Kinh doanh hoa tươi là ý tưởng kinh doanh hứa hẹn đem lại nhiều cơ hội và tiềm năng phát triển. Bởi nhu cầu và xu hướng thị trường ngày càng tăng, đòi hỏi cả về chất và lượng. Do đó, nếu bạn là người yêu thích hoa, đam mê cắm hoa thì đừng bỏ lỡ cơ hội này nhé.
Để kinh doanh một shop hoa thành công bạn cần có kiến thức về cách chọn địa điểm kinh doanh, tìm nguồn hoa tươi đẹp giá cả phải chăng, cách trang trí shop hoa tươi thu hút khách hàng, cách kết những bó hoa với nhiều hình dáng đẹp, thu hút… Trong bài viết này, POS365 sẽ chia sẻ kinh nghiệm mở cửa hàng hoa tươi thành công nhất.
I. Có nên mở cửa hàng hoa tươi?
Hiện nay khi chất lượng cuộc sống được nâng cao, nhiều người ngày càng quan tâm và đầu tư nhiều hơn cho việc chăm sóc nhà cửa, gia đình. Do đó, kinh doanh hoa tươi là một trong những mô hình hút khách và có nhiều lợi thế. Đặc biệt tại các thành phố lớn thì mô hình kinh doanh này luôn trở nên đắt khách hơn bao giờ hết.
Mở cửa hàng hoa tươi
Vậy mở shop hoa tươi cần những gì? Mở cửa hàng hoa tươi cần bao nhiêu vốn?
Nếu bạn có ý định mở cửa hàng bán hoa tươi thì đừng ngần ngại, hãy bắt tay vào việc lập kế hoạch kinh doanh shop hoa tươi càng sớm càng tốt.
II. Chi phí mở shop hoa tươi
Mở cửa hàng hoa tươi cần bao nhiêu vốn? Chi phí mở cửa hàng hoa tươi dao động từ 40 - 50 triệu đồng. Tuỳ thuộc vào mô hình kinh doanh lớn hay nhỏ mà mức chi phí này có thể khác. Dưới đây là những chi phí cơ bản để mở shop hoa tươi, bạn có thể tham khảo để có kế hoạch dự trù tài chính một cách chính xác nhất.
2.1. Chi phí thuê mặt bằng
Lựa chọn địa điểm kinh doanh phụ thuộc vào đối tượng khách hàng mục tiêu. Do đó, bạn cần xác định khách hàng mục tiêu là ai? Thu nhập như thế nào? Giới tính, sở thích của họ là gì?.... Từ đó có kế hoạch tìm kiếm mặt bằng phù hợp.
Nếu đối tượng khách hàng mục tiêu của bạn có mức thu nhập cao thì sản phẩm hoa và giỏ hoa đẹp, lạ và sang trọng có lẽ là mặt hàng bán chạy nhất. Vì vậy, nên chọn mặt bằng của mình ở vị trí trung tâm, đông đúc, sạch sẽ, xung quanh có cảnh quan đẹp, an ninh tốt.
Chi phí thuê mặt bằng
Ngược lại, nếu khách hàng của bạn hầu hết là những người có thu nhập mức thu nhập trung bình thì chỉ cần đặt cơ sở kinh doanh ở một nơi đông đúc như chợ, trường học, khu vực đông dân cư….
Một cửa hàng bán hoa không cần quá nhiều diện tích nhưng cần có đủ không gian để trưng bày những lẵng hoa mẫu, diện tích khoảng 20 đến 30 mét vuông là phù hợp. Mức chi phí này dao động từ 8 - 12 triệu đồng.
2.2. Chi phí trang trí cửa hàng
Kinh doanh hoa tươi còn bao hàm cả yếu tố nghệ thuật nên trong cửa hàng bạn cũng phải chú trọng việc trang trí. Các kệ, lọ, giỏ nên sắp xếp xen kẽ, không lộn xộn để tạo lối đi cho khách hàng thoải mái lựa chọn. Ánh sáng và vật dụng trang trí phải hài hòa, tạo cảm giác thư thái và làm nổi bật vẻ đẹp của hoa.
Chi phí trang trí cửa hàng
Việc trang trí cửa hàng hoa là điều cần thiết, dù cửa hàng hoa bình dân hay sang trọng thì đều phải chú trọng. Bạn có thể trang trí tùy thích, theo cá tính riêng của mình nhưng đừng quên tạo cho cửa hàng thật gọn gàng và ngăn nắp. Khách hàng có thể dễ dàng tìm thấy loài hoa mình cần - đây là điểm thu hút khách hàng đầu tiên.
