Sau đại dịch Covid-19, nhu cầu và tần suất du lịch nghỉ dưỡng của mọi người ngày càng tăng cao, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư phát triển thị trường kinh doanh dịch vụ lưu trú. Để hiểu hơn về loại hình dịch vụ này là gì, làm thế nào để có thể đăng ký kinh doanh và các điều kiện đăng ký của mỗi loại dịch vụ là gì.
I. Kinh doanh dịch vụ lưu trú là gì?
Kinh doanh dịch vụ lưu trú hay Accommodation Business được hiểu là hoạt động dịch vụ cho thuê phòng dưới một cơ sở lưu trú du lịch nào đó. Hiểu một cách đơn giản thì hoạt động kinh doanh của các cơ sở lưu trú du lịch diễn ra trong quá trình cung cấp tất cả các dịch vụ lưu trú, ăn uống cũng như các dịch vụ xung quanh nhằm thỏa mãn nhu cầu nghỉ dưỡng tạm thời của các khách du lịch tại một khu vực tỉnh thành hoặc một vùng nào đó.
Kinh doanh dịch vụ lưu trú là gì?
Kinh doanh dịch vụ lưu trú là hoạt động kinh doanh nằm ngoài lĩnh vực sản xuất vật chất đồng thời cung cấp các dịch vụ cho thuê buồng ngủ và các dịch vụ bổ sung khác cho khách hàng trong thời gian lưu lại điểm du lịch đó.
Hình thức kinh doanh này có ý nghĩa rất to lớn đối với xã hội:
-
Thu hút được lượng lớn lao động trực tiếp cũng như gián tiếp tham gia vào quá trình tạo ra các sản phẩm phục vụ lưu trú du lịch, tạo việc làm và góp phần giải quyết tình trạng cho xã hội.
-
Việc kinh doanh dịch vụ này phát triển đồng nghĩa với việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nhằm phục vụ cũng như cung ứng cho sự phát triển của lưu trú du lịch.
-
Quá trình tiêu dùng dịch vụ và hàng hóa du lịch sẽ mang đến nguồn thu nhất định cho ngân sách của nhà nước và nguồn thu cho dân cư tại nơi diễn ra hoạt động kinh doanh và phục vụ lưu trú.
-
Tuyên truyền, quảng cáo về phong cảnh và con người sở tại.
II. Các loại hình kinh doanh dịch vụ lưu trú
Sau đây POS365 sẽ chia sẻ với bạn các loại hình kinh doanh dịch vụ lưu trú cơ bản như sau:
-
Khách sạn: cung cấp dịch vụ lưu trú và các tiện ích khác như nhà hàng, phòng họp, bể bơi, phòng tập thể dục.
-
Nhà nghỉ: dịch vụ lưu trú với mức giá rẻ hơn so với khách sạn, có thể cung cấp các tiện ích như truyền hình cáp, máy lạnh, wifi.
-
Homestay: cung cấp dịch vụ lưu trú tại những ngôi nhà của người dân địa phương, giúp du khách trải nghiệm đời sống và văn hoá địa phương.
-
Khu nghỉ dưỡng: cung cấp dịch vụ lưu trú kết hợp với cảnh quan tuyệt đẹp, đồng thời có các tiện ích vui chơi giải trí như hồ bơi, spa, phòng tập thể dục, sân golf.
-
Biệt thự: cung cấp dịch vụ cho thuê căn hộ chung cư hoặc nhà riêng với đầy đủ tiện nghi như nhà bếp, phòng khách, máy lạnh, tivi, wifi, phù hợp cho gia đình du lịch.
Ngoài ra hiện nay còn phát triển thêm tàu thủy lưu trú du lịch, bãi cắm trại du lịch,... Mỗi loại hình kinh doanh dịch vụ lưu trú có đặc điểm và quy mô khác nhau, phục vụ cho các nhu cầu và mục đích khác nhau của khách hàng.
III. Tìm hiểu về điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú
Để có thể kinh doanh dịch vụ lưu trú thì trước hết bạn cần phải đăng ký dưới hình thức doanh nghiệp hoặc một hộ kinh doanh, bên cạnh đó cần có đăng ký ngành nghề kinh doanh này.
