Kinh doanh phòng gym không còn là một hình thức quá xa lạ đối với các nhà đầu tư hiện nay. Nhưng để đạt được hiệu quả và mang lại những nguồn lợi nhuận lớn và ổn định thì bạn cần phải có kế hoạch bài bản và mô hình kinh doanh phù hợp. Cùng khám phá các mô hình phòng gym và các kinh nghiệm khi kinh doanh qua bài viết sau đây.
I. Tiềm năng khi kinh doanh phòng gym
Chắc chắn lĩnh vực kinh doanh này mang lại rất nhiều lợi nhuận cho người đầu tư nên nó mới nhanh chóng trở thành lĩnh vực kinh doanh được nhiều người quan tâm.
1.1 Tiềm năng của thị trường
Không thể phủ nhận hiện nay, ngoại hình chính là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công trong cuộc sống. Đặc biệt trong cuộc sống hiện nay khi nhu cầu công việc giao tiếp và quan hệ ngày càng rộng rãi. Sự tự tin chính là yếu tố then chốt giúp mọi cuộc đàm phán thành công. Do đó nhu cầu tập luyện thể thao không bao giờ giảm, nó không chỉ nâng cấp ngoại hình mà còn nâng cao sức khỏe cho người tập.
Tiềm năng khi kinh doanh phòng gym
1.2 Ngành nghề kinh doanh lâu dài
Kinh doanh phòng gym là một lĩnh vực đầu tư lâu dài do nhu cầu kinh doanh của người dân ngày càng tăng. Theo những nghiên cứu tâm lý khách hàng thì họ sẽ có xu hướng gắn bó lâu dài với một phòng tập hơn là thay đổi. Cùng với phương thức truyền miệng trong thời gian dài bạn sẽ có được những khách hàng tiềm năng. Nếu phòng gym của bạn đáp ứng đủ các yếu tố về chất lượng cũng như đủ tiêu chuẩn thì sẽ không cần lo lắng về số lượng hội viên.
Bên cạnh đó, các thiết bị trong phòng tập có độ bền tương đối cao. Trong trường hợp bạn chọn mua được sản phẩm tốt thì đồng nghĩa với việc thời gian thay thế lâu bạn chỉ tốn thời gian cho việc sửa chữa.
1.3 Lợi nhuận đem lại cao
Lợi nhuận khi kinh doanh phòng gym sẽ phụ thuộc chủ yếu vào chất lượng phòng gym. Nếu phòng gym rộng nhiều máy tập sẽ nặng về chi phí đầu tư ban đầu nhưng sẽ đem lại lợi nhuận cao và khả năng thu hồi vốn cũng sẽ nhanh hơn.
Thêm vào đó các phòng tập gym còn kinh doanh thêm các phụ kiện khác chẳng hạn như giày, quần tập, găng tay tập tạ, nước uống… Số tiền thu được từ các mặt hàng này đem lại không phải nhỏ.
>> Xem thêm: Kinh nghiệm kinh doanh dụng cụ thể thao cho người mới bắt đầu
1.4 Không mất nhiều thời gian
Thời gian tập gym tốt được nhiều chuyên gia khuyên tập là từ 5h - 8h sáng và 16h - 20h tối. Do đó bạn sẽ không mất quá nhiều thời gian cho các công việc kinh doanh của bạn. Bạn vẫn có thể đầu tư phòng gym nhưng vẫn có thể làm những công việc khác nhờ người ở nhà quản lý phòng tập nhằm tiết kiệm chi phí.
II. 3 mô hình kinh doanh phòng gym phổ biến hiện nay
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều phong gym đa dạng với nhiều loại mô hình khác nhau từ bình dân đến cao cấp giúp khách hàng có nhiều lựa chọn hơn, phù hợp nhất với bản thân. Đây cũng là một trong những điều cần thiết nhắm quyết định đến tệp khách hàng bạn muốn hướng đến.
