Insight hay Customer Insight đang là ưu tiên hàng đầu trong một chiến dịch Marketing. Nếu như doanh nghiệp khai thác Insight tốt sẽ đảm bảo được sự tăng trưởng và phát triển của mình. Thế nên việc xây dựng Data khách hàng ngày càng được chú trọng trong các doanh nghiệp hiện nay.
Vậy Insight là gì? Làm thế nào để xây dựng Insight khách hàng? Hãy cùng POS365 tìm hiểu ngay trong nội dung dưới đây.
I. Tìm hiểu Insight là gì?
Insight trong marketing có nghĩa là "sự thật ngầm hiểu". Thế nên các Marketer đã sử dụng khái niệm này nhằm mục đích phân tích đối tượng khách hàng của họ. Từ đó khái niệm Customer Insight ra đời.
Insight trong marketing có nghĩa là "sự thật ngầm hiểu"
Customer Insight (Insight khách hàng) là tổng hợp các sự thật ngầm hiểu có khả năng tác động, ảnh hưởng tới quyết định mua sản phẩm của khách hàng. Những sự thật này của khách hàng này không dễ gì thể hiện ra bên ngoài. Bằng việc phân tích Customer Insight sẽ giúp doanh nghiệp tìm được mong muốn nhu cầu của khách hàng và xây dựng được chiến lược kinh doanh phù hợp.
Sự thật có rất nhiều khách hàng đều có Insight của riêng họ nhưng lại không thể tự mình nhận ra. Cho nên, doanh nghiệp cần bỏ nhiều thời gian nghiên cứu và trở thành một người ân cần nhắc nhở khách hàng của mình về Insight bên trong họ.
II. Những đặc trưng của Customer Insight
Customer Insight có những nét đặc trưng riêng. Vì thế các doanh nghiệp hay chủ cửa hàng có thể tận dụng để phát triển sản phẩm và dịch vụ của mình tốt hơn.
2.1. Không phải là sự thật hiển nhiên
Sự thật hiển nhiên có thể kể đến như Mặt trời mọc đằng Đông, Insight thì không phải vậy, chỉ là một sự thật ngầm hiểu. Thế nên nếu như bạn muốn phát triển sản phẩm nào đó, bạn cần theo dõi, tìm câu trả lời cho những lý do và động lực nào đằng sau mỗi hành vi của người người tiêu dùng.
2.2. Insight không chỉ đến từ dữ liệu
Data khách hàng được coi là của Marketer khi nó chứa toàn bộ dữ liệu của khách hàng. Thế nhưng để tìm được Insight chất lượng, thì người làm Marketing cần phải khai thác, tìm kiếm để biến Insight trở thành hành động.
2.3. Hành động thực tế có thể dựa vào Insight
Để có thể biến khách hàng hành động, thì doanh nghiệp cùng đội ngũ Marketing phải có một Insight hay. Lúc này khách hành sẽ tương tác với chiến dịch và kèm theo đó là sự gia tăng chuyển đổi cho doanh nghiệp.
2.4. Insight có thể khiến hành vi khách hàng thay đổi
Insight hiểu nôm na là những mong muốn ở chính bên trong mỗi người. Thế nên khi doanh nghiệp có tác động đúng chỗ sẽ khiến khách hàng thực hiện hành vi mua sản phẩm của họ.
III. Sự khác biệt của Insight và Market Research
Market Research là công việc thu thập thông tin khách hàng và thị trường. Kết quả của việc này là các thông tin về nhu cầu, quy mô, đối thủ cạnh tranh, và đối tượng khách hàng trong thị trường ấy.
Hai khái niệm có vẻ tương đồng nhưng ý nghĩa hoàn toàn khác nhau
Trong khi đó Insight cũng có những hoạt động tương tự, nhưng lại có tính chất gợi ý để thúc đẩy hoạt động tăng trưởng cho doanh nghiệp. Bên cạnh việc phân tích, Insight còn đưa ra cho doanh nghiệp những chiến lược cụ thể từ những Data đã được thu thập.
