Kinh doanh phụ tùng xe máy là một trong những ngành nghề tiềm năng và phát triển tại Việt Nam. Vậy làm thế nào để kinh doanh linh kiện, phụ tùng xe máy thành công? Cần bao nhiêu vốn để mở cửa hàng kinh doanh? Những bí kíp kinh doanh phụ tùng xe là gì? Hãy cùng POS365 tìm hiểu ngay trong nội dung bài viết này nhé.
I. Tiềm năng của mô hình kinh doanh linh kiện, phụ tùng xe máy
Theo một báo cáo thống kê cho biết, tính đến nay Việt Nam đã có hơn 60 triệu chiếc máy đang lưu thông đường bộ và trở thành quốc gia đứng thứ 4 trên thế giới có lượng tiêu thụ xe máy lớn nhất. Vì thế mà nhu cầu sửa chữa, bảo dưỡng, thay thế phụ tùng xe máy rất lớn, tạo ra những cơ hội cho người khởi nghiệp kinh doanh phụ tùng xe máy.
Cùng với đó là những lợi thế về nguồn hàng phụ tùng xe máy hiện nay rất đa dạng, phong phú cũng như có thể nhập hàng một cách nhanh chóng. Bạn có thể lựa chọn nhập hàng trực tiếp từ nhà sản xuất, những đơn vị phân phối độc quyền hay các đại lý uy tín trên thị trường.
Tiềm năng kinh doanh linh kiện, phụ tùng xe máy
Vì vậy, đây được coi là một trong những ngành nghề khởi nghiệp kinh doanh tiềm năng, “hái ra tiền” với mức chi phí đầu tư không quá lớn. Tuy nhiên, để kinh doanh phụ tùng xe máy thành công bạn cũng nên lưu ý và tham khảo những vấn đề về nguồn vốn, kinh nghiệm kinh doanh thành công trong bài viết này nhé.
II. Mở cửa hàng kinh doanh linh kiện xe máy cần chuẩn bị gì?
Trước khi bắt đầu kinh doanh phụ tùng xe máy thì bạn cần trang bị cho mình những điều cơ bản sau đây để đảm bảo có một kế hoạch kinh doanh hiệu quả, tránh gặp phải những rắc rối hay rủi ro có thể xảy ra.
2.1. Trang bị kiến thức kinh doanh
Việc trang bị kiến thức kinh doanh trước khi bắt đầu kinh doanh là điều vô cùng cần thiết trong mọi lĩnh vực và ngành nghề kinh doanh.
Trang bị kiến thức kinh doanh
Không chỉ giúp bạn có nền tảng kiến thức nhất định mà còn giúp giảm thiểu những rủi ro không đáng có trong quá trình vận hành kinh doanh. Bạn có thể tự trang bị cho bản thân bằng cách tìm kiếm thông tin về những sản phẩm phụ tùng xe máy, những linh kiện xe phổ biến… trên mạng hay qua sách, báo hoặc hỏi trực tiếp từ những người lành nghề, đã có kinh nghiệm và thâm niên lâu năm trong lĩnh vực.
2.2. Chuẩn bị nguồn vốn
Cách kinh doanh phụ tùng xe máy hiệu quả đó là chuẩn bị kế hoạch tài chính vững chắc.
Để mở cửa hàng buôn bán phụ kiện, phụ tùng xe máy thì bạn cần chuẩn bị tài chính. Vốn đầu tư sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô kinh doanh cũng như hình thức kinh doanh. Chủ cửa hàng nên dựa vào tình hình tài chính của bản thân để có sự chuẩn bị chính xác cũng như có kế hoạch vay mượn nếu cần thiết.
2.3. Xác định mô hình kinh doanh
Hiện nay, kinh doanh linh kiện và phụ tùng xe máy sẽ có những mô hình kinh doanh cơ bản như: chuyên kinh doanh phụ tùng và linh kiện xe máy; kinh doanh phụ tùng kết hợp rửa xe máy hoặc mô hình kinh doanh linh kiện, phụ tùng kết hợp buôn bán, trao đổi xe cũ… hay kinh doanh phụ tùng xe máy online cũng là lựa chọn thông minh trong thời kỳ bùng nổ internet hiện nay.