Để chọn được mô hình kinh doanh phòng gym bạn cần xác định được tệp khách hàng mà bạn muốn hướng tới. Sau đây sẽ là 3 mô hình kinh doanh cơ bản.
2.1 Mô hình phòng gym bình dân
Đây là một loại hình kinh doanh cung cấp các dịch vụ tập luyện thể thao và giải trí cho đại chúng với mức giá phù hợp với người dân dao động trung bình từ 250.000 - 300.000 đồng / tháng. Đây là một mô hình kinh doanh phổ biến và có nhiều tiềm năng phát triển tại Việt Nam.
Mô hình phòng gym bình dân
Đối với mô hình kinh doanh phòng gym này thì các thiết bị được sử dụng ở đây sẽ thường có giá rẻ và hầu hết sẽ được gia công tại các công xưởng trong nước hoặc nhập về từ Trung Quốc. Do đó chi phí cần bỏ ra để kinh doanh phòng tập này sẽ dao động từ 300 - 500 triệu với diện tích phòng tập ước lượng trong khoảng từ 100m2 đến 250m2.
2.2 Mô hình phòng gym tầm trung
Đối tượng mà khách hàng của phòng gym hướng tới là những người có thu nhập ổn định, các gói tập trong mô hình này sẽ khoảng từ 350.000 - 600.000 đồng/tháng tùy theo từng gói tập. Để có thể đáp ứng trải nghiệm của nhóm khách hàng trong khu vực tầm trung thì phòng gym của bạn sẽ cần có số vốn đầu tư dao động trong khoảng 500 triệu - 1 tỷ đồng với diện tích phù hợp là 250m2 đến 300m2.
Mô hình phòng gym tầm trung
Trong mô hình kinh doanh phòng gym này, bên cạnh việc sử dụng các ứng dụng chất lượng bạn nên bổ sung thêm một vài tiện ích khác như phòng tắm, phòng xông hơi,... Chi phí quản lý và huấn luyện viên thể hình sẽ cao hơn so với phòng gym tầm trung và địa điểm cũng đòi hỏi phải ở những nơi có đông dân cư và nhiều người qua lại.
2.3 Mô hình phòng gym cao cấp
Khác với các mô hình còn lại thì vốn đầu tư cho phòng gym sẽ thường cao hơn và có mức giá khá cao và dao động trong khoảng 2 tỷ hoặc hơn với diện tích trung bình 500m2 đến 1000m2 hoặc rộng hơn. Địa điểm để kinh doanh phòng gym cao cấp sẽ thường ở các trung tâm thể dục thể thao lớn hoặc chung cư cao cấp.
Mô hình phòng gym cao cấp
Chi phí để đầu tư cho mô hình này sẽ tốn rất nhiều tiền do nó sẽ thường mở theo hệ thống lớn và trải đều khắp các thành phố lớn. Các thiết bị trong phòng tập sẽ thường là hàng chất lượng với đa dạng sản phẩm khác nhau phù hợp cho từng nhóm. Không chỉ thế hầu hết các phòng tập cao cấp sẽ có những dịch vụ đẳng cấp 5 sao chẳng hạn như bể bơi, xông hơi, bãi gửi xe,... Do đó chi phí phải bỏ ra cho các gói tập ở đây sẽ dao động từ 800.000 đồng và có thể lớn tới 5 triệu đồng/ tháng.
III. Các kinh nghiệm để kinh doanh phòng gym hiệu quả nhất
Để việc kinh doanh thành công và nhanh chóng đạt hiệu quả trong thời gian ngắn nhất, sau đây POS365 sẽ chia sẻ với bạn những kinh nghiệm trong quá trình hoạt động và kinh doanh.
Các kinh nghiệm để kinh doanh phòng gym hiệu quả nhất
3.1 Thủ tục pháp lý
Để có giấy phép kinh doanh phòng gym, chủ doanh nghiệp cần đăng ký kinh doanh tại cơ quan đăng ký thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư hoặc UBND cấp quận/huyện nơi đặt trụ sở kinh doanh.
