FnB (hay F&B) là một trong những lĩnh vực kinh doanh được đánh giá là có tiềm năng sinh lời lớn, tốc độ thu hồi vốn khá nhanh. Vậy cụ thể kinh doanh FnB là gì, có những loại hình nào và làm thế nào để có thể thành công trong ngành này? Cùng POS365 trả lời cho những câu hỏi trên từ chuyên gia nhé.
1. Kinh doanh Fnb là gì?
FnB (hay F&B) là viết tắt của từ Food and Beverage, dùng để chỉ dịch vụ cung cấp đồ ăn, thức uống (gọi chung là ẩm thực) cho khách hàng. Nói tóm lại f&b là loại hình kinh doanh, buôn bán ẩm thực, nhà hàng và dịch vụ ăn uống phục vụ khách hàng.
Ngành FnB bao gồm rất nhiều mô hình kinh doanh khác nhau, từ hệ thống nhà hàng, quán ăn đường phố, điểm bán đồ ăn lưu động, chuỗi đồ uống, cafe, trà sữa, các dịch vụ suất ăn công nghiệp, dịch vụ tiệc cưới hỏi, tiệc tư gia,... Các loại hình kinh doanh dịch vụ ăn uống thường được chia thành 3 nhóm chính bao gồm:
Kinh doanh f&b là mô hình cung cấp dịch vụ đồ ăn, thức uống cho khách hàng
-
Dịch vụ cung cấp thực phẩm tại nhà hàng: Đây là mô hình phổ biến nhất, nơi khách hàng ghé thăm, dùng bữa và trải nghiệm dịch vu. Các cơ sở nhà hàng được giữ đầy đủ tiện nghi và hoàn thiện tốt để thu hút khách hàng và khiến họ cảm thấy hài lòng.
-
Dịch vụ cung cấp thực phẩm cho những sự kiện theo nhu cầu: bao gồm nấu ăn, chuẩn bị và cung cấp dịch vụ một phần tại nơi khách hàng yêu cầu. Bao gồm dịch vụ cung cấp thức ăn, đồ uống cho bệnh viện, trường học, tiệc cưới, các dịch vụ set up tiệc tại chỗ (tiêc teabreak/ fingering cho meeting, tiệc đính hôn, dịch vụ catering, private dinning)
-
Dịch vụ cung cấp thực phẩm tận nơi: Ban đầu đây chỉ là một trong những dịch vụ gia tăng của nhà hàng, nhằm phục vụ cho một số đối tượng nhất định và thường chỉ áp dụng cho những quán ăn nhanh, pizza,... Tuy nhiên trong những năm gần đây, cùng với sự bùng nổ của thương mại điện tử và các ứng dụng giao đồ ăn, nó đã nhanh chóng trở thành một lĩnh vực kinh doanh FnB hết sức "béo bở" nhờ giảm thiểu được chi phí mặt bằng, nhân viên,... từ đó có thể gia tăng được biên độ lợi nhuận.
2. Vai trò của ngành f&b đối với doanh nghiệp và khách hàng
2.1. Đáp ứng nhu cầu ăn uống của khách hàng
Ngành F&b đóng vai trò cung cấp dịch vụ ăn uống, thoả mãn nhu cầu ăn uống của khách hàng. Các nhà hàng, khách sạn cung cấp món ăn ngon, tạo ra những món ăn, đồ uống độc đáo sẽ tạo ấn tượng cho khách hàng và thúc đẩy họ quay trở lại trong những lần sau.
2.2 Thúc đẩy hoạt động kinh doanh thu về lợi nhuận cao
Nền kinh tế phát triển, kéo theo thu nhập và chất lượng cuộc sống của người dân tăng lên. Nhu cầu vật chất và tinh thần cũng theo đó trở nên đa dạng hơn, trong đó có nhu cầu thiết yếu về ăn uống.
Chính những điều đó đã giúp cho hoạt động kinh doanh ngày càng mở rộng, phát triển. Và nó đã mang lại nguồn lợi nhuận lớn cho các ông chủ trong lĩnh vực này.
Kinh doanh f&b giúp doanh nghiệp thu về lợi nhuận lớn
2.3 Tăng định vị thương hiệu và chỗ đứng của thương hiệu trên thị trường
Nếu loại hình kinh doanh của bạn đáp ứng mọi tiêu chí về: giá cả, chất lượng sản phẩm, dịch vụ tốt,… chắc chắn thương hiệu của bạn sẽ được nhiều người biết tốt. Điều này tạo sự thiện cảm, hài lòng đối với khách hàng và họ sẽ luôn lựa chọn thương hiệu của bạn trong những lần tiếp theo.
