Kinh doanh hải sản không phải là loại hình kinh doanh mới mẻ. Tuy nhiên, để kinh doanh hiệu quả đòi hỏi người kinh doanh cần trang bị rất nhiều kiến thức, kinh nghiệm về thuỷ hải sản cũng như kinh doanh. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn đọc một số bí quyết kinh doanh hiệu quả, hãy tham khảo nhé.
1. Tiềm năng kinh doanh thuỷ sản
Chắc hẳn khi kinh doanh bất cứ ngành nghề gì các chủ đầu tư sẽ tính toán đến phương án lỗ, lãi. Khi kinh doanh thuỷ sản cũng như vậy và bạn không cần phải lo lắng khi kinh doanh mặt hàng này. Đây là sản phẩm có tiềm năng mang lại lợi nhuận tương đối cao nếu bạn biết lựa chọn nguồn nhập hàng, cách thức bảo quản và vận chuyển phù hợp. Giá thuỷ sản phụ thuộc vào đó mặt hàng đó là nguồn đánh bắt hay nuôi trồng. Giá thành sẽ có sự chênh lệch nhất định và ngoài giá sản phẩm thì còn có công đoạn vận chuyển, bảo quản và rủi ro đó là hải sản có thể chết. Nếu người kinh doanh có khả năng tối ưu những yếu tố kể trên thì bạn có thể nhận về nguồn lợi nhuận lớn.
Kinh doanh thuỷ sản rất tiềm năng
Chưa dừng lại ở đó, người dân nhu cầu ăn thuỷ sản là rất lớn vì đây là nguồn thực phẩm giàu chất dinh dưỡng và có ít chất độc hại. Không những vậy, hải sản còn có thể chế biến trong những ngày trọng đại nên nhu cầu là rất lớn.
Xem thêm: Kinh doanh hải sản cần bao nhiêu vốn và lưu ý những gì?
2. Điều kiện kinh doanh thuỷ sản
Kinh doanh thuỷ hải sản cần đáp ứng rất nhiều điều kiện kinh doanh thuỷ sản, trong đó có xin cấp giấy phép kinh doanh thuỷ hải sản. Để kinh doanh mặt hàng này thì bạn cần đáp ứng các điều kiện đó là: cơ sở kinh doanh, loại hình kinh doanh, hồ sơ cấp giấy phép kinh doanh thuỷ hải sản, hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Cụ thể:
2.1 Về cơ sở kinh doanh
-
Chủ kinh doanh cần phải đáp ứng các quy định về an toàn thực phẩm, phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường.
-
Cần có hồ sơ nguồn gốc xuất xứ của thuỷ hải sản.
2.2 Về loại hình kinh doanh
Để kinh doanh thuỷ hải sản thì chủ kinh doanh cần chọn đăng ký kinh doanh theo loại hình doanh nghiệp. Do kinh doanh thuỷ hải sản nằm trong loại hình: kinh doanh nhỏ lẻ, nhà hàng trong khách sạn, thức ăn đường phố, kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn,….
2.3 Hồ sơ cấp giấy phép kinh doanh thuỷ sản
Bạn cần chuẩn bị một số giấy tờ khi kinh doanh thuỷ sản đó là:
Chuẩn bị hồ sơ xin cấp phép kinh doanh
-
Đề nghị đăng ký kinh doanh
-
Điều lệ thành lập công ty
-
Danh sách các thành viên cổ đông hoặc thành viên góp vốn.
-
Bảo sao căn cước công dân đối với cá nhân, giấy đăng ký doanh nghiệp đối với tổ chức.
-
Quyết định góp vốn đối với thành viên là tổ chức.
-
Giấy uỷ quyền.
2.4 Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm
Khi kinh doanh mặt hàng này thì chủ kinh doanh cần xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm. Gồm có:
-
Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm theo mẫu.
-
Bản sao đăng ký kinh doanh.
-
Bản vẽ, sơ đồ của mặt bằng kinh doanh.
-
Sơ đồ quy trình bảo quản.
-
Danh sách chứng nhận sức khoẻ của chủ kinh doanh.