Không chỉ thế, để kinh doanh loại dịch vụ này, chủ doanh nghiệp cần phải đáp ứng thêm một số điều kiện về an ninh, trật tự, an toàn về phòng cháy chữa cháy, an toàn về thực phẩm và các điều kiện cơ bản về cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ khách du lịch.
Ngoài ra, đối với mỗi loại hình kinh doanh dịch vụ lưu trú, người kinh doanh cũng cần đáp ứng được một số điều kiện sau đây:
3.1 Điều kiện kinh doanh lưu trú khách sạn
Dựa theo điều 22 Nghị định 168/2017/NĐ-CP, các khách sạn để được đăng ký sẽ cần đáp ứng tối thiểu các yêu cầu sau:
Điều kiện kinh doanh lưu trú khách sạn
-
Hệ thống điện, hệ thống cấp thoát nước sạch
-
Tối thiểu 10 buồng ngủ có đầy đủ giường, đệm, chăn ga, gối, khăn mặt, khăn tắm
-
Có khu vực lễ tân riêng
-
Nơi để xe cho khách đến nghỉ dưỡng
-
Bếp, phòng ăn và dịch vụ ăn uống với khách sạn nghỉ dưỡng
-
Thay bọc đệm, bọc gối, khăn mặt, khăn tắm, bọc chăn khi có khách mới
-
Có nhân viên trực 24 giờ mỗi ngày và các nhân viên đều cần được tập huấn về nghiệp vụ du lịch.
>> Xem thêm: Bỏ túi ngay 10 ý tưởng kinh doanh du lịch độc đáo năm 2023
3.2 Điều kiện đối với dạng nhà nghỉ du lịch
Tại Điều 26 Nghị định 168/2017/NĐ-CP, đây là các yêu cầu cơ bản mà các nhà nghỉ du lịch cần đáp ứng:
-
Có đầy đủ điện, nước và ống thoát nước
-
Khu vực đón khách và phòng ngủ
-
Có phòng tắm và phòng vệ sinh chung trong trường hợp phòng ngủ không có phòng tắm và phòng vệ sinh riêng
-
Có giường, khăn mặt, khăn tắm , đệm, chăn, gối,
-
Thay bọc đệm, bọc chăn, gối, khăn mặt, khăn tắm khi có khách mới
-
Luôn có nhân viên trực 24 giờ mỗi ngày và các nhân viên đều được tập huấn nghiệp vụ đầy đủ.
3.3 Kinh doanh lưu trú khi nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê
Theo điều 27 Nghị định 168/2017/NĐ-CP, với loại hình này bạn cần đáp ứng tối thiểu các yêu cầu như:
Điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú khi nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê
-
Đèn chiếu sáng, nước sạch
-
Khu vực sinh hoạt chung và khu vực lưu trú cho khách
-
Đầy đủ bếp, phòng tắm cũng như phòng vệ sinh
-
Có giường, đệm hoặc chiếu; có chăn, gối, màn, khăn mặt, khăn tắm và thay khi có khách mới và chủ nhà có ở trong phòng và cho khách du lịch thuê khi được tập huấn về nghiệp vụ du lịch.
3.4 Điều kiện kinh doanh theo dạng biệt thự du lịch
Dựa trên Điều 23 Nghị định 168/2017/NĐ-CP, các biệt thự du lịch sẽ cần đáp ứng tối thiểu các yêu cầu sau đây:
-
Hệ thống điện, hệ thống cấp nước sạch và thoát nước
-
Thay bọc đệm, bọc chăn, bọc gối, khăn mặt, khăn tắm khi có khách mới
-
Có nhân viên luôn trực 24/7 mỗi ngày và phải có khu vực tiếp khách, phòng ngủ, bếp và phòng tắm, phòng vệ sinh
3.5 Điều kiện kinh doanh lưu trú với căn hộ du lịch
Dựa trên Điều 24 Nghị định 168/2017/NĐ-CP, các căn hộ du lịch sẽ phải đáp ứng tối thiểu các yêu cầu như sau:
Điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú với căn hộ du lịch
-
Có đầy đủ hệ thống điện, hệ thống cấp và thoát nước sạch
-
Thay bọc đệm, khăn tắm chăn, gối, khăn mặt khi có khách mới vào
-
Khu vực tiếp khách, phòng ngủ, bếp và phòng tắm, phòng vệ sinh và người quản lý được tập huấn về nghiệp vụ du lịch.