2.4 Quảng bá thương hiệu không tốn chi phí
Sự ủng hộ của khách hàng chính là cách gia tăng định vị thương hiệu và giúp doanh nghiệp có được chỗ đứng vững chắc. Khách hàng không chỉ giúp gia tăng lợi nhuận mà họ còn là những người quảng bá gián tiếp cho thương hiệu của bạn. Doanh nghiệp nhận được hiệu quả rất lớn khi không hề tốn kém chi phí cho hoạt động “marketing 0 đồng” này.
3. Một số mô hình kinh doanh f&b phổ biến tại Việt Nam hiện nay
Hiện nay Việt Nam rất phổ biến các mô hình kinh doanh f&b. Một số mô hình nổi bật nhất đó là:
3.1 Mô hình f&b khách sạn
Kinh doanh khách sạn hiện nay không chỉ tập trung vào hoạt động lưu trú. Bên cạnh đó, các chủ khách sạn còn đa dạng các loại hình dịch vụ như: ăn uống, spa,… Việc kinh doanh loại hình này trong khách sạn đã mang lại hiệu quả cho các chủ doanh nghiệp trong việc gia tăng lợi nhuận.
3.2 Mô hình f&b công nghệ
F&b công nghệ là mô hình kinh doanh phát triển với tốc độ nhanh chóng trong những năm gần đây. Hình thức này được đông đảo người dân ưa chuộng nhờ tính tiện lợi, nhanh chóng và không mất công di chuyển.
Mô hình f&b công nghệ được đông đảo khách hàng lựa chọn
Mô hình này cho phép khách hàng lựa chọn món ăn, đồ uống,… mình thích với đầy đủ giá cả, số lượng, bình luận của những người mua trước ngay trên ứng dụng. Chỉ cần vài bước thao tác, khách hàng đã có thể đặt hàng nhanh chóng và chờ đợi trong một khoảng thời gian đơn vị vận chuyển sẽ giao đồ ăn tới.
Mô hình này chỉ phát triển tại các thành phố lớn, những nơi có tập trung đông dân cư với mức sống cao như: Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Quảng Ninh,…
Xem thêm: Các mô hình kinh doanh thương mại điện tử phổ biến
3.3 Mô hình hoạt động f&b phi thương mại
Kinh doanh fnb phi thương mại chứa đựng nhiều điểm hạn chế khi chọn đồ ăn và đồ uống. Người mua hàng không có quá nhiều sự lựa chọn. Tuy nhiên, mô hình này lại coi trọng vấn đề sản phẩm đảm bảo chất lượng, yếu tố dinh dưỡng được quan tâm hơn.
Điển hình của mô hình kinh doanh fnb phi thương mại đó là: căng tin bệnh viện, căng tin kí túc xá, bếp ăn tại các doanh nghiệp,… Ở đây họ chú trọng chất lượng dinh dưỡng hơn là yếu tố doanh thu, lợi nhuận.
3.4 Mô hình hoạt động f&b thương mại
Không giống với mô hình phi thương mại, hoạt động f&b thương mại đáp ứng đầy đủ, đa dạng nhu cầu ăn uống của khách hàng. Mô hình này giúp chủ doanh nghiệp thu về doanh thu lớn. Một số mô hình kinh doanh ngành f&b nổi bật đó là:
Quán ăn nhỏ - Fast casual
Đây là mô hình kinh doanh dịch vụ ăn uống phổ biến nhất tại Việt Nam, ước tính có tới hàng chục triệu cửa hàng và không ngừng tăng lên mỗi năm. Quán ăn nhỏ chủ yếu hướng đến đối tượng lao động, dân văn phòng, học sinh - sinh viên với mức giá trung bình, món ăn phổ thông, đơn giản và không có quá nhiều yêu cầu khắt khe.
Ví dụ: quán đồ ăn sáng, fast food/ đồ ăn vặt, cơm bình dân, bún - phở - mỳ, bánh mỳ,... Quán ăn nhỏ thường có mặt bằng nhỏ và tận dụng một phần vỉa hè, mặt ngõ để kinh doanh.
Nhà hàng gia đình - Family restaurant
Nhà hàng gia đình là mô hình chỉ chung các nhà hàng có mức giá từ trung bình trở lên, thực đơn món ăn đặc sắc, có không gian rộng rãi, trang trí bắt mắt, thân thiện. Nhóm nhà hàng này chủ yếu hướng đến đối tượng từ 22-40 tuổi, có thu nhập khá, muốn thưởng thức những bữa ăn chất lượng, mới mẻ và trải nghiệm phong cách phục vụ chuyên nghiệp.