Như vậy có thể kết luận, Market Research phân tích thị trường và đối tượng khách hàng của doanh nghiệp. Trong khi đó Insight giải thích hành vi của khách hàng trên thị trường. Việc này giúp doanh nghiệp cải thiện chất lượng dịch vụ/ sản phẩm tạo sự gắn bó lâu dài với khách hàng.
IV. Những lợi ích của Insight trong Marketing là gì?
Khi áp dụng Insight khách hàng vào Marketing sẽ giúp doanh nghiệp gia tăng sức mạnh trước các đối thủ cạnh tranh. Việc để khách hàng tự do đánh giá sản phẩm của mình sẽ giúp họ có thể tìm hiểu mong muốn và có những chỉnh sửa phù hợp để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
4.1. Giúp doanh nghiệp cải thiện trải nghiệm của khách hàng
Mỗi người một tính cách thế nên khi sử dụng sản phẩm thì khách hàng sẽ có những trải nghiệm khác nhau. Thế nên doanh nghiệp có thể tận dụng Insight để tìm hiểu điều này để phát triển, khắc phục qua từng giai đoạn.
Doanh nghiệp nên tận dụng Insight để phát triển trải nghiệm khách hàng
4.2. Giúp triển khai Marketing tới đối tượng khách hàng mục tiêu
Hiện nay, nhóm đối tượng khách hàng thị trường ngách đang được nhiều doanh nghiệp tiếp cận. Có lẽ bởi phương pháp này đem lại hiệu quả kinh doanh tốt mà ít có sự cạnh tranh hơn. Để có thể hướng đến thị trường ngạch thì yêu cầu.
Điều này giúp công việc kinh doanh của doanh nghiệp phát triển tốt hơn
V. Cách thức xây dựng Insight khách hàng
Để có thể xây dựng Insight khách hàng, bạn có thể thực hiện theo các quy trình sau:
5.1 Thu thập Data
Data chính là phần dữ liệu sẽ phát sinh ra Insight khách hàng. Các nguồn Data trong Digital Marketing đến từ:
-
Website: sessions, time on site, bounce rate….
-
Ứng dụng mobile: screen views, time on screen, thông tin người download….
-
Mạng xã hội: followers, like, share, comments…..
-
Quảng cáo tìm kiếm / hiển thị: impression, clicks, conversion, CTR, CR……
-
Email: open rate, click rate, CTR, abuse / spam rate, danh sách email not open…..
-
SMS: số SMS gửi, tỷ lệ mở, danh sách số điện thoại không gửi được….
-
Khảo sát trực tuyến
Thu thập Data từ nhiều nguồn khác nhau
Insight cũng có thể đến từ các nguồn data khác như:
-
Bán hàng: thông tin từ CRM, file theo dõi đơn hàng, hợp đồng….
-
Chăm sóc khách hàng: thông tin từ call center, tổng đài, web chat
-
POS: thông tin từ hệ thống tại các địa điểm bán hàng
-
Đánh giá, nhận định từ khách hàng
-
Nghiên cứu thị trường
5.2. Phân tích data để tạo ra Insight
Khi đã tạo dựng được Data, bạn hãy tiến hành phân tích những Data này và tìm ra mục tiêu của khách hàng mong muốn với sản phẩm. Bên cạnh đó cũng là mục tiêu của doanh nghiệp cần hướng tới.
Mức độ hài lòng là nguồn doanh thu gián tiếp của doanh nghiệp. Thế nhưng, không phải mọi insight khách hàng đều mang lại lợi nhuận ngay lập tức. Vì vậy doanh nghiệp cần cải thiện cho người dùng. Kết quả là sẽ giữ chân họ và hơn thế là những lượt người sử dụng mới từ những lời giới thiệu.
5.3. Hành động dựa trên Insight khách hàng
Sau khi đã nắm bắt được Insight khách hàng sau quá trình phân tích. Lúc này bạn hãy hành động để đạt được mục tiêu kinh doanh đã đề ra. Hãy đưa ra diễn giải các Insight và đảm bảo rằng các giải pháp đúng đắn và phù hợp khi đưa ra thực tiễn.