Xác định mô hình kinh doanh
Với mỗi mô hình kinh doanh sẽ có những thuận lợi và khó khăn riêng. Khi mô hình kinh doanh càng lớn thì nguồn vốn đầu tư càng nhiều, đây được coi là bất lợi với những ai không có tiềm lực về kinh tế.
Tuỳ thuộc vào mục đích kinh doanh cũng như điều kiện tài chính mà bạn nên cân nhắc lựa chọn mô hình kinh doanh phù hợp. Tuy nhiên, để tối đa hoá doanh thu mà các chủ kinh doanh thường lựa chọn kết hợp mô hình kinh doanh linh kiện cùng rửa xe.
>> Đọc thêm: Top 7 phần mềm quản lý tiệm rửa xe máy, ô tô chuyên nghiệp
2.4. Chuẩn bị trang thiết bị kinh doanh
Để mở cửa hàng kinh doanh phụ tùng xe máy thì không phải trang bị quá nhiều thiết bị hay vật tư. Tuy nhiên, nếu quy mô kinh doanh của cửa hàng lớn thì chắc chắn rằng những trang thiết bị này sẽ nhiều hơn và mức chi phí đầu tư cho vật tư, trang thiết bị cũng ngốn một khoản kha khá đấy. Cách để tiết kiệm chi phí cho khoản mục đầu tư này đó là mau lại những trang thiết bị, vật tư thanh lý từ những cửa hàng kinh doanh khác.
2.5. Tìm nguồn nhập hàng
Tìm kiếm nguồn cung cấp phụ tùng xe máy đáng tín cậy, chất lượng, giá tốt là điều quan trọng mà người kinh doanh cần quan tâm. Phụ thuộc vào quy mô kinh doanh cũng như điều kiện tài chính mà sẽ có những sự lựa chọn nhập hàng khác nhau.
Tìm nguồn nhập hàng phụ tùng xe máy
Trên thị trường hiện nay có những cách nhập hàng uy tín như: nhập hàng trực tiếp từ công ty sản xuất, nhập hàng từ các đại lý, cửa hàng lớn hoặc nhập hàng trực tiếp từ nước ngoài… Trước khi quyết định nguồn nhập hàng bạn nên tham khảo và tìm hiểu những lợi ích và bất lợi của từng hình thức nhập hàng để đưa ra quyết định phù hợp nhất.
2.6. Xác định đối thủ cạnh tranh
Kinh doanh phụ tùng xe máy là mô hình kinh doanh tiềm năng, chính vì thế mà đây cũng là một trong những bất lợi, khiến cho việc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp lại trở nên khốc liệt hơn. Do đó, trước khi bắt đầu kinh doanh chủ cửa hàng cần tìm hiểu kỹ và nghiên cứu về đối thủ cạnh tranh trong khu vực.
Xác định đối thủ cạnh tranh
Cần xác định được đối thủ cạnh trực tiếp là ai? Cách họ thu hút và giữ chân khách hàng là gì? Những thương hiệu và chất lượng sản phẩm như thế nào? Mức giá cả cho sản phẩm và dịch vụ kinh doanh ra sao? Khách hàng có hài lòng và tin tưởng họ không?....
>> Xem thêm: Cách phân tích đối thủ cạnh tranh hiệu quả trong 7 bước
2.7. Xây dựng kế hoạch kinh doanh
Thiết lập những chiến lược kinh doanh là điều không thể thiếu trong bất kỳ mô hình kinh doanh nào. Việc xây dựng những kế hoạch kinh doanh chính là cách giúp việc kinh doanh được khởi sắc, nhanh chóng đạt được những mục tiêu về doanh số hay lợi nhuận.
Xây dựng kế hoạch kinh doanh
Tuỳ từng thời điểm mà những chiến lược sẽ khác nhau. Chẳng hạn, trong thời gian mới khai trương thì những chiến lược kinh doanh về giá, chiến lược sản phẩm chính là phương án khả thi và đem lại hiệu quả cao. Hoặc trong thời điểm ngày kỉ niệm, dịp lễ tết thì chương trình mua hoặc sử dụng dịch vụ theo combo hay mua 1 tặng 1 là những chiến lược kinh doanh hiệu quả, kích thích nhu cầu mua sắm của khách hàng và tăng doanh thu một cách đáng kể.
