Kinh doanh cửa hàng mẹ và bé đang là một hình thức kinh doanh khá phổ biến và có lợi nhuận cao. Đây được xem là ý tưởng kinh doanh rất thành công khi nhu cầu của thị trường rất lớn.
Tuy nhiên, khi mở cửa hàng mẹ và bé cũng phải có kế hoạch và chiến lược cụ thể thì mới có thể kinh doanh thành công được. Thông qua bài viết dưới đây, POS365 sẽ chia sẻ cho bạn những cách làm giàu nhanh nhất từ kinh doanh cửa hàng mẹ và bé.
I. Tiềm năng khi mở cửa hàng mẹ và bé
Kinh doanh cửa hàng mẹ và bé hiện đang là xu hướng kinh doanh vô cùng tiềm năng. Giúp mang đến những tiện ích, sản phẩm tốt nhất cho các mẹ cũng như các bậc phụ huynh. Bước vào thị trường kinh doanh mặt hàng mẹ và bé, bạn sẽ có nguồn hàng vô cùng lớn và chất lượng. Thị trường cung ứng đa dạng và tiềm năng, giúp bạn có nhiều lựa chọn kinh kinh doanh đồ sơ sinh hay các vận dụng cho mẹ.
Hiện nay, nhu cầu lựa chọn những sản phẩm chất lượng cho mẹ và bé đang được nhiều người quan tâm. Mức sống của con người tăng cao, đồng nghĩa với việc khách hàng đầu tư hơn cho những sản phẩm chất lượng, đặc biệt là ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và trẻ sơ sinh.
Kinh doanh cửa hàng mẹ và bé có tiềm năng cực lớn
Hầu hết các bậc phụ huynh luôn cố gắng mang đến những thứ tốt nhất cho con cái của mình. Và cửa hàng mẹ và bé ra đời sẽ giúp cung cấp những giải pháp tốt nhất cho các mẹ và bé.
Các cửa hàng mẹ và bé hiện nay chủ yếu là các thương hiệu rất lớn như Kidsplaza hay Bibomart… tuy nhiên giá thành tại đây khá cao, chưa phù hợp với đại đa số khách hàng. Vì vậy, đây cũng là cơ hội lớn cho các cửa hàng kinh doanh sản phẩm mẹ và bé mới ra nhập.
Bên cạnh đó, tại Việt Nam tỷ lệ trẻ sơ sinh cũng rất cao, quy mô đô thị cũng ngày càng được mở rộng. Dựa vào đó ta có thể thấy được tiềm năng kinh doanh trên thị trường nay vô cùng lớn.
II. Mở cửa hàng kinh doanh mẹ và bé cần những gì?
Bạn đang muốn mở cửa hàng kinh doanh mẹ và bé nhưng chưa có nhiều kiến thức để bắt đầu. Để giúp các bạn kinh doanh thành công với mô hình này, POS365 xin chia sẻ một vài kinh nghiệm dưới đây.
2.1. Lên kế hoạch xây dựng mô hình kinh doanh
Bất kể bạn muốn bán mặt hàng gì thì cũng nên lên kế hoạch xây dựng mô hình kinh doanh mẹ và bé cụ thể. Bạn có thể tham khảo qua những thông tin mà chúng tôi chia sẻ dưới đây:
a) Tìm hiểu thị trường
Tìm hiểu thị trường qua các yếu tố chủ yếu sau đây:
- Phân khúc thị trường sẽ xác định theo độ tuổi và hàng hóa phù hợp với từng nhóm khách hàng
- Phân tích thị trường đồ sơ sinh để đánh giá mức tăng trưởng của lĩnh vực này =>Từ đó lập kế hoạch tìm lối đi riêng (có thể là thị trường ngách) sao cho phù hợp nhất.
- Tìm hiểu về hành vi người tiêu dùng như khảo sát để tìm hiểu thói quen của người tiêu dùng => Lên kế hoạch phát triển kênh sao cho phù hợp
- Nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh => Lập kế hoạch để cạnh tranh với những đối thủ tiềm năng để đưa ra kế sách phát triển chủ động hơn trong kinh doanh.
b) Lựa chọn các kênh bán hàng
- Mô hình cửa hàng sơ sinh truyền thống
- Thiết kế website bán hàng
- Bán hàng qua các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Zalo, Tiktok, Instagram,...
- Bán hàng qua các sàn giao dịch thương mại điện tử
c) Xác định phương thức tiếp thị kinh doanh
- Tận dụng các mối quan hệ người thân, bạn bè,...
