy, việc trang bị đầy đủ kiến thức không chỉ giúp bạn tự tin hơn trong quá trình vận hành kinh doanh mà còn giúp giảm thiểu những sai lầm cơ bản. Đảm bảo quy trình xây dựng và kinh doanh được diễn ra suôn sẻ và thành công.
Trang bị kiến thức về mô hình cafe bánh ngọt
2.2. Chuẩn bị đầy đủ các loại giấy phép kinh doanh
Công việc tiếp theo mà chủ tiệm cafe bánh ngọt cần thực hiện đó là tìm hiểu và chuẩn bị đầy đủ các loại giấy phép kinh doanh. Điều này rất quan trọng, nếu không đăng ký giấy phép kinh doanh thì cơ sở của bạn đang hoạt động trái pháp luật và sẽ bị xử lý theo quy định, thậm chí phải buộc ngừng kinh doanh.
Những giấy phép cần chuẩn bị theo quy định khi mở quán cafe bánh ngọt:
-
Giấy phép đăng ký kinh doanh
-
Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm
2.3. Chuẩn bị vốn đầu tư
Việc chuẩn bị vốn đầu tư giúp chủ cửa hàng có kế hoạch tài chính chính xác và dự trù mức chi phí cần thiết để mở tiệm cafe bánh ngọt. Đây là bước quan trọng, không những giúp bạn hạn chế thất thoát các khoản chi mà có kế hoạch tính toán để thu hồi vốn một cách hiệu quả.
Chuẩn bị vốn đầu tư
2.4. Xác định khách hàng mục tiêu
Lựa chọn khách hàng mục tiêu hay nghiên cứu thị trường là việc mà bất kỳ nhà kinh doanh nào cũng nên làm. Nghiên cứu khách hàng mục tiêu không chỉ giúp bạn phác hoạ chân dung khách hàng một cách rõ ràng mà còn giúp giảm thiểu chi phí marketing cho những đối tượng không phải khách hàng mục tiêu.
Xác định khách hàng mục tiêu
2.5. Lựa chọn địa điểm mở quán cafe bánh ngọt
Bạn có biết, địa điểm ảnh hưởng đến 50% khả năng thu hồi của doanh nghiệp? Đúng vậy, lựa chọn địa điểm phù hợp không chỉ giúp bạn tiếp cận khách hàng mục tiêu dễ dàng mà còn giúp thu hút những tập khách hàng tiềm năng khác. Do đó, nên lựa chọn địa điểm kinh doanh cafe bánh ngọt ở khu vực đông dân cư, dễ tìm kiếm…
Tham khảo thêm: Muốn mở quán cafe cần bắt đầu từ đâu?
2.6. Chuẩn bị trang thiết bị cần thiết cho quán
Thiết lập danh sách những trang thiết bị khi mở quán cafe bánh ngọt là điều cần thiết. Vừa đảm bảo không bị thiếu hay sai sót trong quá trình chuẩn bị vừa giúp chủ kinh doanh đo lường mức chi phí cho những vật tư này, từ đó có kế hoạch chuẩn bị tài chính tốt hơn. Những trang thiết bị cần thiết khi kinh doanh cafe bánh ngọt có thể kể đến như: máy pha cafe, máy làm bánh, tủ lạnh, tủ bảo quản…
Chuẩn bị trang thiết bị cần thiết
2.7. Lên ý tưởng thiết kế nội thất
Một trong những yếu tố để mở tiệm cafe bánh ngọt thành công đó là thiết kế và trang trí quán một cách phù hợp với không gian, thương hiệu của quán và đối tượng khách hàng mục tiêu. Chẳng hạn, tập khách hàng mục tiêu của cửa hàng là những bạn trẻ trong độ tuổi từ 16 - 30. Những người trong độ tuổi này thường trẻ trung, năng động, hoạt bát do đó, phong cách thiết kế và trang trí nên dùng tông màu nổi bật và thu hút.
2.8. Tìm nguồn cung cấp nguyên liệu
Nghiên cứu và lựa chọn nhà cung cấp nguyên liệu chất lượng, uy tín chính là cách giúp bạn nâng cao chất lượng sản phẩm, thu hút và giữ chân khách hàng tốt hơn. Hãy tìm kiếm những đơn vị cung cấp hạt cafe sạch, nguyên liệu làm bánh an toàn để đảm bảo sức khoẻ người sử dụng.
2.9. Thiết lập chiến lược kinh doanh
Để kinh doanh quán cafe bánh ngọt thành công thì không thể bỏ qua bước thiết lập chiến lược kinh doanh. Xây dựng chiến lược chính là cách cạnh tranh với đối thủ trên thị trường, nhằm thu hút và lôi kéo khách hàng mục tiêu một cách hiệu quả. Trước tiên, hãy tìm hiểu kỹ các chiến lược kinh doanh, chiến lược quảng bá, marketing của đối thủ. Từ đó, thiết lập các chiến lược cạnh tranh cho cửa hàng.