III. Kinh doanh phụ tùng xe máy cần bao nhiêu vốn?
Hãy cùng tham khảo những chi phí cần thiết và cơ bản nhất khi bắt đầu kinh doanh phụ tùng xe máy mà chúng tôi tổng hợp ngay dưới đây nhé. Chắc chắn rằng sẽ giúp bạn có kế hoạch chuẩn bị tài chính cũng như có những chiến lược kinh doanh phù hợp để nhanh chóng thu hồi vốn.
3.1. Chi phí thuê cửa hàng kinh doanh
Đây là chi phí cố định trong danh sách những chi phí cần thiết để mở cửa hàng kinh doanh săm lốp xe máy và kinh doanh linh kiện, phụ tùng xe máy.
Nếu bạn dự định mở cửa hàng kinh doanh ở trung tâm thành phố thì bạn cần phải đầu tư một khoản khá cao. Thông thường, mức chi phí này sẽ dao động từ 10 - 20 triệu đồng/ tháng, tuỳ thuộc vào địa điểm cũng như quy mô kinh doanh.
Chi phí thuê cửa hàng kinh doanh
Ngược lại, nếu kinh doanh ở khu vực ngoại thành hoặc nông thôn thì mức chi phí này sẽ thấp hơn khá nhiều, dao động từ 5 - 10 triệu đồng/ tháng. Hoặc nếu bạn dự định kinh doanh online thì sẽ tiết kiệm được chi phí thuê mặt bằng nhưng có thể vẫn cần thuê kho để chứa hàng nếu chưa có sẵn.
3.2. Chi phí thiết kế và trang trí cửa hàng
Ngoài chi phí thuê mặt bằng kinh doanh thì chi phí thiết kế, cải tạo hay trang trí cửa hàng cũng không hề nhỏ. Do đó, để tiết kiệm chi phí này bạn có thể tìm kiếm những vị trí cửa hàng kinh doanh cũ và họ nhường lại hợp đồng thuê, bạn không phải tốn quá nhiều chi phí cho việc thiết kế hay trang trí cửa hàng.
Chi phí thiết kế và trang trí cửa hàng
Thông thường, chi phí trang trí cửa hàng kinh doanh phụ tùng xe máy không phải quá cầu kỳ hay phực tạp. Chỉ cần thiết kế một không gian phù hợp cùng cách bố trí và sắp xếp các khu vực hay dịch vụ một cách hợp lý và hài hoà để đảm bảo quá trình kinh doanh hay thay thế phụ tùng được thuận lợi và an toàn.
3.3. Chi phí nhập hàng
Chi phí nhập hàng là khoản chi phí lớn nhất mà chủ kinh doanh cần đầu tư khi kinh doanh linh kiện, phụ tùng xe máy.
Đặc thù của mô hình kinh doanh linh kiện, phụ tùng xe máy là với mỗi dòng xe sẽ có những loại phụ tùng riêng nên nếu mục tiêu kinh doanh tập trung vào thương hiệu nào thì chỉ nên nhập hàng sản phẩm của thương hiệu đó. Điều này cũng có nghĩa việc quản lý và vận hành kinh doanh cũng đơn giản và dễ dàng hơn nhưng sẽ không tiếp cận với nhiều đối tượng khách hàng.
Chi phí nhập hàng
Theo chia sẻ từ những chủ kinh doanh thâm niên trong lĩnh vực kinh doanh này thì mức vốn nhập hàng ban đầu thường dao động khoảng 70 triệu đồng với những cửa hàng quy mô nhỏ hay trung bình. Còn với những cửa hàng có quy lớn hơn thì mức chi phí này cũng cao hơn rất nhiều.
3.4. Chi phí thuê nhân viên
Kinh doanh phụ tùng xe máy cần bao nhiêu vốn? Ngoài những chi phí cố định kể trên thì chi phí thuê nhân viên cũng là một trong những chi phí cần thiết và không thể thiếu trong mỗi cửa hàng kinh doanh.