>> Xem thêm: Chia sẻ kinh nghiệm kinh doanh căn hộ dịch vụ hiệu quả 2023
3.6 Điều kiện đăng ký kinh doanh lưu trú dạng tàu thủy lưu trú du lịch
Tại Điều 25 Nghị định 168/2017/NĐ-CP, tàu thủy lưu trú du lịch cần đáp ứng được tối thiểu các yêu cầu như sau:
Điều kiện đăng ký kinh doanh lưu trú dạng tàu thủy lưu trú du lịch
-
Tàu cần ở trong tình trạng tốt và còn hạn đăng kiểm
-
Có đầy đủ áo phao cứu sinh, phương tiện thông tin liên lạc, tủ thuốc cấp cứu ban đầu
-
Có điện, nước
-
Thiết bị thu gom rác thải, nước thải để bảo đảm vệ sinh môi trường
-
Khu vực đón khách, carbin - phòng ngủ, phòng tắm, phòng vệ sinh, bếp và dịch vụ ăn uống
-
Sẵn bọc đệm, chăn, gối, khăn mặt, khăn tắm tay khi có khách mới
-
Người quản lý nhân viên được tập huấn về nghiệp vụ du lịch, đặc biệt các nhân viên phục vụ cần được tập huấn về kỹ năng cứu hộ trên sông và biển
3.7 Điều kiện kinh doanh lưu trú đối với bãi cắm trại du lịch
Theo Điều 28 Nghị định 168/2017/NĐ-CP, các bãi cắm trại du lịch sẽ yêu cầu cần có các mục sau đây:
Điều kiện kinh doanh lưu trú đối với bãi cắm trại du lịch
-
Khu vực tiếp đón khách, khu vực dựng lều, trại, đỗ xe, phòng tắm, phòng vệ sinh chung
-
Nước sạch
-
Dụng cụ và các trang thiết bị dựng lều trại
-
Tủ thuốc cấp cứu ban đầu
-
Nhân viên bảo vệ trực khi có khách và có nhân viên trực 24 giờ mỗi ngày.
IV. Thủ tục đăng ký kinh doanh dịch vụ lưu trú
Theo quy định, nếu muốn xin giấy phép kinh doanh dịch vụ lưu trú bạn cần phải làm cam kết thực hiện các điều kiện về an ninh, do đó sau đây là những giấy tờ bạn phải nộp:
-
Bản sao của Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh vẫn có hiệu lực
-
Bản kê khai lý lịch của người đứng đầu theo pháp luật của cơ sở hoặc bản khai nhận sự
-
Danh sách những người cần làm trong cơ sở kinh doanh
-
Biên bản kiểm tra của cơ quan Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy
-
Sơ đồ của cơ sở kinh doanh
V. Quản lý kinh doanh lưu trú hiệu quả với POS365
Hiện nay hầu như các phần mềm quản lý khách sạn đã không còn quá xa lạ đối với các cơ sở kinh doanh lưu trú. Một trong số đó nhất định phải kể đến phần mềm POS365. Sau đây sẽ là những ưu điểm mà nó mang lại cho cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú:
-
Phần mềm chuyên nghiệp này giúp đồng bộ hóa tất cả mọi hoạt động cũng như giúp cho việc quản lý được diễn ra trơn tru và liền mặc.
-
POS365 dựa trên nền tảng điện toán đám mây giúp có thể truy cập mọi lúc mọi nơi từ đó bạn vẫn có thể nắm bắt được tình hình hoạt động của cơ sở.
-
Giao diện đơn giản giúp nhân viên dễ dàng sử không mất quá nhiều thời gian để đào tạo.
-
Chấp nhận thanh toán dưới nhiều phương thức khác nhau.
-
Báo cáo toàn diện giúp hiển thị tài chính, hoạt động hàng ngày, số liệu phân tích,... của cơ sở lưu trú.
-
Không chỉ thế bạn còn dễ dàng quản lý thông tin khách hàng hạn chế tối đa các trường hợp nhầm lẫn.
Trên đây là những thông tin cơ bản về điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú, nếu bạn đang muốn đăng ký để trở thành một cơ sở kinh doanh thì hy vọng bài viết trên đây sẽ giúp bạn trong quá trình tìm hiểu.