Thiết lập chiến lược kinh doanh
2.10. Thuê nhân viên phục vụ
Nhân viên phục vụ chính là bộ mặt của cửa hàng, do đó việc tuyển dụng và đào tạo đội ngũ nhân viên là điều quan trọng. Các thông điệp và ý tưởng kinh doanh của cửa hàng được bộc lộ rõ ràng qua cách phục vụ của nhân viên. Vì vậy, để tạo ấn tượng và đem đến trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng, bạn nên đầu tư cho hạng mục đào tạo đội ngũ nhân viên.
Thuê đội ngũ nhân viên phục vụ
2.11. Kế hoạch marketing, truyền thông
Công việc cuối cùng và cũng quan trọng nhất mà chủ cửa hàng cần lưu ý khi mở tiệm cafe bánh ngọt đó là xây dựng kế hoạch truyền thông, marketing. Hiện nay, khi các mạng xã hội, phương tiện truyền thông đại chúng phát triển thì đây cũng là cơ hội để quảng bá quán đến khách hàng dễ dàng nhưng cũng là thách thức khi phải cạnh tranh với các đối thủ. Do đó, nếu bạn là người có kinh nghiệm trong lĩnh vực này thì có thể thiết lập kế hoạch một cách chi tiết và rõ ràng. Hoặc thuê các đơn vị Agency nếu bạn không phải là người có kinh nghiệm, đảm bảo không bị mất thời gian và chi phí.
Kế hoạch truyền thông marketing
III. Chi phí mở quán cafe bánh ngọt bạn nên biết
Dưới đây là những chi phí mở quán cafe bánh ngọt mà chủ cửa hàng nên biết để có kế hoạch chuẩn bị tài chính vững vàng, đồng thời có kết quả đo lường chi phí đầu tư một cách chính xác.
3.1. Chi phí mặt bằng
Đây là chi phí cố định đầu tiên mà bất kỳ cửa hàng kinh doanh nào cũng cần liệt kê trong danh sách các khoản chi hàng tháng của cửa hàng. Việc lựa chọn địa điểm kinh doanh càng trung tâm, càng đẹp thì mức chi phí này càng cao. Thông thường, chi phí thuê mặt bằng dao động từ 15 - 30 triệu đồng. Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào không gian và vị trí mà mức chi phí này có thể cao hoặc thấp hơn.
Chi phí thuê mặt bằng
3.2. Chi phí mua nguyên vật liệu
Để sản xuất ra những chiếc bánh ngọt thơm ngon hay những ly cafe thơm lừng thì không thể không nhắc đến các chi phí mua nguyên vật liệu. Những chi phí này bao gồm: chi phí mua hạt cafe, chi phí mua nguyên liệu làm bánh, chi phí khác nhau sữa, đường, siro, bột nở… Các chi phí này sẽ tuỳ thuộc vào tình hình kinh doanh của quán, nếu cửa hàng đông khách thì chi phí này sẽ tăng do số lượng sản phẩm bán ra nhiều và ngược lại.
Chi phí mua nguyên vật liệu
3.3. Chi phí mua trang thiết bị
Ngoài chi phí thuê mặt bằng, thì chi phí mua trang thiết bị cũng được coi là chi phí cố định và quan trọng. Tuy nhiên, đây là loại chi phí chỉ đầu tư một lần. Đầu tư cho các trang thiết bị khá tốn kém khi kinh doanh mô hình cafe bánh ngọt.
Chi phí mua trang thiết bị
Những trang thiết bị mà bạn cần đầu tư gồm: máy pha cafe, máy làm bánh, tủ bảo quản tại quầy bánh, tủ bảo quản trong kho hay các trang thiết bị làm bánh như: máy đánh trứng, máy nhào bột, lò nướng… Thông thường, những chi phí này khoảng vài trăm triệu. Do đó, bạn có thể tiết kiệm bằng cách tìm mua những trang thiết bị thanh lý của các cửa hàng khác, nhưng phải đảm bảo chất lượng và còn sử dụng tốt.
3.4. Chi phí duy trì hoạt động
Chi phí duy trì hoạt động là những chi phí bao gồm: chi phí điện nước, chi phí nhân công, chi phí quản lý… Đây tưởng chừng là những chi phí không đáng kể nhưng thực chất, nếu bạn liệt kê một cách đầy đủ và chi tiết thì những chi phí này cũng là khoản chi kha khá đấy. Do đó, đừng quên liệt kê chúng vào danh sách các khoản chi cho cửa hàng nhé.