- Chạy quảng cáo: Các hình thức phổ biến hiện nay là Seo website, Facebook Ads và Google Ads.
- Học tập các cách tiếp thị của đối thủ
d) Tìm nguồn hàng đồ sơ sinh để nhập buôn với giá tốt nhất
2.2. Lựa chọn sản phẩm kinh doanh cho mẹ và bé
Việc lựa chọn sản phẩm để kinh doanh cũng là một bài toán ảnh hưởng lớn tới sự thành công của việc kinh doanh. Cửa hàng mẹ và bé kinh doanh 2 mặt hàng khác biệt nhau, một là mặt hàng dành cho mẹ, có thể là trước và sau sinh, hai là sản phẩm dành cho bé theo tưởng giai đoạn sau sinh.
Để tiết kiệm thời gian tìm kiếm cho khách hàng, các chủ kinh doanh phải tách riêng những sản phẩm thuộc 2 danh mục hàng hóa này ra. Việc quản lý tất cả các sản phẩm tốt nhất thì nên sử dụng các phần mềm quản lý bán hàng hỗ trợ. Sau đây sẽ là những gợi ý về các mặt hàng khi kinh doanh cửa hàng mẹ và bé nhé!
Những sản phẩm kinh doanh tại cửa hàng mẹ và bé
2.1. Sản phẩm dành cho mẹ
Những sản phẩm dành cho mẹ phổ biến nhất như:
-
Các dung dịch vệ sinh, áo lót, gen bụng, quần áo trước sinh và sau sinh, băng vệ sinh, túi chườm bụng, kem dưỡng da sau sinh, túi đựng sữa, lót thấm sữa, các loại máy hút sữa, bình giữ nhiệt…
-
Các sản phẩm uống bổ sung như: sữa bầu, canxi, các loại vitamin, các loại thuốc lợi sữa, sắt...
- Các vật dụng hỗ trợ như lót thấm sữa, túi đựng sữa, đai lưng,...
- Các sản phẩm uống bổ sung như: sữa bầu, canxi, các loại vitamin, các loại thuốc lợi sữa, sắt…
- Thời trang cho mẹ bầu
Đây là những sản phẩm cơ bản nhất cho mẹ, việc bổ sung những sản phẩm đa dạng sẽ giúp bạn gia tăng doanh số bán hàng nhanh chóng.
2.2. Sản phẩm dành cho bé
-
Các loại bỉm, tã lót cho bé, các loại khăn lau, khăn mặt, khăn tắm, các loại quần áo cho bé từ nhiều giai đoạn như trẻ sơ sinh, trẻ 1 tuổi, 2 tuổi…
-
Các loại đồ ăn cho trẻ như: các loại đồ ăn dặm, các loại sữa cho bé, các loại thực phẩm chức năng bổ sung dinh dưỡng cho bé…
-
Các mặt hàng gia dụng cho bé như: các loại xe đẩy, đồ chơi, các loại chậu tắm, máy sưởi hay các vận dụng cho bé tập đi, tập học, máy vắt sữa, máy hâm sữa, khăn mặt, khăn tắm,...
- Các mặt hàng chăm sóc cơ thể: Sữa tắm, phấn rôm, tăm bông, dung dịch giặt xả, kem dưỡng, dầu gội
- Các sản phẩm đồ chơi thông minh, dụng cụ học tập
- Thời trang cho trẻ sơ sinh
III. Kinh doanh cửa hàng mẹ và bé cần bao nhiêu vốn
Với những người mới gia nhập thị trường kinh doanh đồ bỉm sữa thì sẽ rất quan tâm tới vấn đề vốn kinh doanh là bao nhiêu. Hãy cùng tìm hiểu về các chi phí mà bạn cần phải bỏ ra khi kinh doanh cửa hàng bán đồ mẹ và bé nhé!
Vốn kinh doanh cửa hàng mẹ và bé
3.1. Tiền thuê mặt bằng
Để thu hút được đông đảo khách hàng thì địa chỉ đặt cửa hàng cũng nên là nơi dễ tìm, dễ nhìn và có đông người qua lại. Mặt bằng không quá to vì vốn kinh doanh của bạn ít, tuy nhiên một không gian để kinh doanh hợp lý phải trên 50m2. Đó là không gian tối thiểu để bạn trưng bày hàng hóa cũng như có không gian đi lại cho khách. Với chi phí mặt bằng sẽ dao động từ 8 - 30 triệu tùy từng địa điểm cũng như diện tích.
