Câu chuyện kinh doanh

Mô hình kinh doanh thương mại điện t khá phổ biến trên thị trường hiện nay. Tuy nhiên vẫn có nhiều doanh nghiệp, cá nhân gặp phải khó khăn khi bắt đầu chuyển hướng sang mô hình kinh doanh này. Cùng POS365 tìm hiểu bí quyết kinh doanh TMĐT hiệu quả năm 2024 nhé!

Bí quyết kinh doanh thương mại điện tử hiệu quả năm 2024

I. Kinh doanh thương mại điện tử là gì?

Căn cứ vào Nghị định 52/2013/NĐ-CP ngày 16/05/2013, các hoạt động kinh doanh thương mại điện tử là việc tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình của các hoạt động thương mại thông qua phương tiện điện tử có kết nối mạng Internet. Cụ thể, các hình thức tổ chức TMĐT bao gồm:

  • Website thương mại điện tử phục vụ mục đích bán hàng.

  • Website cung cấp các dịch vụ thương mại điện tử gồm các loại sau: Sàn giao dịch TMĐT, Website đấu giá trực tuyến, Website khuyến mại trực tuyến.

  • Các loại website thương mại khác do Bộ Công Thương quy định.

Kinh doanh thương mại điện tử là gì

Kinh doanh thương mại điện tử là gì?

>> Xem thêm: Thương mại điện tử là gì? Nghề nghiệp, lợi ích và chiến lược

II. Điều kiện kinh doanh thương mại điện tử

Dưới đây là tổng hợp một số quy định về điều kiện kinh doanh một số hoạt động TMĐT và việc đăng ký kinh doanh TMĐT theo quy định tại Nghị định 52/2013/NĐ-CP và Thông tư 47/2014/TT-BCT như sau:

1. Điều kiện của website TMĐT để khách hàng rà soát và xác nhận nội dung hợp đồng

Cơ chế rà soát và xác nhận nội dung hợp đồng phải đáp ứng các điều kiện sau:

  • Hiển thị đầy đủ cho khách hàng những thông tin sau: Tên hàng hóa, dịch vụ, số lượng và chủng loại; 

  • Phương thức và thời hạn giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ;

  • Tổng giá trị của hợp đồng và các chi tiết liên quan đến phương thức thanh toán được khách hàng lựa chọn.

  • Các thông tin phải có khả năng lưu trữ, in ấn được trên hệ thống thông tin của khách hàng và hiển thị được về sau.

  • Hiển thị cho khách hàng những thông tin bao gồm cách thức trả lời chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng và thời hạn trả lời đề nghị giao kết hợp đồng.

  • Cho phép khách hàng sau khi rà soát những thông tin được lựa chọn hủy giao dịch hoặc xác nhận việc đề nghị giao kết hợp đồng.

2. Điều kiện thiết lập website TMĐT bán hàng

Các thương nhân, tổ chức, cá nhân được thiết lập website TMĐT bán hàng khi đáp ứng các điều kiện sau:

  • Thương nhân, tổ chức có chức năng, nhiệm vụ phù hợp hoặc cá nhân đã được cấp mã số thuế cá nhân.

  • Có website với tên miền hợp lệ và tuân thủ các quy định về quản lý thông tin trên internet.

  • Đã thông báo với Bộ Công Thương về việc thiết lập website TMĐT bán hàng theo quy định. 

Điều kiện kinh doanh thương mại điện tử

Điều kiện kinh doanh thương mại điện tử

3. Điều kiện thiết lập website cung cấp dịch vụ TMĐT

Thương nhân, tổ chức được thiết lập website cung cấp dịch vụ TMĐT khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:

  • Thương nhân, tổ chức có ngành nghề kinh doanh hoặc chức năng, nhiệm vụ phù hợp.

  • Có website với tên miền hợp lệ và tuân thủ các quy định về quản lý thông tin trên internet.

  • Có đề án cung cấp dịch vụ trong đó nêu rõ các nội dung sau: Mô hình tổ chức hoạt động; cấu trúc, tính năng và các mục thông tin chủ yếu trên website; phân định quyền và trách nhiệm giữa thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ TMĐT với các bên sử dụng dịch vụ.