2.3. Chi phí nhập hàng
Là một trong những chi phí quan trọng và không thể bỏ qua trong quy trình lập kế hoạch kinh doanh hoa tươi. Để đảm bảo việc buôn bán có lợi nhuận bạn cần tìm kiếm nhà cung cấp hoa giá cả phải chăng, uy tín và chất lượng.
Chi phí nhập hàng
Lựa chọn những nhà vườn cung cấp hoa tươi gần cửa hàng là một ý tưởng không tồi. Giúp bạn tiết kiệm được chi phí vận chuyển, đảm bảo hoa luôn tươi và được giao một cách nhanh chóng. Ngoài ra, bạn có thể đến những chợ hoa lớn để tìm nhà cung cấp. Một số chợ hoa lớn như Quảng Ba, Mê Linh (Vĩnh Phúc) hay Vườn hoa Đại học Nông nghiệp, Vườn hoa Tây Tựu,…
2.4. Mua sắm vật liệu, thiết bị
Tủ bảo quản hoa là khoản chi phí mà chủ cửa hàng hoa nên đầu tư, đảm bảo giữ cho các loại hoa được tươi lâu hơn. Bên cạnh đó, hệ thống chiếu sáng trong cửa hàng cũng nên được chú trọng, giúp cửa hàng hoa thêm lung linh và rực rỡ hơn.
Ngoài ra, những vật dụng khác mà bạn cần chuẩn bị đó là: Tủ, quầy, kệ trưng bày và các loại phụ liệu: dây kim tuyến, ruy băng, nơ, giấy, lẵng, bình, kéo,...
Mua sắm vật liệu, phụ liệu
Những chi phí vật liệu, thiết bị dao động từ 5 - 10 triệu đồng. Để tiết kiệm chi phí cho khoản này, bạn có thể tìm mua tủ bảo quản thanh lý nhưng vẫn sử dụng tốt.
Ngoài những chi phí kể trên, bạn nên dự phòng cho những khoản chi phí phát sinh để đảm bảo rằng, bạn luôn chủ động về tài chính. Mức chi phí dự phòng này khoảng 5 triệu đồng.
Như vậy, với những chi phí kể trên bạn có thể thấy mức vốn để mở shop hoa tươi sẽ dao động từ 40 - 50 triệu đồng. Con số này không quá lớn để bắt đầu khởi nghiệp kinh doanh hoa tươi. Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào mô hình kinh doanh, cách thức kinh doanh mà mức chi phí này sẽ thay đổi.
Tham khảo thêm: Phần mềm quản lý chuỗi cửa hàng hoa tươi tốt nhất
III. Kinh nghiệm kinh doanh hoa tươi đắt khách
Làm thế nào để mở cửa hàng bán hoa tươi thành công? Kinh nghiệm kinh doanh hoa tươi thành công là gì? Cùng tìm hiểu và bỏ túi những bí quyết mở cửa hàng hoa tươi đắt khách nhất nhé.
3.1. Xác định đối tượng khách hàng mục tiêu
Là bước đầu tiên và quan trọng nhất bạn không thể bỏ qua trong kế hoạch mở shop hoa tươi. Việc định hình chân dung khách hàng tiềm năng giúp bạn có định hướng về sản phẩm kinh doanh, ý tưởng kinh doanh một cách chính xác và hiệu quả.
Chẳng hạn, đối tượng khách hàng mục tiêu của bạn là người có thu nhập cao, sinh sống chủ yếu tại khu dân cư cao cấp. Như vậy, sản phẩm kinh doanh nên là những lẵng hoa, bó hoa cầu kỳ, đẹp mắt, sang trọng, đa dạng để thu hút và đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Ngược lại, với đối tượng khách hàng có thu nhập trung bình - trung bình khá, những lẵng hoa có giá cả trung bình hay kinh doanh các loại hoa để khách hàng mua và tự cắm tại nhà là những sản phẩm mà bạn có thể cân nhắc.