Hãy bắt đầu một chiến lược hoàn hảo để tiếp cận khách hàng
VI. Cách tìm Insight khách hàng
Khách hàng là mỗi cá thể khác nhau, họ có nhu cầu, trải nghiệm và khẩu vị của họ luôn thay đổi. Thế nên, mỗi doanh nghiệp đều cần phải nghiên cứu, phân tích insight khách hàng. Bởi có như vậy thì thương hiệu của doanh nghiệp mới uy tín và ngày càng được nhiều lựa chọn.
6.1. Phỏng vấn
Hầu hết trong mỗi chúng ta đều không biết bản thân mình thực sự muốn gì. Thế nên doanh nghiệp muốn tìm hiểu Insight khách hàng thì phải có những cuộc phỏng vấn trực tiếp khách quan nhất có thể.
Phỏng vấn là cách trực tiếp tìm ra Insight khách hàng
Mục đích của việc này đó là để tìm hiểu và nghiên cứu xem điều gì quan trọng đối với khách hàng. Từ đó, doanh nghiệp sẽ xây dựng được chân dung khách hàng cụ thể. Sau đó giúp họ tìm thấy những mong muốn ẩn sâu trong thâm tâm họ.
6.2. Quan sát khách hàng ở môi trường của họ
Đây là cách tiếp cận khách hàng thông minh. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp có thể trực tiếp quan sát khách hàng của họ đang sử dụng sản phẩm gì, mức độ hài lòng của họ khi trải nghiệm như nào. Cuối cùng đưa ra đánh giá tổng quan và cải thiện chất lượng sản phẩm hơn.
6.3. Quan sát khách hàng mua sản phẩm của bạn
Có hàng loạt các câu hỏi được đặt ra khi khách hàng khi mua sản phẩm của bạn. Ví dụ như họ chỉ đơn giản là mua, hay họ sẽ hỏi người bán hàng? họ muốn tìm kiếm thông tin sản phẩm hay so sánh giá cả? Hãy tập trung vào khách hàng lúc họ quyết định mua sản phẩm để hiểu được tư duy của họ.
Theo dõi hành vi khách hàng để biết nhu cầu của họ
Nếu như bạn kinh doanh bán hàng online, thì việc theo dõi hành vi khách hàng khá đơn giản. Hiện nay có rất nhiều công cụ hỗ trợ việc biết chính xác người dùng sẽ click vào đâu, thời gian họ trên trang, và nội dung nào thu hút họ nhất. Bạn có thể sử dụng Google Analytics để thực hiện việc này.
6.4. Tham dự sự kiện hoặc hội chợ
Hội chợ là nơi có rất nhiều gian hàng được bày bán và là địa điểm thích hợp để bạn tiếp cận rất nhiều người dùng. Nhưng nhiệm vụ chính của bạn đó chính là đánh giá việc kinh doanh của các gian hàng. Lúc này bạn cần có cái nhìn về cách khách hàng tương tác với các sản phẩm ở đây và xem gian hàng đó làm tốt, còn thiếu và cần gì để cải thiện hơn.
Tham dự sự kiện hoặc hội chợ giúp bạn tìm được giải pháp với khách hàng của mình
6.5. Đánh giá đối thủ cạnh tranh
Bất kỳ mô hình kinh doanh nào đều có đối thủ. Vì thế, khi bạn nghiên cứu khách hàng của họ sẽ có cái nhìn hoàn toàn mới với khách hàng mục tiêu của mình. Kết quả đó là bạn hoàn toàn tìm ra ưu và nhược điểm của mình. Từ đó tạo ra sự khác biệt trên thị trường.
Đánh giá đối thủ cạnh tranh để mình có được những chiến lược kinh doanh đặc biệt thu hút khách hàng
VII. Tổng kết
Insight chính là mục tiêu hàng đầu cần được tìm kiếm trong mỗi chiến dịch Marketing của doanh nghiệp. Việc hiểu được Insight của khách hàng sẽ giúp hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thuận tiện hơn. Hy vọng thông tin Insight là gì? bên trên đã giúp các bạn hiểu thêm về vấn đề này. Chúc các bạn một ngày vui vẻ!