  • Đã đăng ký thiết lập website cung cấp dịch vụ TMĐT và được Bộ Công Thương xác nhận đăng ký theo quy định tại Điều 55 và 58 Nghị định này.

>>> Xem thêm: Phân biệt thương mại điện tử và kinh doanh điện tử

III. Lập kế hoạch kinh doanh thương mại điện tử

Dưới đây là bản kế hoạch kinh doanh thương mại điện tử mẫu để bạn tham khảo. Nội dung đã được tổng hợp rất cụ thể và chi tiết để bạn có thể hiểu rõ hơn:

1. Công tác chuẩn bị

Phần công tác chuẩn bị sẽ phải bao gồm những công việc sau:

1.1. Lắng nghe ý kiến tư vấn khi bắt đầu soạn thảo kế hoạch kinh doanh

Hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp chuyển hướng sang kinh doanh thương mại điện tử, một lĩnh vực hoàn toàn mới nên chắc chắn thời gian đầu sẽ gặp phải nhiều khó khăn nếu không tham khảo ý kiến của những chuyên gia có kinh nghiệm, chuyên môn.

Bên cạnh đó, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp cần phải tham gia trực tiếp vào quá trình chuyển đổi sang hình thức kinh doanh TMĐT. Từ đó để lấy căn cứ yêu cầu các bộ phận của doanh nghiệp phải tiếp cận với kinh doanh TMĐT.

1.2. Phác thảo và xây dựng kế hoạch nghiên cứu thị trường

Nghiên cứu thị trường trực tuyến cho phép doanh nghiệp dễ dàng tìm kiếm các đầu mối kinh doanh, cơ hội xuất nhập khẩu, chiến lược marketing trực tuyến, các điều kiện địa lý, dân cư, nhân khẩu học của các nước, khu vực trên thế giới và nhiều loại thông tin khác. Việc nghiên cứu thị trường thông qua mạng Internet sẽ cho kết quả nhanh hơn vì các thông tin được chia sẻ trên mạng nhiều hơn, khả năng thu thập và tổng hợp thông tin cũng hiệu quả hơn.

Phác thảo và xây dựng nghiên cứu thị trường

Phác thảo và xây dựng nghiên cứu thị trường

1.3. Phân tích kết quả nghiên cứu thị trường

Việc tiếp theo là phân tích kết quả nghiên cứu thị trường chi tiết và khách quan nhất để tìm ra loại sản phẩm/dịch vụ nào có khả năng cạnh tranh và thành công trong thị trường. Phân tích kết quả cũng cần phải gắn với quá trình đưa ra quyết định.

Phân tích kết quả nghiên cứu thị trường

Phân tích kết quả nghiên cứu thị trường

1.4. Xác định nguồn xuất - nhập khẩu cho hàng hóa

Trong quá trình chuẩn bị cho việc xây dựng kế hoạch kinh doanh TMĐT, doanh nghiệp cần phải xác định nhu cầu xuất - nhập khẩu của một số quốc gia hoặc vùng lãnh thổ, cụ thể là nhu cầu và khả năng xuất - nhập khẩu của các loại sản phẩm mà doanh nghiệp bạn muốn kinh doanh.

Kết hợp các kỹ thuật trực tuyến để xác định xem liệu sản phẩm của mình đem đi bán tại có thể cạnh tranh được với các đối thủ khác hay không. Hoặc nếu nhập một mặt hàng nào đó thì có thể bán được tại thị trường trong nước hay không?

1.5. Xác định giá xuất - nhập khẩu hợp lý

Muốn xác định giá xuất - nhập khẩu hợp lý, bạn cần phải cân nhắc các chi phí cho các khâu sau:

  • Thiết kế website, bảo trì, bổ sung và sửa đổi website định kỳ.

  • Xử lý các loại thư tín giao dịch, các đơn đặt hàng, chi phí cho hoạt động marketing.

  • Chi phí vận chuyển, chi phí tài chính, tỷ lệ hoa hồng.