Tiền thuê mặt bằng là số tiền cố định mà bạn cần phải bỏ ra, có những người có thể tận dụng nhà của mình nên có địa điểm lý tưởng. Tuy nhiên, mặt bằng ảnh hưởng rất nhiều tới hiệu quả kinh doanh của bạn. Vì vậy hãy lựa chọn mặt bằng tốt nhất có thể để kinh doanh nha.
3.2. Chi phí nhập hàng
Với tâm lý của khách hàng hiện nay, họ muốn mua tại 1 cửa hàng mà có đầy đủ những thứ cần mua. Vì vậy hãy cung cấp đa dạng những mặt hàng theo nhu cầu của mẹ và bé. Việc lấy hàng sỉ mẹ và bé ở đâu? cùng là điều mà nhiều chủ kinh doanh quan tâm. Nguồn hàng phải đảm bảo chất lượng, giá chiết khấu tốt, chất lượng dịch vụ cao, thuộc thương hiệu được nhiều khách hàng lựa chọn.
Khi kinh doanh cửa hàng mẹ và bé, bạn có thể kinh doanh cùng một sản phẩm nhưng nhiều thương hiệu khác nhau. Vì vậy hãy cân đối số lượng hàng nhập về theo thị hiếu của người dùng. Vẫn đa dạng thương hiệu cho khách hàng lựa chọn nhưng điều chỉnh số lượng sản phẩm từng thương hiệu sao cho hợp lý.
Chi phí nhập hàng kinh doanh
Thông thường chi phí để nhập hàng hóa ban đầu sẽ khoảng từ 50 - 150 triệu, tùy thuộc vào số lượng hàng cũng như quy mô của cửa hàng. Bạn có thể lựa chọn nhập hàng từ các nhà sỉ lớn, các siêu thị hay đơn vị bán sỉ uy tín hoặc bạn có thể lấy từng sản phẩm trực tiếp từ thương hiệu đó.
3.3. Chi phí thiết kế cửa hàng
Thiết kế cửa hàng mẹ và bé sẽ bao gồm các chi phí như chi phí mua giá, kệ trưng bày, quầy thanh toán, camera giám sát, máy tính thanh toán, máy tinh, máy thanh toán, phần mềm quản lý bán hàng.
Việc sử dụng phần mềm quản lý bán hàng trong việc kinh doanh cửa hàng mẹ và là rất cần thiết. Các shop bán đồ sơ sinh hiện nay hầu hết đều trang bị phần mềm quản lý bán hàng nhằm thanh toán nhanh chóng, kiểm soát tốt đơn hàng, theo sát hoạt động kinh doanh, đặc biệt phần mềm quản lý bán hàng thông minh trên thị trường hiện nay như POS365 thì mức chi phí rất rẻ. Vì vậy các chủ shop kinh doanh sẵn sàng đầu tư cho cửa hàng của mình.
Chi phí thiết kế cửa hàng mẹ và bé
Chi phí để thiết kế cửa hàng mẹ và bé thường xe dao động từ 10 - 20 triệu, tùy quy mô và chất lượng đầu tư.
3.4. Chi phí thuê nhân viên
Việc mở shop mẹ và bé không cần quá nhiều nhân viên, chủ kinh doanh có thể tự mình bán và quản lý cửa hàng. Tuy nhiên, khi quy mô kinh doanh lớn hàng và số lượng hàng hóa bán ra nhiều thì chi phí thuê nhân viên sẽ từ 10 - 20 triệu cho một cửa hàng.
IV. Bí quyết kinh doanh cửa hàng mẹ và bé thành công
Với kinh nghiệm hợp tác với nhiều cửa hàng kinh doanh trong ngành F&B đặc biệt là chủ kinh doanh thành công với thị trường mẹ và bé. Hãy cùng POS365 tìm hiểu kế hoạch kinh doanh mẹ và bé hiệu quả nhé!
4.1. Nghiên cứu thị trường
Nghiên cứu thị trường luôn là bước đầu tiên trong việc phát triển kinh doanh. Đối với kinh doanh cửa hàng mẹ và bé thì việc hiểu rõ thị yếu tiêu dùng là điều vô cùng quan trọng. Bạn phải tìm hiểu về các xu hướng của thị trường, nhu cầu thực tế của khách hàng.