3.2. Phân tích đối thủ cạnh tranh - Cách kinh doanh hoa tươi thành công
Trên thực tế, đối thủ cạnh tranh với cửa hàng kinh doanh hoa tươi là cửa hàng hoa trong khu vực, đại lý bán hoa, người trồng, người bán lẻ hoa tươi hay những cá nhân, doanh nghiệp kinh doanh hoa trực tuyến…
Việc phân tích thị trường và đối thủ cạnh tranh giúp chủ cửa hàng biết cách tiếp cận thị trường và khách hàng mục tiêu, cách thu hút và giữ chân khách hàng thân thiết, cách thiết kế các chương trình ưu đãi, khuyến mãi… Từ đó, xây dựng chiến lược kinh doanh hoa tươi phù hợp và hiệu quả.
3.3. Tìm nhà cung cấp uy tín
Nếu bạn đang tìm kiếm kinh nghiệm mở cửa hàng hoa tươi thành công thì không thể bỏ qua bước lựa chọn nhà cung cấp uy tín. Tìm kiếm đơn vị cung cấp uy tín chính là cách đảm bảo nguồn cung cấp hoa chất lượng, đem lại lợi thế cạnh tranh. Từ đó, giúp việc kinh doanh trở nên thuận lợi và dễ dàng hơn.
Tìm kiếm nhà cung cấp uy tín
Lưu ý: Bạn nên cảnh giác và tìm hiểu kỹ lưỡng về những sản phẩm bạn nhập hàng và nhà cung cấp. Nên nhập hàng từ nhiều nhà cung cấp khác nhau, vừa giúp đa dạng mẫu mã sản phẩm vừa phòng tránh rủi ro khi không thể cung cấp kịp thời các loại hoa.
Bài viết liên quan: Kinh nghiệm mở cửa hàng hoa quả nhập khẩu thành công
3.4. Dự trù chi phí phát sinh
Trong bất kỳ lĩnh vực kinh doanh nào, việc dự phòng chi phí phát sinh là điều cần thiết. Tuy nhiên, có nhiều người vẫn chưa nhận thức tầm quan trọng của việc này. Dự phòng chi phí phát sinh giúp giảm thiểu rủi ro hay những rắc rối về tài chính.
Khi có khoản dự phòng cho chi phí phát sinh, bạn sẽ chủ động hơn và giải quyết những vấn đề liên quan về tài chính một cách nhanh chóng và dễ dàng.
Dự trù chi phí phát sinh
3.5. Kế hoạch truyền thông, tiếp thị
Là bước quan trọng trong việc thúc đẩy doanh số, gia tăng cơ hội nhận diện thương hiệu, kế hoạch truyền thông giúp chủ kinh doanh dễ dàng tiếp cận khách hàng mục tiêu và nâng cao lợi nhuận.
3.5.1 Marketing và quảng cáo
Cùng với việc lên kế hoạch mở shop hoa tươi thì marketing và quảng cáo là khâu quan trọng quyết định sự thành công của cửa hàng. Dựa trên thế mạnh của doanh nghiệp của bạn, chẳng hạn như kiểu dáng của bó hoa, chất lượng của hoa, với nhiều dịch vụ đa dạng và đội ngũ nhân viên năng động, am hiểu, bạn có thể sử dụng các phương pháp tiếp thị sau:
-
Bước đầu tiên để khách hàng làm quen với cửa hàng, bạn cần thực hiện các hoạt động quảng bá, truyền thông: phát tờ rơi quảng cáo trong cửa hàng, chú ý đến các nhà hàng, trường học, cửa hàng…
-
Quảng cáo trên các trang web, cộng đồng trực tuyến hoặc rao vặt …
-
Kết nối với các công ty tổ chức tiệc cưới và cho thuê áo dài cô dâu.
-
Trong ngày khai trương mở cửa hàng hoa tươi, bạn nên giới thiệu tới khách hàng những sản phẩm độc đáo và đẹp mắt nhất để thu hút khách hàng tiềm năng.
Kế hoạch marketing và quảng cáo
3.5.2. Dịch vụ đi kèm
Bạn nên nghĩ đến các dịch vụ bổ sung để nâng cấp cửa hàng hoa tươi của mình. Một số dịch vụ hấp dẫn có thể kể đến như:
-
Hướng dẫn khách hàng cách chọn hoa đẹp, giữ hoa tươi lâu hơn, cách trang trí, kết hợp các loại hoa phù hợp
-
Nhận gói quà, chuyển quà kèm hoa, tặng thiếp kèm theo bó hoa, chuyển hoa kèm lời chúc
-
Tặng hoa chúc mừng sinh nhật cho các khách hàng lớn và thường xuyên
-
Đối với các lẵng hoa chúc mừng, cửa hàng nhận in chữ trên bandroll cho khách hàng
-
Cửa hàng cũng cung cấp các loại thiệp đặc biệt được làm từ cánh hoa khô, và khách hàng cũng có thể tự thiết kế những tấm thiệp yêu thích của mình với sự trợ giúp của nhân viên cửa hàng.