Ngoài ra, chủ doanh nghiệp cần đăng ký thuế và các loại bảo hiểm phù hợp với hoạt động kinh doanh phòng tập thể hình của mình. Cụ thể:
-
Đăng ký thuế: Chủ sở hữu phòng gym cần đăng ký thuế hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ thể dục thể thao và giải trí (mã ngành 93).
-
Đăng ký bảo hiểm y tế cho nhân viên: Chủ doanh nghiệp cần đăng ký bảo hiểm y tế cho nhân viên làm việc tại phòng gym. Việc này không chỉ giúp bảo vệ quyền lợi của nhân viên mà còn đảm bảo an toàn sức khỏe cho các khách hàng đến tập luyện.
-
Đăng ký bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp: Đây là loại bảo hiểm bắt buộc đối với những ngành nghề liên quan đến sức khỏe và cung cấp dịch vụ. Bảo hiểm này giúp bảo vệ chủ sở hữu phòng gym khỏi những rủi ro pháp lý trong quá trình hoạt động.
Ngoài những yêu cầu pháp lý trên, chủ sở hữu phòng gym cần chú ý đến các quy định về phòng cháy chữa cháy, đảm bảo đồng bộ hóa hệ thống quản lý và giữ gìn uy tín thương hiệu của mình.
3.2 Thiết bị tập phù hợp
Để có thể lựa chọn máy tập để kinh doanh phòng gym, có một số yếu tố mà bạn cần cân nhắc như:
-
Tài chính: Để mua được các máy tập chất lượng tốt với các tính năng hiện đại nhưng giá thành cao, bạn cần xác định được ngân sách của mình để đầu tư cho phòng gym.
-
Không gian: Bạn cần xác định kích thước phòng gym và định hình sẵn hướng mà bạn muốn cho phòng tập. Vì vậy, bạn sẽ biết được số lượng và loại máy tập cần phù hợp với không gian của mình.
-
Nhu cầu của khách hàng: Nếu khách hàng của bạn là những người muốn giảm cân, bạn cần đầu tư vào các máy tập cardio như máy chạy bộ, xích đu, xe đạp tập thể dục. Còn nếu họ muốn tập lực, bạn cần đầu tư vào các máy tập tăng cường cơ bắp như tạ đơn hay tạ đa năng và máy kéo thể thao.
-
Thương hiệu và chất lượng sản phẩm: Bạn nên lựa chọn các thương hiệu máy tập phổ biến có uy tín như Technogym, Life Fitness, Matrix, Precor… để đảm bảo chất lượng, bảo hành và dịch vụ sau bán hàng tốt.
-
Công nghệ và tính năng cao cấp: Máy tập hiện đại với công nghệ và tính năng cao cấp như màn hình cảm ứng, lưu trữ dữ liệu tập luyện, đo lường nhịp tim và nhiều chế độ tập luyện giúp thu hút nhiều khách hàng quan tâm hơn và tăng tính thú vị khi tập luyện.
Tóm lại, để lựa chọn máy tập phù hợp khi kinh doanh phòng gym, bạn cần cân nhắc khả năng tài chính, nhu cầu của khách hàng, chất lượng sản phẩm và các tính năng cao cấp của máy tập.
>> Xem thêm: Top 11 Cửa hàng dụng cụ thể thao tốt nhất hàng đầu hiện nay
3.3 Chất lượng huấn luyện viên
Chất lượng của huấn luyện viên hay PT trong việc kinh doanh phòng gym là rất quan trọng để thu hút và giữ chân khách hàng. Những huấn luyện viên giỏi sẽ giúp khách hàng đạt được mục tiêu khỏe mạnh và thân hình đẹp hơn. Điều này sẽ tạo nên sự hài lòng của khách hàng với dịch vụ phòng gym của bạn và họ có thể giới thiệu bạn đến với người khác.
