Kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa ở nông thôn được nhiều người kinh doanh tìm kiếm. Có lẽ bởi nhu cầu của người dân về việc sắm sửa cũng như sử dụng nhiều loại mặt hàng khác nhau. Thế nhưng nhiều người kinh doanh có vốn nhưng không biết bắt đầu từ đâu.
Trong bài viết sau đây, POS365 sẽ giúp bạn nắm bắt được những thứ cần chuẩn bị từ chi phí, kế hoạch kinh doanh,... Việc bạn cần làm đó chính là ghi chép lại và thực hiện từ những khâu đầu tiên. Hãy cùng tìm hiểu ngay!
I. Mở cửa hàng tạp hóa ở nông thôn cần những gì?
Dù bất kể mô hình quán tạp hóa của bạn có lớn hay nhỏ thì việc chuẩn bị những công đoạn sau đều cần thiết. Bởi nắm vững được điều này thì việc kinh doanh của bạn sẽ dễ dàng trong công đoạn tiếp theo.
1.1. Lên ý tưởng kinh doanh
Lên ý tưởng kinh doanh là việc làm đầu tiên mà bạn cần phải thực hiện nếu như bạn muốn một kế hoạch vận hành thật trôi chảy. Hãy bắt đầu với số vốn, địa điểm và mặt bằng. Mỗi ý tưởng bạn đề ra phải phù hợp với điều kiện cụ thể, Thế nhưng thông thường, các cửa hàng tạp hóa sẽ lựa chọn cửa rộng, không lắp kính, sử dụng nhiều loại giá kệ. Mọi mặt hàng sẽ được bày biện theo từng loại, ví dụ gian bánh, gian nước ngọt, rượu, giấy ăn,... để khách hàng dễ dàng lựa chọn.
Lên ý tưởng kinh doanh
1.2. Lập kế hoạch kinh doanh cho cửa hàng
Kế hoạch kinh doanh chi tiết sẽ giúp bạn vận hành một cách trôi chảy hơn. Đặc biệt là đầu tư cho vốn như sau:
-
Hàng hóa ban đầu: 35%- 45%
-
Thiết bị cho cửa hàng tạp hóa: Giá kệ trưng bày, bàn thu ngân, camera, máy tính, Thuê mặt bằng: 8-15%
-
Thuê nhân viên: 3-5%
-
Các thiết bị khác: tủ đông, tủ mát, kệ bảo quản, kho,...
-
Phần mềm quản lý bán hàng: 2%
Lập kế hoạch kinh doanh cho cửa hàng
Tiếp đến là các chương trình thu hút khách hàng đầy đủ. Từ đó bạn mới có doanh thu để hoàn vốn. Nhưng điều quan trọng đó chính là bảng dự trù kinh phí càng chi tiết càng tốt. Đây chính là bước đi chắc chắn cho quá trình phát triển của cửa hàng.
1.3. Tìm hiểu về thị trường
Kinh doanh tạp hóa tại nông thôn là mảnh đất màu mỡ giàu tiềm năng. Thế nên việc cạnh tranh với các cửa hàng khác là điều khó tránh. Thế nên việc nghiên cứu thị trường là việc cần thiết.
Trường hợp bạn muốn mở cửa hàng gần trường học thì cần có những mặt hàng đáp ứng đầy đủ nhu cầu của đối tượng khách hàng như trẻ em, học sinh, sinh viên. Còn nếu như bạn mở cửa hàng tại nơi đông dân cư thì cần có những mặt hàng đáp ứng nhu cầu sử dụng hàng ngày như dầu ăn, bột giặt, gia vị, bát, đũa,...
Tiếp theo đến với các đối thủ cạnh tranh, bạn cần nắm rõ được về mặt hàng và giá cả của họ. Việc này sẽ giúp bạn đưa ra các chiến lược về giá để có thu hút được khách hàng về với cửa hàng của mình.
1.4. Lựa chọn địa điểm kinh doanh
Dù kinh doanh ở bất cứ đâu thì việc lựa chọn địa điểm kinh doanh đều đóng vai trò quan trọng. Vị trí đẹp nhất để mở cửa hàng tạp hóa đó chính là nơi tập trung đông dân cư. Bạn có thể lựa chọn trường học, khu công nghiệp,... Ngoài ra bạn có thể phục vụ chính hàng xóm của mình bằng việc tận dụng chính không gian nhà mình.
Lựa chọn địa điểm kinh doanh
Tùy thuộc vào diện tích mặt bằng mà bạn có thể mở với quy mô lớn hoặc nhỏ. Thế nhưng cần phải đảm mang đến không gian thoải mái cho việc sắp xếp, bày trí các mặt hàng, dễ dàng cho khách hàng lựa chọn.
