Ngày nay cứ 10 người phụ nữ thì sẽ có 9 người ý thức được việc cần làm đẹp cho móng. Nhờ vậy, không quá khó để tìm kiếm những salon dành riêng cho móng. Nếu bạn yêu thích nghề nail và thấy nó có nhiều tiềm năng nhưng không có khả năng học những kỹ thuật làm nail thì bạn vẫn có thể lựa chọn kinh doanh phụ kiện nail. Cùng tìm hiểu về lĩnh vực kinh doanh này qua bài viết sau.
I. Tiềm năng của thị trường phụ kiện nail
Phụ kiện nail hiện nay được đánh hóa là một trong những mặt hàng có sức tiêu thụ lớn do nó không chỉ đáp ứng nhu cầu làm đẹp của phái nữ mà còn có tính tiện dụng nhất định. Đặc biệt là trong bối cảnh kinh tế phát triển, cũng như mức sống tăng cao, nhu cầu làm đẹp của bản thân cũng tăng cao. Các món đồ nhỏ xinh bắt mắt đặc biệt có thể kết hợp với nhiều loại trang phục sẽ càng giúp hút khách hàng.
Tiềm năng của thị trường phụ kiện nail
Ưu điểm khi kinh doanh phụ kiện nail là không có tính thời vụ, bạn hoàn toàn có thể kinh doanh quanh năm. Hơn thế nữa, vốn bỏ ra nhập hàng không quá cao nhưng lại thu về lợi nhuận vô cùng khổng lồ. Với số vốn chỉ vài chục triệu bạn hoàn toàn có thể nhập hàng với số lượng lớn và mẫu mã đa dạng. Đây chắc chắn là một trong những mặt hàng lý tưởng được nhiều người ưa chuộng.
Phụ kiện nail đang là mặt hàng vô cùng phát triển trên thế giới nhất là ở những nước có ngành công nghiệp giải trí phát triển chẳng hạn như Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan. Trên thị trường Việt Nam hiện nay cũng rất được yêu thích và có tiềm năng đem lại nguồn doanh thu lớn cho chủ các cửa hàng. Thị trường phụ kiện nail còn rất rộng, có sự gia tăng đáng kể trong khu vực nông thôn và khu vực đô thị nở rộ.
>> Xem thêm: Cách quản lý tiệm nail hiệu quả và những điều cần tránh
II. Tổng hợp những dụng cụ làm nail thông dụng
Sau đây sẽ là một số dụng cụ và phụ kiện làm nail thông dụng và dễ bán nhất mà bạn có thể tham khảo nếu muốn bắt đầu kinh doanh.
2.1 Dụng cụ vệ sinh móng
-
Bát ngâm tay/ chân: Đây là bước đầu tiên trong quy trình dưỡng một bộ móng cho khách hàng mà bất cứ thợ nail nào cũng phải thực hiện. Các bát ngâm thường được sử dụng với chất liệu nhựa trong quá trình ngâm tay làm mềm da. Tại một số tiệm nail cao cấp, người ta còn sử dụng các loại bát ngân bằng gỗ.
-
Kểm nhặt da: Sau khi ngâm tay làm mềm da, thợ nail sẽ sử dụng dụng cụ này để nhặt da làm sạch các tế bào chết khu vực viền móng giúp phục hồi bộ móng sau khi dưỡng.
-
Lấy khóe móng: Dụng cụ này sẽ giúp bộ móng của khách hàng được vệ sinh sạch sẽ khi bỏ các chất bám bụi ở vùng viền và khóe móng. Dụng cụ lấy khóe móng sẽ khác hoàn toàn với kểm nhặt da vì nó sẽ êm ái hơn trong quá trình sử dụng.
-
Giấy thấm gel: Với chất liệu chủ yếu là gel hoặc polymer, loại giấy này có khả năng thấm nhanh các dạng gel dưỡng móng và thường kết hợp với các dung dịch tẩy rửa chuyên dụng.
-
Dụng cụ bảo hộ: Để tránh khách hàng tiếp xúc với các loại hóa chất nghề nail thì việc sử dụng đồ bảo hộ sẽ hỗ trợ nhân viên nail và khách hàng được bảo vệ tốt nhất. Một số dụng cụ phổ biến bao gồm: khẩu trang, găng tay cao su…
Tổng hợp những dụng cụ làm nail thông dụng
2.2 Dụng cụ vẽ móng
-
Sơn móng tay: Để tạo nên được những bộ móng đẹp cho khách hàng, chắc chắn sẽ không thể thiếu đến sơn móng tay. Bạn cần chuẩn bị đủ loại sơn với chất liệu, màu sắc khác nhau như: sơn lì, sơn bóng, sơn nhũ,...