-
Các giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm
-
Bản cam kết đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
3. Bí quyết kinh doanh thuỷ sản thành công
Khi kinh doanh thuỷ sản bạn cần chuẩn bị những gì? Sau đây, chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn đọc một số yếu tố cần chuẩn bị và kinh nghiệm cần nắm bắt.
3.1 Nghiên cứu thị trường
Điều đầu tiên khi kinh doanh đó chính là nghiên cứu thị trường. Bạn cần tiến hành xác định tệp khách hàng mục tiêu hướng tới. Tìm hiểu xem họ có mức thu nhập thế nào, yêu thích ăn những loại hải sản nào, số lượng,…. Bạn có thể lập bảng khảo sát ý kiến và nhờ mọi người thực hiện khảo sát. Dựa vào các số liệu thu thập được bạn sẽ chọn ra các loại hải sản để bán, mức giá phù hợp và cách thức phân phối.
Tiếp theo bạn cần nghiên cứu đối thủ cạnh tranh để biết họ buôn bán những mặt hàng gì, tại sao lại tập trung vào một số mặt hàng nhất định, giá cả, số lượng khách hàng, cách thức quảng bá,….
3.2 Chuẩn bị nguồn vốn
Tiếp theo đó chính là chuẩn bị nguồn vốn đủ để mở cửa hàng. Khi mở cửa hàng kinh doanh bạn cần bỏ vốn để thuê mặt bằng, mua sắm trang thiết bị, nhập hàng, thuê nhân viên,…
Chuẩn bị vốn kinh doanh thuỷ sản
- Đối với thuê mặt bằng thì giá mặt bằng phụ thuộc vào khu vực đó có trung tâm hay không. Giá thuê ở thành phố cao hơn so với vùng nông thôn. Trung bình tiền thuê mặt bằng giao động từ 8 – 30 triệu đồng và có thể cao hoặc thấp hơn tuỳ vào từng địa phương.
- Tiếp theo đó chính là chi phí mua sắm trang thiết bị. Vì các mặt hàng thuỷ sản cần phải tươi sống nên sẽ cần mua thiết bị bảo quản như tủ đông. Chính vì thế chi phí mua sắm rơi vào khoảng vài chục triệu đồng.
- Tiền nhập hàng còn phụ thuộc vào nhu cầu, số lượng khách hàng tới cửa hàng. Thời gian đầu bạn có thể nhập lượng hàng nhiều hơn và khi đã có lượng khách quen ổn định thì bạn có thể điều chỉnh số lượng phù hợp.
- Tuỳ vào quy mô kinh doanh để bạn xem xét có nên thuê nhân viên hay không. Chi phí thuê nhân viên bán hàng rơi vào khoảng 5 – 7 triệu đồng/tháng. Và bạn nên chọn nhân viên chăm chỉ, có khả năng tư vấn, giúp khách hàng chọn mặt hàng phù hợp.
3.3 Tìm kiếm nhà cung cấp
Tiếp theo, khi kinh doanh thuỷ sản bạn cần chú ý lựa chọn nhà cung cấp thuỷ sản uy tín. Cần có các tiêu chí lựa chọn đó là:
-
Chất lượng sản phẩm tươi sống.
-
Cung cấp số lượng hàng hoá đủ, ổn định và không bị gián đoạn.
-
Giá thành phù hợp.
-
Nhà cung cấp không có khoảng cách khá xa khiến chi phí vận chuyển đội lên và thời gian nhập hàng tăng lên.
3.4 Lựa chọn địa điểm kinh doanh
Khi kinh doanh thì việc lựa chọn mặt bằng phù hợp rất quan trọng. Nó góp phần quyết định sự thành công hoặc thất bại của công việc kinh doanh. Bạn nên chọn mặt bằng ở khu vực trung tâm, nơi có đông người qua lại, gần khu dân cư, chợ,… để dễ dàng thu hút sự chú ý của khách hàng.
3.5 Biết cách chọn thuỷ sản tươi sống
Khi kinh doanh mặt hàng này thì bạn cần nắm bắt cách chọn hải sản tươi sống phù hợp. Mẹo lựa chọn hải sản sao cho thật tươi ngon và không bị hư hỏng. Sau đây chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn một số mẹo chọn hải sản hữu hiệu.