1.5. Tìm nguồn hàng
Kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa ở nông thôn đó là nguồn hàng vừa chất lượng vừa đa dạng chính là cánh tay phải đắc lực thu hút khách hàng và nâng cao doanh thu cho cửa hàng của bạn. Vậy nguồn hàng này ở đâu?
Tìm nguồn hàng
Bạn có thể nhập hàng từ chợ đầu mối, từ siêu thị lớn hay trở thành đại lý phân phối cho các nhãn hàng lớn. Việc trở thành đại lý thì hàng được nhập luôn có giá ưu đãi, chiết khấu. Các nhà phân phối sẽ hỗ trợ vận chuyển hàng hóa tới các cơ sở,...
>>>Tìm hiểu thêm: Muốn mở cửa hàng tạp hóa lấy hàng ở đâu có giá sỉ tốt?
1.6. Chuẩn bị giấy tờ đăng ký kinh doanh
Thông thường những người kinh doanh thường là cá nhân hoặc gia đình. Thế nên bạn nên đăng ký kinh doanh ở mức độ hộ kinh doanh cá thể. Thủ tục như sau:
Người đại diện hộ gia đình (đối với trường hợp hộ kinh doanh do hộ gia đình thành lập) hoặc cá nhân (nếu trường hợp do cá nhân thành lập) hoặc nhóm cá nhân (nếu trường hợp do nhóm cá nhân thành lập) gửi Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh
Trên giấy đề nghị đăng ký kinh doanh hộ kinh doanh phải có đầy đủ và chính xác những thông tin sau:
-
Tên hộ kinh doanh, địa chỉ địa điểm kinh doanh;
-
Số vốn kinh doanh;
-
Ngành, nghề kinh doanh;
-
Số lao động;
-
Họ, tên, địa chỉ nơi cư trú, chữ ký, số và ngày cấp Giấy chứng minh nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân hoặc Hộ chiếu của đại diện hộ gia đình, cá nhân hoặc nhóm cá nhân bản gốc và bản công chứng hợp lệ.
Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện sau khi tiếp nhận hồ sơ sẽ trao giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đáp ứng điều kiện sau:
-
Ngành, nghề kinh doanh không thuộc danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh;
-
Tên hộ kinh doanh dự định đăng ký phù hợp với quy định;
-
Nộp đủ lệ phí đăng ký kinh doanh theo quy định.
II. Chi phí mở cửa hàng tạp hóa ở nông thôn
Để mở cửa hàng tạp hóa ở nông thôn thì trước tiên bạn cần là chuẩn bị vốn. Đây là điều kiện tiên quyết nếu như muốn bắt đầu kinh doanh. Tại đây chúng tôi sẽ chia vốn theo quy mô cửa hàng.
Chi phí mở cửa hàng tạp hóa ở nông thôn
2.1.Chi phí mở cửa hàng tạp hóa 30 - 50m2
-
Tiền mặt bằng: Khoảng 5 triệu đồng/ tháng. Điều này cần phải tính toán chi tiết. Lý do bởi bạn không thể. Thế nhưng bạn mở tại nhà thì không phải quá lo lắng về việc này.
-
Chi phí nguồn hàng: Khoảng 200 triệu. Số tiền này có thể thay đổi tùy vào mặt hàng bạn bán ra thị trường.
-
Tiền lắp đặt trang thiết bị cho cửa hàng: Khoảng 40 triệu đồng. Bạn nên chuẩn bị các thứ cần thiết như giá kệ, máy bán hàng, thiết bị an ninh, camera, xe đẩy,...
-
Tiền thuê nhân viên: Khoảng từ 4 đến 5 triệu/ người. Nếu như bạn mở tại nhà thì việc này cũng không cần thiết.
2.2. Chi phí mở cửa hàng tạp hóa trên 100m2
-
Tiền mặt bằng: Khoảng 7 - 10 triệu/tháng.
-
Tiền vốn nguồn hàng: ít nhất là 300 triệu đồng.
-
Tiền lắp đặt trang thiết bị: Khoảng 80 - 100 triệu đồng.
-
Tiền thuê nhân viên: Khoảng từ 4 đến 5 triệu/ người. Đây là khoản chi phí cần phải chi. Lý do bởi với quy mô lớn như vậy, việc có nhân viên sẽ giúp bạn quản lý tốt hơn.
Được quan tâm: Cách quản lý cửa hàng tạp hóa tối ưu cho chủ kinh doanh
II. Kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa ở nông thôn mang lại lợi nhuận cao
Kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa ở nông thôn sẽ giúp cho bất kỳ ai nhanh chóng thu được lợi nhuận. Ngoài việc đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, bạn cần phải tham khảo những người đi trước để tránh các sai lầm không đáng có.