Chi phí thuê nhân viên
Thông thường, bạn phải chi trả mức trung bình từ 6 - 10 triệu đồng/ thợ/ tháng, tuỳ thuộc vào quy mô lớn hay nhỏ mà số lượng nhân viên nhiều hơn thì mức chi phí này cũng sẽ tăng, dao động khoảng 50 - 70 triệu đồng/ tháng để chi trả cho đội ngũ nhân sự.
>> Xem ngay: Top 23 cách quản lý nhân viên hiệu quả doanh nghiệp không thể bỏ qua
3.5. Chi phí quản lý và vận hành
Đây là những khoản chi như chi phí điện nước, chi phí chi phí mua phần mềm quản lý hoạt động kinh doanh, hay những chi phí bảo dưỡng, thay thế cho trang thiết bị ở cửa hàng… Tuy khoản chi này có thể không nhiều nhưng vẫn cần thống kê một cách chi tiết trong danh mục những khoản chi tiêu.
3.6. Chi phí duy trì khác
Ngoài những chi phí kể trên thì cách kinh doanh phụ tùng xe máy thành công đó là dự phòng cho những khoản chi bất ngờ xảy ra. Trong thời gian đầu có thể chưa có nhiều khách hàng hoặc lượng khách chưa ổn định, doanh thu chưa đủ để bù đắp chi phí hoặc bạn cần triển khai kế hoạch kinh doanh để phù hợp với xu hướng thì lúc này những khoản vốn duy trì này rất cần thiết. Có thể dự phòng cho những trường hợp phát sinh khoảng 20 triệu đồng.
Chi phí duy trì khác
Tóm lại, kinh doanh linh kiện, phụ tùng xe máy cần bao nhiêu vốn? Có thể thấy tổng chi phí để mở cửa hàng kinh doanh linh kiện, phụ tùng xe máy khoảng 50 triệu - hàng tỷ đồng. Tuy nhiên tuỳ thuộc vào quy mô kinh doanh mà mức chi phí này có thể sẽ nhiều hơn hoặc ít hơn.
Bạn có thể theo dõi chi tiết tổng chi phí cần thiết bằng bảng thống dưới đây:
IV. Kinh nghiệm kinh doanh phụ tùng xe đông khách nhất
Những bài học kinh nghiệm kinh doanh phụ tùng xe máy đắt khách được tổng hợp từ những chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực. Đừng bỏ lỡ để tích luỹ kinh nghiệm cho bản thân, nhằm giúp việc kinh doanh được trở nên đơn giản và hiệu quả hơn.
4.1. Nghiên cứu kỹ thị trường
Trước khi bắt đầu kinh doanh linh kiện, phụ tùng xe máy, trước tiên bạn cần phải nghiên cứu thị trường để hiểu xu hướng thị trường cũng như thị hiếu của người dân quanh khu vực định mở cửa hàng. Việc nghiên cứu thị trường sẽ giúp bạn có định hướng kinh doanh phù hợp với nhu cầu thị trường, là cơ sở để thu hút và giữ chân khách hàng.
Nghiên cứu kỹ thị trường
Ngoài việc nghiên cứu thị trường thì xác định đối thủ cạnh tranh cũng là điều cần thiết. Giúp chủ kinh doanh hiểu rõ về đối thủ cũng như có những chiến lược kinh doanh phù hợp để cạnh tranh một cách công bằng cùng các đối thủ.
4.2. Xác định đối tượng khách hàng tiềm năng
Kinh nghiệm kinh doanh phụ tùng xe máy cho thấy, việc xác định đúng đối tượng khách hàng tiềm năng là cơ sở để đưa ra những chiến lược kinh doanh phù hợp. Nếu sản phẩm phụ tùng và linh kiện dành cho các loại xe thông dụng thì khách hàng của bạn có thể là bất cứ ai, từ người dân lao động phổ thông đến nhân viên văn phòng…
Xác định đối tượng khách hàng tiềm năng
Nếu bạn hướng tới các dòng xe phân khối lớn thù yêu cầu về chất lượng, nguồn gốc phụ tùng và đối tượng khách hàng cũng sẽ khác. Phụ tùng các loại xe này sẽ không thông dụng và giá cả cũng cao hơn so với linh kiện phổ biến khác. Hơn nữa, tệp khách hàng này là những người khá cẩn trọng và tỉ mỉ, do đó cửa hàng của bạn phải đáp ứng được đúng nhu cầu của họ thì mới có thể giữ chân khách hàng trung thành.
