Kinh doanh du lịch lữ hành là gì? Điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành hiện nay như thế nào? Câu trả lời sẽ được bật mí chi tiết từ A - Z trong nội dung bài viết này, hãy cùng tìm hiểu nhé!
I. Kinh doanh du lịch lữ hành là gì?
Tại khoản 9 Điều 3 Luật Du lịch năm 2017 quy định rằng: “Kinh doanh dịch vụ du lịch lữ hành là việc xây dựng, bán và tổ chức thực hiện một phần hoặc toàn bộ chương trình du lịch cho khách du lịch”.
Kinh doanh du lịch lữ hành là gì?
Theo đó, sản phẩm lữ hành có các đặc điểm sau:
-
Sản phẩm lữ hành có tính chất tổng hợp: Là các chương trình du lịch trọn gói hay từng phần cụ thể như: dịch vụ vận chuyển, dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống…
-
Sản phẩm lữ hành bao gồm các hoạt động diễn ra trong cả quá trình từ khi đón khách theo yêu cầu cho đến khi khách trở lại điểm xuất phát:
Những hoạt động đảm bảo nhu cầu của chuyến đi nhu cầu giải trí, tham quan
Hoạt động đảm bảo nhu cầu thiết yếu của khách chuyến như đi lại, ăn ở, an ninh…
-
Sản phẩm lữ hành không bảo quản, lưu kho được và giá của sản phẩm lữ hành có tính linh động cao.
II. Đặc điểm của kinh doanh dịch vụ lữ hành
Kinh doanh du lịch lữ hành có những đặc điểm đặc trưng như sau, khác biệt với những ngành nghề kinh doanh khác, bạn có thể theo dõi:
Đặc điểm của kinh doanh dịch vụ lữ hành
-
Kinh doanh dịch vụ lữ hành có tính chất phi vật thể: Sản phẩm của dịch vụ lữ hành là chương trình du lịch, khách hàng cần trả một khoản phí để trải nghiệm và đánh giá chất lượng dịch vụ.
-
Là ngành nghề trung gian: Kinh doanh lữ hành thực hiện ba chức năng: Thông tin cho khách và bên cung ứng dịch vụ; tổ chức nghiên cứu thị trường, tổ chức sản xuất các chương trình du lịch; cầu nối giữa cung và cầu du lịch, giữa khách hàng và bên cung ứng.
-
Có tính chất thời vụ và dễ bị tác động: Kinh doanh dịch vụ này có tính thời vụ cao và dễ bị biến động bởi các tác nhân như: kinh tế, chính trị, thời tiết, nhu cầu du lịch..
-
Mang tính quốc tế: Các hoạt động du lịch - lữ hành xuyên quốc gia đang trở nên phổ biến nhờ tác động của nền kinh tế toàn cầu hóa.
>> Xem ngay: Thủ tục cấp giấy phép kinh doanh du lịch mới nhất hiện nay
III. Đối tượng kinh doanh dịch vụ du lịch lữ hành
Đối tượng hay chủ thể của kinh doanh du lịch lữ hành đó là các chương trình du lịch. Hiểu một cách đơn giản, chương trình du lịch là văn bản thể hiện lịch trình, dịch vụ và giá bán được định trước cho mỗi chuyến đi.
Như vậy, có thể thấy những đặc trưng của chương trình du lịch như sau:
-
Chương trình du lịch là một bản hướng dẫn thực hiện các dịch vụ đã sắp đặt trước nhằm thỏa mãn nhu cầu về ăn uống, đi lại, vui chơi khi đi du lịch của du khách.
-
Phải có ít nhất hai dịch vụ trong chương trình du lịch (gồm điểm xuất phát và điểm kết thúc). Việc sắp xếp này phải theo một trình tự về không gian và thời gian cụ thể.
-
Chi phí của chương trình du lịch được tính trên tổng giá các dịch vụ có trong chương trình du lịch.
IV. Phạm vi kinh doanh dịch vụ lữ hành
Căn cứ theo Điều 30 Luật du lịch năm 2017 quy định về phạm vi kinh doanh du lịch lữ hành như sau:
Phạm vi kinh doanh dịch vụ lữ hành
-
Kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa phục vụ khách du lịch nội địa
-
Kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế phục vụ du khách quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài.
-
Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành được kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế và dịch vụ lữ hành nội địa, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.
-
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ được phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế, phục vụ du lịch quốc tế đến Việt Nam. Trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.
>> Tìm hiểu thêm: Bỏ túi ngay 10 ý tưởng kinh doanh du lịch độc đáo năm 2024
V. Điều kiện đăng ký kinh doanh dịch vụ lữ hành
Điều kiện kinh doanh du lịch lữ hành hiện nay được quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 31 Luật du lịch năm 2017. Dưới đây là những điều kiện đăng ký dịch vụ lữ hành nội địa và quốc tế mà bạn có thể tham khảo:
5.1. Đăng ký kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa
Điều kiện đăng ký kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa chính là quy định về việc được cấp giấy chứng nhận kinh doanh lữ hành nội địa, cụ thể như sau:
-
Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật: Doanh nghiệp đăng lý mã ngành nghề liên quan đến kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa.
-
Mức ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa tại ngân hàng là 100.000.000 VNĐ.
-
Người phụ trách kinh doanh du lịch phải tốt nghiệp trung cấp trở lên, chuyên ngành lữ hành. Trường hợp tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch nội địa.
>>> Tìm hiểu thêm: Kỹ năng và triển vọng nghề nghiệp của hướng dẫn viên du lịch
5.2. Đăng ký kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế
Cũng giống như điều kiện kinh doanh du lịch lữ hành nội địa, quy định về việc đăng ký kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế cần đáp ứng các điều kiện sau:
Đăng ký kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế
-
Doanh nghiệp đăng ký mã ngành nghề liên quan đến kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế.
-
Mức ký quỹ tại ngân hàng cụ thể:
-
Dịch vụ lữ hành đối với khách quốc tế đến Việt Nam là 250.000.000 VNĐ
-
Dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch ra nước ngoài: 500.000.000 VNĐ
-
Dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài là 500.000.000 VNĐ.
-
Người phụ trách kinh doanh phải tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành về lữ hành. Trường hợp tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch quốc tế.
Như vậy POS365 đã tổng hợp đầy đủ các thông tin liên quan đến kinh doanh du lịch lữ hành. Hy vọng rằng sẽ hữu ích và giúp bạn có cho mình những kiến thức bổ ích để bắt đầu kinh doanh dịch vụ lữ hành nhé.
>> Bạn đang quan tâm: Hướng dẫn chi tiết kinh doanh khách sạn hiệu quả [Update 2024]