Dịch vụ ưu đãi đi kèm
3.6. Sử dụng phần mềm quản lý quản lý cửa hàng - Kinh nghiệm kinh doanh hoa tươi thành công
Theo kinh nghiệm của nhiều người khi mở cửa hàng hoa tươi, hoa là mặt hàng có thời hạn sử dụng rất ngắn nên việc quản lý thông tin hàng hóa, bảo quản sản phẩm, đề phòng hư hỏng là điều tối quan trọng. Vấn đề này có thể được giải quyết dễ dàng với phần mềm quản lý cửa hàng POS365.
Phần mềm quản lý cửa hàng POS365
Với những tính năng nổi bật, phần mềm POS365 đang được rất nhiều cá nhân, doanh nghiệp lựa chọn sử dụng:
-
Giải pháp siêu tiết kiệm: Phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các chủ cửa hàng có thể quản lý cơ sở kinh doanh của mình tiện lợi và nhanh chóng.
-
Xem báo cáo mọi lúc mọi nơi: Chủ quản lý có thể theo dõi, kiểm soát, thay đổi hoạt động kinh doanh một cách nhanh chóng và chính xác mọi lúc mọi nơi chỉ qua một báo cáo.
-
Quản lý nhân viên từ xa hiệu quả, nắm bắt được hiệu suất làm việc của nhân viên.
-
Quy trình quản lý bán hàng toàn diện: Xử lý đơn hàng nhanh chóng -> Quản lý sản phẩm -> Quản lý tồn kho -> Báo cáo bán hàng hiệu quả.
-
Tính tiền nhanh chóng, thanh toán không cần tiền mặt: Khách hàng thanh toán qua: Mobile Banking, Thẻ ngân hàng, thẻ tín dụng, Ví điện tử, mã QR code... trên phần mềm và máy bán hàng POS365.
-
Tương thích trên nhiều thiết bị: Điện thoại, ipad, laptop, máy tính và sử dụng trên các hệ điều hành Android, iOS và Windows.
Bạn có thể sử dụng phần mềm miễn phí trong 7 ngày bằng cách đăng ký tại đây.
IV. Phương án xử lý rủi ro khi kinh doanh hoa tươi
Dưới đây là những rủi ro và cách giải quyết rủi ro khi kinh doanh hoa tươi dành cho chủ kinh doanh. Bạn có thể tham khảo để “bỏ túi” kinh nghiệm cho bản thân nhé!
4.1. Rủi ro về thời tiết
Hãy cố gắng tưới nước cho hoa tươi thường xuyên, tránh để hoa bị úng, hoặc để quá lâu dưới ánh sáng của mặt trời. Trong trường hợp một số cánh hoa ở bên ngoài bị úa, tàn có thể loại bỏ chúng mà không bị ảnh hưởng đến hình dạng của hoa.
Rủi ro về thời tiết
4.2. Không bán hết trong ngày
Theo kinh nghiệm mở cửa hàng hoa tươi của nhiều người, hoa bán không hết mà khả năng tươi lâu thì để vào tủ bảo quản để bán vào ngày hôm sau, số hoa còn lại đem phơi để làm hoa khô.
4.3 Rủi ro cạnh tranh
Khi mới tham gia thị trường nên phải cạnh tranh với những đối thủ cạnh tranh để thu hút khách hàng. Để không phải lo lắng quá nhiều về vấn đề này, bạn cần xây dựng một chiến lược quảng cáo và tiếp thị phù hợp và hiệu quả.
Rủi ro về cạnh tranh
Phải có giải pháp tạo sự khác biệt, đa dạng hóa sản phẩm cả về hình thức và dịch vụ bổ trợ. Đồng thời, bạn cần tích cực mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng việc kinh doanh đa dạng sản phẩm. Thay vì chỉ bán hàng tại cửa hàng và trang web chính thức, bạn cũng có thể bán hàng trên các nền tảng thương mại điện tử.