Ngoài việc phân loại khách hàng dựa vào khả năng chi tiêu thì trong thị trường kinh doanh cửa hàng mẹ và bé phân loại khách hàng rõ nét thông qua độ tuổi. Ngoài việc nghiên cứu thị trường thì nghiên cứu đối thủ cùng là bước quan trọng giúp bạn phát triển kế hoạch kinh doanh của mình.
Nghiên cứu thị trường là bước đầu tiên để kinh doanh thành công
Thông qua việc hiểu đối thủ, bạn sẽ biết được đối thủ đang kinh doanh mạnh sản phẩm gì, điểm yếu của họ là gì. Từ đó có thể đưa ra những điều chỉnh để tạo ra điểm cạnh tranh lợi thế cho mình trên thị trường.
Tham khảo thêm: Nghiên cứu thị trường là gì?
4.2. Xác định loại sản phẩm kinh doanh
Sau khi tìm hiểu thị trường, nắm rõ các thông tin cũng như xu hướng thị trường. Bước tiếp theo mà bạn cần làm là xác định sản phẩm sẽ kinh doanh. Với lĩnh vực kinh doanh mẹ và bé thì các sản phẩm vô cùng đa dạng, trải rộng trên tất cả các phân khúc khác nhau.
Đồ mẹ và bé có thể bao gồm quần áo cho mẹ, quần áo cho bé, các loại sản phẩm hỗ trợ, thực phẩm, sữa, các loại sản phẩm chức năng…
Xác định loại sản phẩm kinh doanh cho phù hợp
Nếu bạn mới kinh doanh, chưa có nhiều vốn cũng như chưa có nhiều kinh nghiệm bán đồ sơ sinh hay đồ cho mẹ thì bạn nên chọn lọc những sản phẩm có độ an toàn cao, những sản phẩm có nhu cầu mua nhiều và phù hợp với đại đa số đối tượng khách hàng.
Bạn cũng có thể mở cho mình một thương hiệu kinh doanh sản phẩm mẹ và bé của riêng mình hoặc lựa chọn kinh doanh theo mô hình nhượng quyền shop mẹ và bé. Với mỗi mô hình kinh doanh khác nhau sẽ có những yêu điểm và nhược điểm riêng. Tùy thuộc vào nhu cầu cũng như số vốn ban đầu của chủ kinh doanh để lựa chọn sao cho hợp lý nhất.
Bạn có thể tìm hiểu thêm về: Nhượng quyền thương hiệu
4.3. Lựa chọn nguồn cung cấp chất lượng
Việc lựa chọn nguồn hàng hay nhà cung cấp là yếu tố quyết định chất lượng sản phẩm của bạn. Với thị trường mẹ và bé, khách hàng quan tâm nhiều tới chất lượng hơn là giá thành. Các bậc phụ huynh luôn muốn tìm những sản phẩm tốt nhất cho con cái của họ. Vì vậy, xu hướng khách hàng sẽ lựa chọn những sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, có chất lượng tối và thuộc những thương hiệu nổi tiếng.
Lựa chọn nguồn cung cấp chất lượng
Khi mới kinh doanh, bạn không nên ôm quá nhiều hàng, hãy ưu tiên lựa chọn những sản phẩm thuộc các thương hiệu đang được thị trường tiêu thụ nhiều nhất. Không nên nhập hàng với số lượng lớn mà tập trung vào đa dạng loại sản phẩm để khách hàng có nhiều sự lựa chọn.
Nên lựa chọn và sàng lọc khách hàng, đại lý cung cấp. So sánh về chất lượng cũng như giá thành của nhiều nhà cung cấp khác nhau để lựa chọn nhà cung cấp phù hợp nhất.
Hiện nay thị trường cung ứng sản phẩm mẹ và bé cũng rất đa dạng. Bạn có thêm lựa chọn nhiều nguồn hàng sỉ mẹ và bé ở nhiều nơi như:
-
Nguồn hàng nội địa: Ở các chợ đầu mối hay các nhà sản xuất tại Việt Nam cũng là nguồn lựa chọn hàng hóa tiềm năng. Trong nước hiện nay cũng có rất nhiều thương hiệu sản xuất mặt hàng mẹ và bé nổi tiếng, bạn có thể nhập từ nhiều thương hiệu khác nhau hoặc thông qua đại lý trung gian.
-
Nguồn hàng ngoại nhập: Mặt hàng từ Trung Quốc, Nhật, Hàn hiện nay cũng khá đa dạng, có nhiều mức giá khác nhau. Việc nhập hàng từ nước ngoài về Việt Nam hiện nay cũng đơn giản và nhanh chóng hơn rất nhiều.