4.3. Lựa chọn địa điểm kinh doanh
Bạn có biết, vị trí kinh doanh quyết định đến 80% khả năng thu hồi vốn cho cửa hàng? Do đó, việc lựa chọn địa điểm kinh doanh có vai trò rất quan trọng, quyết định đến lượng khách hàng và doanh thu cho cửa hàng.
Lựa chọn địa điểm kinh doanh
Với những cửa hàng kinh doanh phụ tùng xe máy thì bạn có thể lựa chọn ở khu vực đông đúc dân cư, không nhất thiết phải ở trung tâm thành phố. Nếu bạn là người không có quá nhiều vốn thì có thể lựa chọn thuê kiot ở chợ, đây cũng là phương án khả thi đấy. Tuy nhiên, cần quan sát quanh khu vực xem đã có đối thủ cạnh tranh hay chưa. Từ đó có những định hướng và xác định quy mô kinh doanh.
4.4. Tìm nguồn nhập hàng uy tín
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều nơi cung cấp sỉ những sản phẩm phụ tùng xe máy, với các thương hiệu và mức giá khác nhau và chênh lệch. Lời khuyên dành cho bạn đó là nên thu mua trực tiếp từ những nhà máy sản xuất hoặc qua các đại lý phân phối chính hãng để đảm bảo an toàn chất lượng. Sau đây là một vài những lợi thế và khó khăn đối với từng nguồn nhập hàng, bạn có thể theo dõi để lựa chọn cho cửa hàng mình cách nhập hàng phù hợp nhất nhé:
Tìm nguồn nhập hàng uy tín
4.5. Quan tâm chính sách bảo hành và bảo dưỡng
Kinh nghiệm kinh doanh phụ tùng xe máy cho biết những sản phẩm bán ra được đảm bảo về chất lượng và có những chính sách bảo hành đi kèm sẽ giúp khách hàng tin tưởng và sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp thường xuyên.
Hãy thiết lập những chính sách bảo hành hay những chính sách bảo dưỡng khi khách hàng thay thế phụ tùng xe tại cửa hàng là một trong những phương án thúc đẩy doanh số cũng như được khách hàng đánh giá cao về cách chăm sóc khách hàng. Có thể xây dựng những chế độ bảo hành, bảo dưỡng theo từng sản phẩm hoặc nhóm sản phẩm, tuỳ thuộc vào mục đích của doanh nghiệp.
4.6. Thiết lập kế hoạch marketing và truyền thông
Một trong những cách lập kế hoạch kinh doanh phụ tùng xe máy thành công đó là xây dựng những chiến lược truyền thông và marketing. Điều này giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng một cách dễ dàng và đạt được những mục tiêu về doanh thu.
Thiết lập kế hoạch marketing và truyền thông
Những chiến lược truyền thông trong giai đoạn mới khai trương có thể là những việc như tạo website riêng, phát tờ rơi, các chương trình khuyến mại rửa xe miễn phí hay mở những lớp hướng dẫn lái xe an toàn…. Những hoạt động này nhằm tạo sức hút với khách hàng.
Nếu bạn là người không quá nhiều kinh nghiệm trong việc triển khai và thực thi các chiến lược truyền thông và marketing thì nên thuê những đơn vị xây dựng và quản lý những kế hoạch truyền thông bài bản và chuyên nghiệp. Tuy nhiên, bạn cần chi trả một khoản chi phí kha khá cho những đơn vị này. Bạn nên cân nhắc và lựa chọn những đơn vị uy tín để đảm bảo chất lượng.