  • Chi phí xử lý thư tín dụng, các điều kiện tín dụng, lịch thanh toán.

  • Chi phí đóng gói bao bì, phí vận chuyển nội địa, phí bốc hàng tại cảng, phí bảo hiểm, phí dịch thuật tài liệu,...

  • Phí lưu kho, chi phí dịch vụ sau bán hàng, chi phí đổi trả hàng.

  • Tiền trả lương cho nhân viên kinh doanh TMĐT.

xác định giá xuất nhập khẩu hợp lý

Xác định giá xuất - nhập khẩu hợp lý

1.6. Nghiên cứu cách thức khách hàng quyết định mua - bán

Nghiên cứu hành vi ra quyết định của khách hàng khi tiến hành mua - bán hàng hóa trên mạng giúp người đọc bản kế hoạch kinh doanh nhận biết được người viết kế hoạch kinh doanh đã đầu tư thời gian và công sức để hiểu biết đối tượng khách hàng tiềm năng mà doanh nghiệp muốn hướng đến.

1.7. Chú trọng vào marketing, chiến lược thâm nhập thị trường

Có rất nhiều công ty khi mới chuyển sang lĩnh vực kinh doanh TMĐT đều bị thụ động tức là họ bán được hàng chủ yếu do các công ty nước ngoài chủ động liên hệ với họ, chứ họ chưa thực sự quảng bá để khách hàng tìm đến. Kinh doanh trực tuyến không có nghĩa là bỏ quên các kênh truyền thống bao gồm catalog hàng địa phương, các triển lãm, hội chợ, các hiệp hội thương mại,...

Chú trọng vào khâu marketing

Chú trọng vào khâu marketing

1.8. Chọn các cách phân phối 

Sai lầm mà nhiều doanh nghiệp mắc phải là chỉ sử dụng các kênh điện tử cho giao dịch quốc tế. Một website tốt sẽ cho phép các doanh nghiệp có khả năng kiểm soát các công việc tài chính, marketing,... Vì vậy, bạn hãy tận dụng mọi khả năng của website để đạt hiệu quả kinh doanh cao nhất. Bên cạnh đó, nên thiết lập các đại lý kinh doanh TMĐT, nhờ một công ty quản lý tiến hành rao bán sản phẩm, xây dựng các hợp đồng liên doanh,...

Chọn các cách phân phối

Chọn các cách phân phối

>> Tìm hiểu thêm: Cách tăng đơn hàng nhanh chóng từ website thương mại điện tử

2. Các bước xây dựng kế hoạch kinh doanh thương mại điện tử

Cùng tham khảo các bước xây dựng kế hoạch kinh doanh TMĐT cụ thể, chi tiết qua nội dung dưới đây nhé!

2.1. Tóm tắt kế hoạch

Tóm tắt kế hoạch là phần quan trọng đối với bất kỳ kế hoạch kinh doanh nào, bạn chỉ nên viết sau khi đã hoàn thành bản kế hoạch. Hầu hết các nhà đầu tư và ngân hàng sẽ chỉ đọc phần này, vì vậy, cần phải được trình bày thật rõ ràng, cụ thể, chính xác, ngắn gọn nhưng vẫn phải đảm bảo nhấn mạnh các vấn đề quan trọng của kế hoạch. Bao gồm nêu rõ những điểm mạnh và thành công của doanh nghiệp, điều gì làm doanh nghiệp nổi bật hơn với các đối thủ cạnh tranh, doanh nghiệp có nguồn lực, tài nguyên gì đặc biệt,...

2.2. Xác định mục tiêu

Xác định các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn thật cụ thể, rõ ràng với mục đích trình bày lý do vì sao chiến lược kinh doanh thương mại điện tử này lại được sử dụng để đạt được mục tiêu đó.

2.3. Định hướng kinh doanh online

Định hướng kinh doanh online cần phải trình bày được những sản phẩm/dịch vụ, giải pháp mà doanh nghiệp sẽ kinh doanh trên mạng. Từ đó đưa ra lý do tại sao doanh nghiệp sẽ thành công để thuyết phục các nhà đầu tư.