Chất lượng huấn luyện viên khi kinh doanh phòng gym
Một huấn luyện viên tốt cần có kiến thức chuyên môn về tập luyện, dinh dưỡng và các phương pháp giảm cân. Ngoài ra, họ cần có kỹ năng giao tiếp tốt để có thể xây dựng mối quan hệ tốt với khách hàng, giúp họ đạt được mục tiêu cá nhân. Thành công của một phòng gym không chỉ đến từ trang thiết bị và không gian đẹp mà còn phải đến từ những huấn luyện viên giỏi và nhiệt tình.
3.4 Tạo sự khác biệt với đối thủ
Dù là kinh doanh trong lĩnh vực gì thì khi bắt đầu bắt tay vào kinh doanh bạn cần nghiên cứu kỹ đối thủ và các chiến lược kinh của họ, kinh doanh phòng gym cũng không ngoại lệ, chẳng hạn như:
-
Tầm nhìn và giá trị: Bạn có thể xây dựng một thương hiệu mạnh với tầm nhìn rõ ràng và giá trị cốt lõi rõ ràng, từ đó thu hút khách hàng có cùng giá trị đó.
-
Thiết kế phòng tập: Tạo ra không gian tập luyện hiện đại và sang trọng với thiết kế độc đáo, điều chỉnh nội thất và trang thiết bị để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
-
Chất lượng dịch vụ: Cải thiện chất lượng dịch vụ của phòng tập bằng cách cung cấp thêm các dịch vụ khác như bữa ăn, đưa đón, lớp học thêm giá trị.
-
Quảng cáo và marketing: Sử dụng các chiến lược kinh doanh phòng tập gym bao gồm quảng cáo và marketing để thu hút khách hàng mới và giữ chân khách hàng cũ.
-
Chiến lược giá cả: Có thể sử dụng chiến lược giá cả như tặng khuyến mãi, giảm giá để thu hút khách hàng mới hoặc dành chút ưu đãi cho khách hàng quen thuộc.
-
Sự đổi mới và sáng tạo: Luôn tìm cách đổi mới và sáng tạo để giữ vững sự khác biệt và hấp dẫn của phòng gym.
3.4 Quản lý phòng gym với phần mềm POS365
POS365 là một phần mềm quản lý bán hàng toàn diện và hiệu quả, phù hợp với mô hình kinh doanh như phòng gym, quán ăn, karaoke. Với ứng dụng này, bạn có thể quản lý các hóa đơn thanh toán, kiểm soát kho, theo dõi doanh thu và quản lý nhân viên của bạn dễ dàng hơn.
Quản lý phòng gym với phần mềm POS365
-
Quản lý thành viên: ghi nhận thông tin về các khách hàng, quản lý danh sách thành viên, giúp tăng độ trung thực và giữ chân khách hàng.
-
Quản lý mua bán: Bán hàng tại quầy, bán hàng trực tuyến, quản lý các hóa đơn, in hoá đơn.
-
Quản lý kho: Tính tồn kho, quản lý nhập xuất hàng hóa.
-
Quản lý nhân viên: Tạo lịch làm việc, tương tác với nhân viên, quản lý tiền lương,…
-
Báo cáo số liệu: Các báo cáo doanh thu, lượng khách hàng tham gia vào phòng gym, số liệu thống kê các ngày có nhu cầu cao sẽ giúp quản lý phòng gym trong việc phân tích và cải thiện các dịch vụ để đáp ứng nhu cầu khách hàng.
-
Kết nối với các thiết bị ngoài: Điều khiển cửa, quét thẻ từ, camera.
Trên đây là các kiến thức về kinh doanh phòng gym mà chúng tôi có thể cung cấp cho bạn, hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình kinh doanh và đạt hiệu quả cao nhất.