2.1. Lựa chọn phương pháp Marketing hợp lý
Chiến lược Marketing là cách hiệu quả giúp bạn tiếp cận khách hàng mục tiêu dễ dàng. Bên cạnh đó là tăng tính nhận diện thương hiệu. Tại nông thôn, việc sử dụng internet lại không phổ biến bằng việc truyền thông bằng lời nói, giao tiếp với khách hàng.
Lựa chọn phương pháp Marketing hợp lý
Như các bạn đã biết, Mô hình cửa hàng tạp hóa chỉ phục vụ một bộ phận khách hàng cố định. Vì vậy, cửa hàng của bạn phải có những mặt hàng đáp ứng nhu cầu của họ. Bên cạnh đó phải khéo léo giao tiếp, ứng xử để giữ mối quan hệ tốt đẹp.
2.2. Phân loại, trưng bày sản phẩm một cách khoa học
Khi trưng bày hàng hóa, sản phẩm bạn cần đảm bảo tính logic, khoa học.bởi điều này sẽ giúp khách hàng dễ dàng tìm kiếm và lấy hàng một cách nhanh chóng. Để thực hiện việc này, sự hỗ trợ được những chiếc giá kệ là vô cùng cần thiết.
Phân loại, trưng bày sản phẩm một cách khoa học
Trưng bày sản phẩm khoa học còn giúp bạn cải thiện tính thẩm mỹ giúp cửa hàng của bạn trở nên đẹp mắt và gọn gàng hơn bao giờ hết. Chẳng khách hàng nào muốn dạo quanh mấy vòng trong cửa hàng mà mãi chưa tìm thấy đồ mình cần. Việc sắp xếp sẽ giúp việc bổ sung, hay lấy hàng dễ dàng hơn.
2.3. Xây dựng trương trình khuyến mãi thu hút khách hàng
Các chương trình khuyến mãi chính là hình thức giữ chân khách hàng tuyệt vời nhất. Hãy xây dựng các chương trình giảm giá, tặng kèm đồ nhỏ như bàn chải, gói cà phê,.... Chắc chắn khách hàng của bạn sẽ mua thêm nhiều mặt hàng để được khuyến mãi. Bạn vừa nâng cao doanh thu vừa đẩy được hàng tồn kho hiệu quả.
Xây dựng trương trình khuyến mãi thu hút khách hàng
2.4. Trang bị camera để quan sát toàn bộ cửa hàng
Cửa hàng tạp hóa thường có lượng khách lớn tới để mua sản phẩm. Thế nên chủ cửa hàng không thể vừa bán vừa trông coi cửa hàng được. Việc lắp đặt camera an ninh là giải pháp tối ưu nhất giải quyết vấn đề này. Bởi người quản lý sẽ bao quát toàn bộ không gian cửa hàng tránh đi tình trạng mất cắp và vấn đề trả tiền thừa.
2.5. Quản lý cửa hàng thông minh
Ngày nay, công nghệ ngày càng phát triển thế nên việc áp dụng những thiết bị thông minh vào kinh doanh là điều dễ hiểu. Theo nghiên cứu các cửa hàng tạp hóa ít sử dụng phần mềm quản lý bán hàng. Lý do bởi đây là những mô hình kinh doanh nhỏ lẻ và họ ngại đầu tư vào trang thiết bị. Họ sử dụng phương pháp truyền thống qua sổ sách. Kết quả là nhiều cửa hàng xảy ra thất thoát hàng hóa, không kiểm soát được lượng hàng tồn, hàng sắp hết sử dụng, tính toán sai doanh thu hàng ngày. Kèm theo đó là tốn hàng giờ để tính toán tổng thu chi vào cuối tháng.
Quản lý cửa hàng thông minh
Nếu như bạn đang lo về chi phí đầu tư, phần mềm quản lý cửa hàng tạp hóa POS365 sẽ giúp bạn thực hiện điều này. Chỉ với chi phí 3.000đ/ngày, chủ cửa hàng đã sử dụng được trọn bộ tính năng chuyên nghiệp quản lý kho, hàng hóa, bán hàng, thanh toán,....
Tham khảo thêm: 10 phần mềm bán hàng tạp hóa miễn phí tốt nhất
Tổng kết
Kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa ở nông thôn mà chúng tôi gửi đến các bạn phù hợp với mọi mô hình mà bạn muốn kinh doanh. Hãy tham khảo kỹ càng và đừng quên sử dựng phần mềm quản lý bán hàng POS365 để tối ưu hóa quy trình bán hàng và nâng cao doanh thu nhanh chóng. Chúc các bạn thành công!