Định hướng kinh doanh online

Định hướng kinh doanh online

2.4. Các tiêu chuẩn đánh giá

Những tiêu chuẩn đánh giá sẽ bao gồm: 

  • Số lượng truy cập website trong 1 tháng

  • Số trang được khách xem

  • Tỷ lệ khách quay lại trong tháng

  • Số lượng giao dịch, số lượng các đơn đặt hàng, số lượng hàng bán qua mạng,...

2.5. Xúc tiến thương mại

Làm thế nào để có thể xúc tiến cũng như khuyến khích khách hàng truy cập website của mình hiệu quả? Đây sẽ là vấn đề mà nhiều chủ doanh nghiệp cần phải nghiên cứu và xây dựng chiến lược cụ thể, phù hợp.

2.6. Phân tích thị trường

Việc phân tích thị trường sẽ giúp xác định được cơ hội thị trường cho mô hình kinh doanh thương mại điện tử của doanh nghiệp là gì? Làm cách nào để có thể nhanh chóng xây dựng và tạo được chỗ đứng cũng như lợi thế cho doanh nghiệp trên thị trường đầy cạnh tranh như thương mại điện tử.

Phân tích thị trường

Phân tích thị trường

2.7. Tìm hiểu và phân tích đối thủ cạnh tranh

Nghiên cứu và phân tích các đối thủ cạnh tranh về kinh doanh thương mại điện tử sẽ càng mang lại hiệu quả cao. Bao gồm: Xác định trình độ và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp mình, lập danh sách các website mạnh và yếu nhất đang cạnh tranh với doanh nghiệp mình, dự đoán về thị phần cho từng đối thủ cạnh tranh, xu hướng phát triển của thị trường trong thời gian tới là gì?,...

2.8. Khách hàng đặc thù

Cần xác định rõ nhóm đối tượng khách hàng tiềm năng mà doanh nghiệp muốn hướng đến bao gồm nhân khẩu học, sở thích, độ tuổi,... Lý do tại sao doanh nghiệp lại tin tưởng rằng sẽ có khách hàng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ,... của mình qua internet.

Nghiên cứu nhóm khách hàng đặc thù

Nghiên cứu nhóm khách hàng đặc thù

2.9. Nghiên cứu nhóm mẫu

Bước tiếp theo là trình bày kết quả nghiên cứu nhóm mẫu trong thị trường định hướng của mình, với mục đích đưa ra các phản hồi cụ thể và phân tích hành vi tổng thể, chi tiết của nhóm này để có cái nhìn tốt hơn về thị trường và khách hàng.

2.10. Đánh giá rủi ro

Việc đánh giá rủi ro sẽ thông qua những đánh giá và nhận định cụ thể về thị trường và kết quả của doanh nghiệp trong 3 - 5 năm tiếp theo, cả trên mạng và các kênh truyền thống khác.

2.11. Chiến lược marketing

  • Xây dựng nội dung: Xác định những phần nội dung nào sẽ được đưa lên website nhằm phục vụ trực tiếp và gián tiếp các hoạt động kinh doanh TMĐT.

  • Quảng cáo: Chú trọng đến các yếu tố đã trở thành tiêu chuẩn quốc tế về thương hiệu, đóng gói,... Từ đó, xây dựng kế hoạch marketing phù hợp, logic, được bổ sung định kỳ. Chủ kinh doanh nên tạo các bản tin điện tử, gửi bài cho các báo và những phương tiện truyền thông, họp báo, tổ chức thảo luận trên mạng, hội nghị khách hàng,...

2.12. Chiến lược bán hàng

  • Lợi nhuận: Xây dựng chiến lược về giá chi tiết cho toàn bộ hoạt động bán hàng, phân phối hàng hóa và mua bán trên mạng.

  • Xử lý đơn đặt hàng: Tiến trình đặt hàng như thế nào (thông qua điện thoại, internet,...) Hình thức thanh toán là gì?

  • Phương pháp phân phối: Xác định được tất cả các cách phân phối hàng hóa, khi nào nhận và gửi các loại phiếu đặt hàng và các chứng từ.