-
Cọ, bút vẽ móng: Dùng để đánh phủ màu đều trên bề mặt móng. Có nhiều kích thước và hình dáng khác nhau để phù hợp với từng kích thước móng tay. Có khoản hơn 40 loại cọ vẽ chẳng hạn như cọ vuông, cọ đầu tròn, cọ đầu chéo,... để các thợ nail có thể lựa chọn trong quá trình trang trí.
-
Móng giả: Với các khách hàng có những bộ móng chưa được dài thì gắn móng giả sẽ là cứu cánh của nhân viên làm nail. Một bộ móng giả sẽ có nhiều kiểu dáng cũng như chất liệu khác nhau để khách hàng có thể thoải mái lựa chọn.
-
Giũa móng: Dụng cụ này sẽ giúp thợ nail vừa tạo dáng cho móng tay, vừa giúp móng tay khỏe hơn. Hiện nay cũng có nhiều loại giũa móng và thợ làm nail sẽ dễ dàng sử dụng hơn và tiết kiệm hơn nhiều so với các loại giữa rẻ tiền.
-
Và còn nhiều dụng cụ khác như: máy mài móng, đèn led, phụ kiện dưỡng móng,...
III. Những điều cần chuẩn bị khi mở cửa hàng phụ kiện nail
Để bắt tay vào việc kinh doanh phụ kiện nail, bạn cần chuẩn bị những yêu cầu sau:
3.1 Các kiến thức cơ bản về nail
Việc đầu tiên trước khi bắt đầu kinh doanh, bạn cần trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về nail bao gồm:
-
Các loại móng tay: móng tay tự nhiên, móng tay nhân tạo, móng tay sợi thủy tinh, móng tay sợi acrylic, móng tay dạng gel, móng tay sợi silk, móng tay sợi linen.
-
Các bước làm móng: làm móng sơn đơn giản, làm móng sơn mảng, làm móng phủ đồ hoạ, làm móng bọc tay, làm móng bọc chân, làm móng bọc nhựa, làm móng bọc thủy tinh, làm móng bọc acrylic, làm móng bọc gel.
-
Các công cụ làm móng: đục móng, túi hơi, cọ đánh móng tay, bộ sơn móng tay, đèn sấy móng, máy hút bụi, máy nối móng, máy mài móng, sợi đan móng.
-
Các bệnh chứng ở móng: nứt móng, gãy móng, nấm móng, sệt móng, bởi nhiễm, ứ máu dưới móng, viêm móng.
Nắm vững các kiến thức trên và chọn lựa phụ kiện tốt sẽ giúp bạn nâng cao chất lượng kinh doanh phụ kiện nail của mình.
>> Xem thêm: Chia sẻ kinh nghiệm mở tiệm nail nhỏ siêu lợi nhuận
3.2 Số vốn cần có
Để mở cửa hàng kinh doanh phụ kiện nail là một trong những điều vô cùng băn khoăn với tất cả những ai muốn bắt đầu kinh doanh trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, thực tế lại rất khó để đưa ra một con số chính xác vì nó sẽ phụ thuộc vào khả năng của mỗi người, điều kiện sẵn có cũng như quy mô của cửa hàng.
Chẳng hạn với cửa hàng có quy mô nhỏ, số vốn sẽ thấp hơn so với mở cửa hàng quy mô hơn. nếu bạn có sẵn mặt bằng thì số vốn phải bỏ ra cũng sẽ khác so với việc phải đi thuê. Hiện nay, theo mức giá thị trường hiện tại, để mở quán phụ kiện nail thì bạn thường sẽ cần khoảng 40 đến 100 triệu đồng tùy vào khả năng tính toán và kinh nghiệm kinh doanh đã có sẵn của từng người.
Những điều cần chuẩn bị khi mở cửa hàng phụ kiện nail
3.3 Lựa chọn kế hoạch kinh doanh phù hợp
Nếu bạn muốn kinh doanh phụ kiện nail thành công thì bạn nhất định không nên bỏ qua bước lập phương án kinh doanh chi tiết. Trong quá trình lập kế hoạch chi tiết bạn cần chuẩn bị nguồn hàng uy tín, cửa hàng cần những gì, chi phí mua dụng cụ,...
Lựa chọn kế hoạch kinh doanh phù hợp
Bên cạnh đó, bạn có thể có các chiến lược đẩy mạnh việc kinh doanh trên các sàn thương mại điện từ hoặc các trang mạng xã hội.
3.4 Chọn mặt bằng phù hợp
Kinh doanh phụ kiện nail không cần phải có một mặt bằng rộng chỉ cần khoảng trên 30m2 đủ để bạn có thể chứa hàng và có không gian đi lại.