Nhà hàng gia đình là mô hình phục vụ cho nhóm khách hàng từ 22 - 40 tuổi
Để kinh doanh thành công với mô hình family restaurant, chủ nhà hàng cần xây dựng được một thực đơn hoặc những món ăn đặc trưng được coi là "signature", cùng với đó là tập trung duy trì chất lượng dịch vụ của nhà hàng.
Theo đó, quy trình phục vụ, training nhân viên,... cần được tối ưu thường xuyên nhằm mang tới sự hài lòng cho khách hàng, giảm tối đa những tình huống khiến khách "chấm điểm kém", nhờ đó có thể nâng cao tỷ lệ khách quay lại nhà hàng.
Buffet - nhà hàng tự chọn
Khái niệm buffet - nhà hàng tự chọn được dùng để chỉ một bữa ăn gồm nhiều món ăn khác nhau, khách hàng có thể thưởng thức không giới hạn những món ăn này tại nhà hàng. Những mô hình buffet phổ biến có thể kể đến như các chuỗi lẩu nướng (ví dụ Gogi, Kichi - Kichi, Manwah,...).
Ngoài ra các khách sạn cao cấp như Sheraton, Daewoo, Du Parc, Metropole,... cũng thường có những nhà hàng mở buffet cuối tuần hoặc vào những dịp lễ đặc biệt. Mức giá buffet thường dao động từ 500.000 đồng cho tới 3.000.000 đồng/ người tùy theo từng menu.
Buffet nhà hàng tự chọn
Bên cạnh những mô hình buffet quen thuộc gần đây, xu hướng buffet chay đang tạo tạo nên một “cơn sốt” nho nhỏ trong lĩnh vực kinh doanh FnB với hàng loạt nhà hàng chay như Veggie Castle, Nhất Tâm, Vegito, Haan, An Lạc, Tịnh Thực, Hương Thiền (phân khúc bình dân), Sadhu (phân khúc cao cấp),...
Quán cafe - bistro
Một mô hình kinh doanh tuy chưa thực sự phổ biến ở Việt Nam song đang có tiềm năng phát triển đó chính là bistro. Bistro là mô hình kết hợp giữa quán cafe, nhà hàng và quán rượu (pub). Menu của một nhà hàng dạng Bistro thường có đủ thực đơn các món chính như một tiệm ăn, có thêm một số loại đồ uống có cồn đơn giản (rượu vang, bia lon, cocktail).
Quán Bistro chưa thực sự phổ biến nhưng rất độc đáo
Bistro có không gian dễ chịu, thoải mái, phong cách phục vụ nhanh - gọn, do đó đây là mô hình phù hợp với dân văn phòng từ 25-40, có thu nhập khá cần tìm một nơi lịch sự và không quá xô bồ cho các buổi gặp mặt, họp bàn công việc hay một cuộc hẹn hò ngắn.
Nhà hàng phục vụ thức ăn nhanh – fast food
Mô hình nhà hàng phục vụ thức ăn nhanh là một trong các mô hình f&b có ưu điểm là giá cả hợp lý, phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng. Tuy nhiên, mô hình này có cách thức phục vụ còn nhiều hạn chế. Ví dụ của mô hình fast food đó là: Highlands, Lotteria, KFC,…
Nhà hàng phục vụ thức ăn nhanh phù hộ với nhiều đối tượng khách hàng
Thức ăn đường phố - Street Food
Street food là mô hình kinh doanh phổ biến tại nhiều quốc gia trên thế giới không chỉ riêng Việt Nam. Hình thức kinh doanh của thức ăn đường phố đó là đồ ăn được bán trên các xe đẩy hoặc đựng trong các hộp xốp và mang chúng đi khắp các con phố, con đường để bán hàng.
Khách hàng của thức ăn đường phố tương đối đa dạng và chủ yếu là những người có thu nhập thấp bởi họ không yêu cầu quá cao về chất lượng đồ ăn.
>>> Tìm hiểu thêm: Phần mềm quản lý chuỗi cửa hàng tốt nhất cho ngành F&B
4. Các chiến lược marketing cho mô hình kinh doanh f&b hiệu quả cao
4.1 Định vị thương hiệu
Thị trường f&b với nhiều tiềm năng hấp dẫn, kéo theo đó là sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của các doanh nghiệp kinh doanh Fnb. Để thương hiệu của bạn có chỗ đứng trên thị trường cần phải thiết kế một mô hình nổi bật, tạo dấu ấn riêng và cần đáp ứng được thị hiếu của khách hàng.