  • Xây dựng chiến lược bán hàng: Xác định việc bán hàng sẽ chỉ hoạt động trên mạng hay sẽ kết hợp với những phương thức bán hàng truyền thống khác?

  • Quan hệ kinh doanh: Đưa ra kế hoạch về các mối quan hệ đối tác, đại lý,...

Chiến lược bán hàng

Chiến lược bán hàng

2.13. Kế hoạch sản xuất

Lên kế hoạch sản xuất sẽ bao gồm các công việc: Xác định sản lượng ban đầu, các yêu cầu mở rộng, phát triển, các nguồn lực, nơi sản xuất,... Đây đều là những công việc quan trọng cần phải chuẩn bị khi áp dụng kinh doanh mô hình thương mại điện tử.

2.14. Kế hoạch tài chính

Xây dựng một kế hoạch tài chính cụ thể và thực tiễn sẽ bao gồm:

  • Xây dựng chi tiết, cụ thể kinh phí cho năm đầu tiên khi bắt đầu kinh doanh TMĐT, bao gồm cả kinh phí dự phòng.

  • Tính toàn chi tiết các dòng tiền và so sánh dòng tiền mặt, thu - chi.

  • Lên kế hoạch kinh doanh 5 năm: Xây dựng bảng tính toán lỗ - lãi.

  • Xây dựng bảng cân đối kế toán: Trình bày khả năng tài chính, khả năng chi trả đúng hạn và vị thế tiền mặt của doanh nghiệp.

  • Phân tích điểm hòa vốn: Xác định số lượng các sản phẩm, dịch vụ,... cần bán để đạt điểm hòa vốn.

  • Phân tích nguồn vốn và việc sử dụng vốn để phát triển mô hình kinh doanh.

  • Sử dụng tài sản: Lợi nhuận và các khoản vay sẽ được sử dụng như thế nào?

Kế hoạch tài chính

Kế hoạch tài chính

IV. Các hình thức kinh doanh thương mại điện tử

Các mô hình kinh doanh thương mại điện tử gồm có các đối tượng tham gia chính được xác định là: Chính phủ (Government), Doanh nghiệp (Business), Khách hàng cá nhân (Customer). Một số hình thức kinh doanh thương mại điện tử tại Việt Nam:

1. Mô hình B2B

B2B (Business to Business) là hoạt động mà doanh nghiệp kinh doanh TMĐT với các doanh nghiệp khác. Hiện nay, mô hình này chiếm hơn 80% doanh số TMĐT trên thế giới. Những mô hình kinh doanh TMĐT B2B trên thế giới đã gặt hái và có tiếng tăm vang dội phải kể đến là Alibaba (Trung Quốc), cvn.com (Bộ công thương), Vietgo.vn, Bizviet.net,...

Mô hình kinh doanh B2B

Mô hình kinh doanh B2B

2. Mô hình B2C

B2C (Business to Consumer) là hoạt động thương mại giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng, thông qua mạng internet. Những doanh nghiệp kinh doanh thành công theo mô hình này trên thế giới là Amazon.com, Best Buy, AliExpress,... Còn ở Việt Nam có Shopee, Lazada, Tiki,...

Mô hình kinh doanh B2C

Mô hình kinh doanh B2C

3. Mô hình C2C

C2C (Consumer to Consumer) là hoạt động TMĐT giữa các cá nhân và người tiêu dùng với nhau. Đây là mô hình kinh doanh có tốc độ tăng trưởng nhanh chóng và ngày càng phổ biến. Bạn có thể hiểu đây là các trang web bán đấu giá trực tuyến, rao vặt thông qua internet.

Hiện nay, có nhiều website của các nhà sản xuất hoặc nhà phân phối lớn ở Việt Nam đã tích hợp các chức năng để có thể bán hàng trực tuyến, điển hình như Juno, Vascara, Boo,...

Mô hình kinh doanh C2C

Mô hình kinh doanh C2C

Trên đây là bí quyết kinh doanh thương mại điện tử hiệu quả năm 2024 cung cấp đầy đủ, chi tiết thông tin để bạn tham khảo. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về kinh doanh thương mại điện tử!