3.5. Chi phí quản lý
Một trong những chi phí mở quán cafe bánh ngọt cần thiết để duy trình hoạt động kinh doanh cửa hàng cafe bánh ngọt là chi phí quản lý. Những chi phí này có thể là: chi phí thuê quản lý, chi phí sử dụng phần mềm quản lý bán hàng… Tuỳ thuộc vào mô hình kinh doanh và mục tiêu đầu tư của chủ cửa hàng mà mức chi phí này có thể cao hoặc thấp.
Chi phí quản lý quán cafe bánh ngọt
Bạn đã biết? Quản lý quán Cafe là gì? Cách quản lý quán cà phê hiệu quả
3.6. Chi phí thuê nhân viên
Khi quy mô kinh doanh càng lớn thì mức chi phí này càng tăng và ngược lại. Những chi phí thuê nhân viên bao gồm: nhân viên phục vụ, nhân viên pha chế, nhân viên làm bánh, nhân viên bếp, nhân viên bảo vệ hay quản lý. Phụ thuộc vào quy mô và tay nghề nhân viên mà mức chi phí này có thể khác nhau, nhưng thông thường chi phí này dao động từ vài chục triệu đến hàng trăm triệu đồng.
3.7. Chi phí khác
Ngoài những chi phí kể trên, thì những chi phí khác hay chi phí phát sinh khi kinh doanh cafe bánh ngọt bạn cũng cần quan tâm và dự phòng cho những chi phí này. Việc này không chỉ giúp bạn chủ động hơn để xử lý mà còn có kế hoạch chuẩn bị tài chính sẵn sàng. Giúp cho việc tính toán và đo lường các chi phí đầu tư một cách chính xác.
Chi phí khác
IV. Kinh nghiệm mở quán cafe bánh ngọt nhanh hồi vốn
Bật mí kinh nghiệm mở quán cafe bánh ngọt nhanh thu hồi, chủ kinh doanh nào cũng cần lưu ý để vận hành kinh doanh mô hình cafe bánh ngọt thành công.
4.1. Lựa chọn địa điểm thuận lợi
Lựa chọn mặt bằng kinh doanh thuận lợi chính là cách để tiếp cận khách hàng mục tiêu dễ dàng và chính xác. Đồng thời, thu hút hay quảng bá thương hiệu cửa hàng một cách hiệu quả mà không tốn chi phí.
Lựa chọn địa điểm kinh doanh thuận lợi
Những địa điểm lý tưởng để phát triển kế hoạch kinh doanh cafe bánh thường nằm gần các khu dân cư đông đúc, trường học, khu văn phòng… để tiếp cận những đối tượng là những người trẻ, thường xuyên gặp gỡ bạn bè hoặc check in sống ảo.
4.2. Thiết kế menu đa dạng và bắt mắt
Menu được coi “linh hồn” của tiệm cafe bánh ngọt, do đó việc thiết kế menu hấp dẫn, độc đáo là điểm ấn tượng đối với khách hàng. Trên menu ngoài việc thể hiện tất cả các món cafe, bánh thì việc đặt tên cho các đồ uống hay các món bánh để kích thích sự tò mò của khách hàng là điều cần thiết. Không chỉ giúp bạn gia tăng doanh thu mà còn là vũ khí lợi hại để cạnh tranh với các đối thủ trong mô hình cafe bánh ngọt.
Thiết kế menu đa dạng và bắt mắt
Để xác định menu món ăn bạn nên tham khảo các đối thủ cạnh tranh và tiến hành các cuộc khảo sát thăm dò ý kiến để lên menu phù hợp với không gian, mô hình kinh doanh quán cafe bánh ngọt và tay nghề của đầu bếp, nguồn nguyên liệu có sẵn có hay không….
Tham khảo thêm: Cách xây dựng menu quán cafe độc đáo siêu thu hút
4.3. Trang trí không gian quán ấn tượng
Ngoài chất lượng menu món ăn thì điểm thu hút khách hàng tại các quán cafe bánh ngọt hiện nay chính là không gian và cách trang trí. Một không gian độc đáo cùng với ý tưởng thiết kế mới lạ chắc chắn sẽ thu hút khách hàng hơn quán cafe truyền thống.
Trang trí không gian quán ấn tượng
Hiện nay, có khá nhiều phong cách trang trí cho không gian quán. Chẳng hạn như phong cách ngọt ngào, nhẹ nhàng với tone màu pastel hay phong cách Châu Âu sang chảnh với các chi tiết trang trí hoa văn tỉ mỉ, cầu kỳ.