4.4. Lựa chọn địa điểm mở cửa hàng
Địa điểm mở cửa hàng ảnh hưởng rất nhiều tới lượng khách hàng và tập khách hàng tới quán. Với việc kinh doanh mặt hàng mẹ và bé thì bạn nên lựa chọn những khu vực đông dân cư, lượng người qua lại đông, có nhiều hộ gia đình đặc biệt là có bé nhỏ.
Nên tránh những khu vực nhiều người giá sinh sống, khu vực tập trung nhiều học sinh, sinh viên. Những khu vực này toàn những người không có nhu cầu về sản phẩm của bạn vừa có giá thành thuê mặt bằng khá cao.
Lựa chọn địa điểm mở cửa hàng thuận tiện
Bạn có thể lựa chọn mở cửa hàng tại các trung tâm thương mại, các chợ lớn. Nên lựa chọn không gian quán rộng, thoáng, có đủ ánh sáng cũng như được trang trí bắt mắt.
4.5. Xây dựng thương hiệu riêng cho cửa hàng
Muốn kinh doanh bền vững thì việc xây dựng thương hiệu là điều mà chủ kinh doanh nên đầu tư phát triển ngay từ đầu. Để xây dựng thương hiệu riêng cho cửa hàng của mình thì bạn có thể áp dụng rất nhiều cách khác nhau như làm các chương trình Marketing, xây dựng bộ nhận diện thương hiệu cá nhân.
Việc đầu tư vào chạy quảng cáo, thiết kế ấn phẩm thu hút, tạo thông điệp truyền thông ấn tượng cũng là những cách giúp xây dựng hình ảnh thương hiệu trong lòng khách hàng.
Xây dựng thương hiệu riêng cho cửa hàng
Thiết kế không gian cửa hàng đồng nhất và bắt mắt cũng là cách thu hút nhiều khách hàng. Cửa hàng mẹ và bé nên được thiết kế đồng nhất, thoáng đãng và bố trí bố cục hợp lý. Khách hàng tại thị trường này sẽ có xu hướng mua lại sản phẩm thuộc cửa hàng quen rất cao, vì thế nên xây dựng mối quan hệ tốt với những khách hàng cũ.
4.6. Lên kế hoạch truyền thông hiệu quả
Kinh doanh mặt hàng mẹ và bé hiện nay không bó hẹp ở kinh doanh tại cửa hàng mà có thể là kinh doanh bán đồ sơ sinh online. Việc truyền thông và bán hàng trên các kênh online cũng đóng vai trò rất quan trọng.
Bên cạnh đó, bạn có thể áp dụng những chương trình quà tặng, giảm giá cho khách hàng. Làm thẻ thành viên hay thẻ tích điểm để khách hàng quay lại lần sau. Một trong những cách thức kinh doanh sản phẩm mẹ và bé hiệu quả hiện nay đa dạng kênh bán hàng, bán hàng cả online và offline, có thể tận dụng bán hàng trên Facebook, trên các trang mạng xã hội, Website bán hàng.
Lên kế hoạch truyền thông hiệu quả
Tìm hiểu thêm về: Cách triển khai Website bán hàng hiệu quả
4.7. Sử dụng phần mềm quản lý bán hàng
Số lượng hàng hóa, danh mục hàng hóa khi kinh doanh cửa hàng mẹ và bé rất nhiều, bạn không thể kiểm soát được lượng hàng hóa, thông tin đơn hàng, hàng trong kho… bằng những phương pháp quản lý thông thường.
Việc sử dụng phần mềm quản lý bán hàng như phần mềm POS365 sẽ hỗ trợ bạn rất nhiều trong quá trình kinh doanh. Không những giúp quản lý đơn hàng, giảm tối đa thời gian thanh toán, thời gian chờ cho khách, nó còn giúp chủ kinh doanh quản lý nhân viên, quản lý báo cáo, theo sát tiến trình kinh doanh mọi lúc mọi nơi.
Tổng kết:
Trên đây là những thông tin cũng như kinh nghiệm hết sức bổ ích về kinh doanh cửa hàng mẹ và bé. Mong rằng với những thông tin trên, bạn đọc sẽ có cho mình những cái nhìn tổng quan về thị trường kinh doanh này cũng như bổ sung thêm cho mình những bí quyết kinh doanh thành công. Chúc bạn may mắn!