>> Đừng bỏ lỡ: Các kinh nghiệm “xương máu” khi kinh doanh xe máy cũ
4.7. Quản lý cửa hàng bằng phần mềm quản lý
Là phần mềm quản lý cửa hàng và vận hành hoạt động kinh doanh đa ngàng nghề, POS365 tự hào là phần mềm hàng đầu Việt Nam, được hơn 90.000 khách hàng trên khắp cả nước tin tưởng và sử dụng. Giúp nhà quản lý theo dõi và kiểm soát những hoạt động kinh doanh một cách dễ dàng và chuyên nghiệp.
Phần mềm quản lý bán hàng POS365
Phần mềm quản lý bán hàng POS365 nổi bật với những tính năng kiểm soát hàng tồn kho chặt chẽ, thống kê báo cáo doanh thu chi tiết cho từng chi nhánh cửa hàng. Đặc biệt, là phần mềm ứng dụng công nghệ điện toán đám mây đầu tiên, giúp việc lưu trữ thông tin dữ liệu được an toàn và bảo mật, doanh nghiệp không phải lo lắng vấn đề rò rỉ thông tin kinh doanh hay thông tin khách hàng. Hơn nữa, khi sử dụng phần mềm quản lý POS365 bạn sẽ có quyền truy cập tất cả các tính năng với mức chi phí vô cùng tiết kiệm, chỉ 5.000đ mỗi ngày.
IV. Những lưu ý khi mở cửa hàng kinh doanh phụ tùng
Trong bất kỳ lĩnh vực kinh doanh nào cũng đều có những rủi ro nhất định, kinh doanh linh kiện, phụ tùng xe máy cũng vậy. Để giảm thiểu những rắc rối hay rủi ro này bạn có thể theo dõi những phương pháp dưới đây để có cho mình những bài học riêng nhé:
Đọc kỹ những điều khoản hợp đồng thuê cửa hàng
Trong quá trình kinh doanh phụ tùng xe máy có thể sẽ xảy ra những rủi ro về chi phí mặt bằng do tăng giá, chủ nhà thay đổi không cho thuê… Do đó, để đảm bảo không bị mất thêm chi phí thì trong hợp đồng thuê cửa hàng bạn cần yêu cầu đưa ra phương án bồi thường để hạn chế những rắc rối.
Đọc kỹ những điều khoản hợp đồng thuê cửa hàng trước khi ký
Kế hoạch dự phòng về tài chính
Để giảm thiểu những khó khăn hay rủi ro về tài chính thì lời khuyên dành cho bạn đó là nên có kế hoạch dự phòng về tài chính. Việc dự phòng giúp bạn chủ động trong việc giải quyết những vấn đề phát sinh, cũng như xử lý một cách nhanh chóng và kịp thời. Khoản dự phòng này không cần quá nhiều, tuỳ thuộc vào quy mô kinh doanh mà có thể dao động từ 20 triệu đồng - 50 triệu đồng.
Phương án chuẩn bị cho những rủi ro khách quan
Đây là những rủi ro mà chủ doanh nghiệp kinh doanh linh kiện, phụ tùng xe khó có thể kiểm soát được. Tuy nhiên, bạn cũng nên có một vài phương án dự phòng cho những rủi ro khách quan này. Có thể kể đến những rủi ro do khách quan như: chính sách thay đổi, dịch bệnh, lũ lụt, thiên tai…
Nhà quản lý nên đưa ra những phương án dự phòng khi không may gặp phải những rủi ro khách quan không mong muốn là cách để bạn vượt qua chúng một cách dễ dàng và giảm thiểu tổn thất nhất có thể.
Rủi ro thiên tai là một trong những rủi ro khách quan ảnh hưởng đến việc kinh doanh
Như vậy POS365 đã bật mí cho bạn những thông tin về kinh doanh phụ tùng xe máy một cách chi tiết. Hy vọng rằng sẽ hữu ích và giúp bạn có cho mình những bài học hữu ích cùng những bí quyết kinh doanh thành công mà không phải ai cũng biết. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ hotline 1900 4515 để được tư vấn và giải đáp miễn phí nhé. Chúc bạn kinh doanh thành công!
>> Tham khảo thêm: Kế hoạch kinh doanh phụ tùng ô tô từ A đến Z cho năm 2022