Ngoài ra, phong cách Vintage hoài cổ là một trong những phong cách thịnh hành trong nhiều năm gần đây. Tuỳ thuộc vào mô hình mà bạn có thể lựa chọn phong cách trang trí phù hợp hoặc sáng tạo theo ý tưởng của bản thân cũng là điểm cộng đấy.
Tìm hiểu thêm: Bí kíp trang trí quán cafe độc đáo, check in mọi góc cực đẹp
4.4. Trang trí quầy bánh và khu vực pha chế
Những chiếc tủ kính xinh xắn được trang trí đẹp mắt, trưng bày các loại bánh hấp dẫn chính là cách kích thích sự tò mò cho khách hàng khi đến quán. Đồng thời luôn chú ý lau chùi sạch sẽ và thường xuyên sẽ ghi điểm cộng lớn trong mắt khách hàng.
Chú ý sắp xếp các loại bánh và phân loại theo từng hương vị một cách khoa học vừa giúp khách hàng dễ dàng quan sát vừa giúp nhân viên thuận tiện trong quá trình bán hàng.
Trang trí quầy bánh và khu vực pha chế
Nếu không gian mở quán cafe bánh ngọt là không gian mở thì khu vực pha chế cần thiết kế gọn gàng, sạch sẽ. Vì đây là nơi pha chế đồ uống và khách hàng nhìn thấy tận mắt nên cần lau chùi và vệ sinh các dụng cụ máy móc thường xuyên.
4.5. Bảo quản và phân chia khẩu phần bánh
Việc bảo quản thành phẩm sau khi làm xong là điều quan trọng, ảnh hưởng đến chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Do đó, nên bảo quản chúng trong tủ lạnh và phân chia thành các khẩu phần vừa ăn, là khẩu phần tiêu chuẩn đáp ứng cho nhiều người nhất.
Phân chia thành các khẩu phần không chỉ giúp khách hàng lựa chọn dễ dàng mà còn giúp chủ kinh doanh tiết kiệm ngân sách, nguồn nguyên liệu mà còn tránh lãng phí khi khách hàng thưởng thức, giúp khách chi tiêu hợp lý và đem đến cảm giác lưu luyến, mong muốn ghé quán để thưởng thức vào những lần sau.
4.6. Thiết lập kênh bán online
Là một trong những kinh nghiệm mở quán cafe bánh ngọt thành công mà chủ cửa hàng không thể bỏ qua.
Thiết lập kênh bán online
Hiện nay, với sự phát triển không ngừng của mạng xã hội và kênh truyền thông thì việc xây dựng kênh bán hàng online là không thể thiếu. Hãy thành lập Fanpage cửa hàng trên Facebook, chạy quảng cáo bán hàng và cung cấp dịch vụ ship hàng nhanh vài giờ trong nội thành là ý tưởng kinh doanh không tồi. Hoặc thiết lập kênh bán trên các ứng dụng như: Shopee Food, Beamin, Grab,... giúp đem về một khoản doanh thu “khủng” mà không tốn quá nhiều chi phí.
4.7. Sử dụng phần mềm quản lý cửa hàng
Thay vì sử dụng phương pháp quản lý truyền thống đem lại nhiều bất cập và rủi ro thì việc sử dụng các phần mềm quản lý bán hàng giải quyết triệt để những vấn đề của phương pháp truyền thống.
Phần mềm quản lý bán hàng POS365 là phần mềm quản lý thông minh hàng đầu Việt Nam, được nhiều chủ kinh doanh lựa chọn là công cụ hỗ trợ đắc lực trong việc quản lý cửa hàng một cách hiệu quả và chính xác.
Phần mềm quản lý bán hàng thông minh POS365
Đây là giải pháp thông minh - Tối ưu năng suất cho các cửa hàng kinh doanh, giảm thiểu thời gian thanh toán đến 10 lần so với phương pháp truyền thống. Bên cạnh đó, chủ cửa hàng có thể theo dõi báo cáo doanh thu trong ngày cửa hàng hay các chi nhánh, việc quản lý nhân viên, quản lý tồn kho nguyên liệu cũng trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn bao giờ hết. Đặc biệt, tính năng quản lý từ xa, dù ở bất cứ đâu bạn cũng có thể theo dõi chi tiết các hoạt động bán hàng ngay cả khi không có kết nối Internet.
Tham khảo thêm: Những kinh nghiệm mở quán cafe chắc chắn bạn cần biết
Hy vọng rằng, với những thông tin hữu ích mà POS365 vừa cung cấp sẽ hữu ích cho bạn trong việc khởi nghiệp kinh doanh mở quán cafe bánh ngọt. Hoặc chia sẻ bài viết này nếu bạn thấy hữu ích cho những người thân, bạn bè chuẩn bị kinh doanh cafe bánh nhé. Chúc bạn kinh doanh thành công!