-
Đối với tôm thì những con có màu sắc đều, không bị ngả đục, không có lốm đốm, thân tôm chắc, vảy cứng, càng đều, không gãy, không có mùi tanh, vẫn bật tanh tách,… thì đó là con tôm ngon.
-
Đối với cua và ghẹ thì những con to vừa phải sẽ ngọt thịt hơn. Càng cua, ghẹ tươi mới, co lại thì cua còn mới. Còn những con càng thõng xuống, phản ứng chậm thì nó đã được đánh bắt lâu ngày.
-
Đối với mực thì nên chọn con thân to, chắc thịt, túi mực con nguyên thì thịt sẽ chắc và ngon. Những con mực nhỏ, màu sắc tươi, râu mực chắc, không bị thâm thì ăn sẽ ngon và ngọt hơn.
3.6 Cách trưng bày và bảo quản
Khi bán hàng thì bạn cần chú ý tới cách trưng bày và bảo quản hải sản trong cửa hàng. Bạn cần trang bị các thiết bị chuyên dụng như: bể đựng hải sản, bình sục oxi,…. Và khi trưng bày hải sản thì bạn nên chia thành các khu vực khác nhau và sắp xếp theo mức giá để khách hàng dễ dàng lựa chọn. Không để hải sản ở sát cửa ra vào, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời khiến hải sản dễ bị chết. Đối với dụng cụ hải sản thì bạn nên vệ sinh sạch sẽ để khách hàng an tâm.
Chú ý cách trưng bày thuỷ sản
3.7 Lên kế hoạch cách thức bán hàng và chăm sóc khách hàng
Chủ kinh doanh có kết hợp các hình thức bán hàng là bán trực tiếp tại cửa hàng và bán hàng online. Bên cạnh bán tại cửa hàng thì bạn nên bán hàng online để gia tăng doanh số bán hàng. Hiện nay, các khách hàng ưa chuộng sự thuận tiện nên rất thích mua hàng online, vận chuyển tận nơi. Bạn chỉ cần đảm bảo nguồn hàng cung cấp tươi mới, chất lượng có thể duy trì lòng trung thành của khách hàng.
3.8 Quảng bá thương hiệu
Bạn nên tận dụng sức mạnh của công nghệ để gia tăng mức độ phủ sóng của thương hiệu. Xây dựng fanpage trên facebook, tham gia vào các sàn thương mại điện tử,… kết hợp phương thức quảng bá truyền thống như: treo banner, biển hiệu,… để khách hàng biết tới thương hiệu nhiều hơn.
3.9 Sử dụng phần mềm quản lý bán vật tư nông nghiệp để quản lý hiệu
Cuối cùng bạn nên sử dụng phần mềm quản lý bán vật tư nông nghiệp để quản lý hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn. Những ưu điểm khi sử dụng phần mềm đó là:
-
Dễ dàng kiểm soát, quản lý hàng tồn kho đơn giản, chuẩn xác.
-
Tránh tình trạng sai sót khi kiểm soát công nợ.
-
Báo cáo kinh doanh tổng quan, chi tiết theo ngày, tuần, tháng, năm.
-
Đồng bộ hoá quy trình bán hàng. Từ kết nối các thiết bị bán hàng như: máy quét mã vạch, máy in hoá đơn,… Tới tính tiền một cách nhanh chóng, chuẩn xác giúp đẩy nhanh tốc độ bán hàng.
-
Cho phép người dùng sử dụng nhiều thiết bị như: máy tính bảng, điện thoại, laptop,… để truy cập vào phần mềm.
-
Có thể quản lý từ xa từ nhân viên, hàng hoá, báo cáo bán hàng,…. Mà không cần có mặt tại cửa hàng.
Bài viết POS365 chia sẻ bí quyết kinh doanh thuỷ sản lãi cao tới đây là kết thúc. Chúng tôi tin tưởng nếu bạn đọc nắm bắt thông tin hữu ích kể trên sẽ rất có lợi cho công việc kinh doanh. Chân thành cảm ơn bạn đọc đã đồng hành trong bài viết này.
Kinh nghiệm mở nhà hàng hải sản hút khách siêu lợi nhuận: https://www.pos365.vn/mo-nha-hang-hai-san-6483.html