Định vị thương hiệu cho doanh nghiệp
4.2 Triển khai marketing đa kênh
Để tăng độ nhận diện thương hiệu doanh nghiệp cần tiến hành khai thác, triển khai nhiều hình thức truyền thông như: mạng xã hội, website, quảng cáo trên truyền hình,… Hoạt động này giúp công chúng dễ dàng nhận diện thương hiệu và gia tăng độ phủ sóng tới khách hàng mục tiêu và khách hàng tiềm năng.
4.3 Liên kết với các ứng dụng đặt đồ ăn trực tuyến
Gia tăng lợi nhuận bằng nhiều phương thức bán hàng, trong đó có liên kết với các ứng dụng đặt đồ ăn trực tuyến. Đây là cách thức được không ít doanh nghiệp áp dụng trong thời điểm hiện tại. Đặt đồ ăn trực tuyến được nhiều khách hàng lựa chọn nhờ tính tiện lợi, nhanh chóng. Các ứng dụng đặt đồ ăn sở hữu lượng khách hàng lớn mỗi ngày đó là: Beamin, Shopee Food, GrabFood,…
Chiến lược liên kết với các ứng dụng đặt đồ ăn trực tuyến
4.4 Thiết kế bao bì sản phẩm bắt mắt
Bao bì cũng là một hình thức quảng bá thương hiệu doanh nghiệp cần đặc biệt chú ý. Thiết kế bao bì sản phẩm độc đáo, bắt mắt sẽ giúp thu hút sự quan tâm của khách hàng khi họ chưa được dùng thử đồ ăn. Bao bì là một trong những yếu tố kích thích tâm lý muốn mua hàng của khách hàng.
4.5 Xây dựng các trang web/blog chia sẻ kiến thức, đồ ăn
Có rất nhiều hình thức truyền thông doanh nghiệp hướng tới trong đó có xây dựng các trang web hay blog cung cấp thông tin, chia sẻ kiến thức hữu ích. Nếu doanh nghiệp làm tốt việc truyền tải nội dung, tối ưu trang web chuẩn SEO để có thứ hạng tốt trên trang kết quả tìm kiếm sẽ giúp thương hiệu được nhiều khách hàng biết tới.
5. Giải pháp quản lý bán hàng cho ngành kinh doanh F&B
Cùng với sự cạnh tranh và tăng trưởng hiện nay của mô hình kinh doanh ngành F&B, việc tìm những giải pháp phù hợp với mô hình kinh doanh của mình là điều vô cùng quan trọng.
Vấn đề đầu tiên khi vận hành mô hình kinh doanh này đó chính là tối ưu quá trình order - báo bếp - phục vụ. Phương thức gọi món cổ điển với nhân viên phục vụ có thể gây nên những trải nghiệm không tốt đối với khách hàng, đặc biệt khi nhà hàng đông khách, không đủ nhân viên phục vụ.
Giải pháp quản lý và bán hàng POS365 dành riêng cho ngành f&b
Với phần mềm order bằng điện thoại POS365, khách hàng sẽ chủ động việc order menu ngay tại bàn. Order sẽ được gửi trực tiếp tới bếp chế biến, giúp thu ngân nắm bắt được đơn hàng và giải quyết hóa đơn một cách chính xác mà không sợ nhầm lẫn món ăn hay thứ tự order của khách.
Ngoài ra, việc thanh toán từ phần mềm bán hàng POS365 cũng được thực hiện thông qua nhiều phương thức khác nhau như tiền mặt, thanh toán qua thẻ ngân hàng, ví điện tử, mã QR code, giúp khách hàng có nhiều lựa chọn hơn. Với giao diện đơn giản, trực quan, hệ thống phần mềm POS365 dựa trên nền tảng điện toán đám mây, giúp chủ nhà hàng ăn uống có thể theo dõi doanh số và mọi hoạt động kinh doanh của mình.
Kinh doanh FnB là một trong những lĩnh vực hấp dẫn với rất nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai. Hy vọng rằng thông qua bài viết trên, bạn đã hiểu rõ về kinh doanh F&B cũng như nắm rõ những đặc điểm của một số mô hình kinh doanh F&B phổ biến. Chúc các bạn thành công!