Chọn mặt bằng phù hợp kinh doanh phụ kiện nail phù hợp
-
Trong trường hợp bạn thuê mặt bằng ở trung tâm thì tiền thuê sẽ khoảng 10 triệu đồng/ tháng.
-
Còn nếu tiệm nail của bạn ở ngoại ô thì sẽ khoảng 5 đến 6 triệu đồng.
Nếu bạn đã sở hữu một mặt bằng riêng thì đây sẽ chính là lợi thế cho bạn, không phải chi tiền bào khoảng này. Nhưng bạn cũng cần lưu ý là nên chọn những chỗ thuận lợi, đông đúc chứ không nên chọn cửa hàng ở hẻm sâu hay nhiều ngã rẽ sẽ khiến khách hàng khó tìm kiếm.
IV. Các kinh nghiệm khi kinh doanh phụ kiện nail
Nếu bạn muốn việc kinh doanh sớm gặt hái được thành công thì bạn nên trau dồi cho mình thật nhiều kinh nghiệm. Cụ thể như sau:
4.1 Luôn cập nhật xu hướng mới
Nếu bán phụ kiện nail mà chỉ bán đi bán lại những mẫu cũ, không chịu tìm tòi các mẫu mới đa dạng hơn thì chắc chắn bạn sẽ bị đối thủ bỏ xa và khách hàng sẽ nhàm chán với dịch vụ tại cửa hàng.
Cập nhật xu hướng mới khi kinh doanh phụ kiện nail
Một cửa hàng phụ kiện nail uy tín sẽ luôn cập nhật những xu hướng mới nhất đồng thời tạo ra được nhiều mẫu nail đẹp từ đó đáp ứng được nhu cầu thị hiếu của khách hàng, từ đó dễ dàng giữ chân được khách hàng cũng như tăng tệp khách hàng tiềm năng.
4.2 Định giá sản phẩm của bạn
Để thu hút khách hàng mới, bạn có thể cân nhắc giảm giá sản phẩm. Tham khảo giá cả từ các cửa hàng cạnh tranh và đáng để tin tưởng để định giá sản phẩm phụ kiện nail của bạn đảm bảo tính cạnh tranh và phù hợp với thị trường hiện tại. Nhưng để làm được điều này bạn cần hiểu về thị trường phụ kiện nail và đặc biệt lựa chọn nhà cung cấp đáng tin cậy.
Định giá sản phẩm của bạn
4.3 Dịch vụ hậu mãi và chăm sóc khách hàng
Để duy trì và thu hút khách hàng, bạn cần phải cung cấp dịch vụ tốt và chăm sóc khách hàng tốt hơn đối thủ cạnh tranh. Hãy làm tốt những điều cơ bản, chẳng hạn như cung cấp chất lượng sản phẩm tốt và giao hàng đúng hẹn.
Dịch vụ hậu mãi và chăm sóc khách hàng khi kinh doanh phụ kiện nail
Phụ kiện nail là một ngành hàng lặp lại, do đó chất lượng của sản phẩm cần được đảm bảo. Bạn nên tìm kiếm các nhà cung cấp đáng tin cậy, cung cấp các sản phẩm chất lượng và độc đáo.
4.4 Quản lý phụ kiện nail hiệu quả với POS365
Để quá trình quản lý quá trình kinh doanh tiệm nail hiệu quả nhất, rất nhiều cửa hàng đã ứng dụng các phần mềm quản lý bán hàng vào quá trình vận hành. Một trong những phần mềm được ưa chuộng nhất hiện nay phải kể đến POS365.
Quản lý phụ kiện nail hiệu quả với POS365
Phần mềm giúp bạn có thể quản lý online cửa hàng từ xa mà không mất quá nhiều thời gian và chi phí. POS365 dễ dàng kết nối với các thiết bị như máy in hóa đơn, máy quét mã vạch,... nhưng vẫn đảm bảo các thông tin của khách hàng luôn được bảo mật tối đa nhất.
Bạn có thể xem báo cáo mọi lúc, mọi nơi với giao diện hiện đại dễ dàng thao tác sử dụng. Không chỉ thế chắc chắn bạn sẽ hài lòng với khả năng tính tiền nhanh chóng và quy trình quản lý bán hàng toàn diện của POS365.
Tóm lại, kinh doanh phụ kiện nail đòi hỏi sự khéo léo, tinh thần kiên trì và sự cập nhật liên tục các xu hướng mới để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
>> Xem thêm: Phần mềm quản lý tiệm nails đáng sử dụng nhất hiện nay
Trên đây là tất cả những kiến thức để bạn có thể bắt tay ngay vào kinh doanh phụ kiện nail, hy vọng những thông tin hữu ích trên đây sẽ giúp bạn tự tin hơn trong việc thực hiện ý tưởng kinh doanh của mình.